“Tuyên bố Đồng Tâm 10-1-2020”: Trò hề của đám zân chủ

tháng 1 19, 2020 |


Cách đây ít ngày, trên mạng Internet xuất hiện cái gọi là “Tuyên bố Đồng Tâm 10-1-2020” do một số người tự xưng là trí thức, văn nghệ sỹ, tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước soạn thảo, ký tên. Tính đến ngày hôm nay 19/01/2020, theo cập nhật của trang “Basamnguyenhuuvinh đã có 28 tổ chức và 855 cá nhân ký tên ủng bố “bản tuyên bố” này.

Lướt qua nội dung của “bản tuyên bố” và những cá nhân, tổ chức ký tên ủng hộ “bản tuyên bố” thực sự tôi thấy chẳng có gì mới mẻ vẫn là một kịch bản cũ, với những giọng điệu cũ rích của những người mang danh, đội lốt nhân sĩ, trí thức.

Trước hết, nói về cái gọi là “Tuyên bố Đồng Tâm 10-1-2020”. Có thể thấy, nội dung của cái gọi là “tuyên bố” này có lẽ không cần đọc nhiều người cũng đã hình dung. Những người soạn thảo ra cái “tuyên bố” này đã đưa ra những luận điệu kiểu như “nhân dân Đồng Tâm bị các lực lượng lên đến hàng ngàn người bao vây, xông vào làng, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui”; “toàn bộ gia đình cụ Kình đã bị bắt đưa đi đâu không rõ”; “nhà cầm quyền đã sử dụng một lực lượng vũ trang đông đảo hàng ngàn người trong đêm tối nổ súng, bắt bớ”; “yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang, dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm”; “lập tức điều tra một cách khách quan, trung thực về sự thật xung quanh vụ đổ máu ngày 9/01 ở Đồng Tâm”…

Về những cá nhân, tổ chức đã ký tên ủng hộ. Lướt qua chúng ta sẽ thấy bắt gặp những cái tên quen thuộc như: “Diễn đàn xã hội dân sự”, “CLB Lê Hiếu Đằng”, “Văn đoàn độc lập”, “Hội giáo chức Chu Văn An”, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Khắc Mai, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thành…

Đúng là các cụ nói chẳng sai, đã ngu lại cứ tỏ ra nguy hiểm. Đọc những lời được gọi là “tuyên bố” này tôi thử hỏi những kẻ viết ra những lời tuyên bố đó chẳng biết có đang bị mù, câm hay điếc.

Về cái gọi là 59ha đất đồng Sênh, xã Đồng Tâm mà ông Lê Đình Kình và số đối tượng trong “Tổ đồng thuận” cho rằng là đất của dân và khiếu kiện kéo dài nhiều năm qua, Thanh tra thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã kết luận là không có một diện tích đất nào như vậy. Riêng trong năm 2019, Thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã 3 lần tổ chức công bố công khai kết luận thanh tra và kết luận kiểm tra rà soát, khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất Quốc phòng. Độc giả có thể tìm hiểu nguồn gốc đất Đồng Sênh thông qua các bài viết được đăng tải công khai trên nhiều kênh báo chí, báo điện tử.

Gần đây nhất, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chiều 25/11/2019, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã chủ trì hội nghị đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Cùng dự có Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đỗ Văn Đương, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; lãnh đạo các cơ quan của thành phố, huyện Mỹ Đức, huyện Chương Mỹ; đại diện lãnh đạo, nhân dân xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) và 3 xã Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ).

Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Thanh đã nêu rõ: “Sau khi Thanh tra thành phố Hà Nội ban hành Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 với nội dung chính khẳng định: Toàn bộ 238ha đất thuộc địa bàn 3 xã Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi, giao cho quân đội từ năm 1980 để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; Một số người dân không đồng tình Kết luận và khiếu nại với Thanh tra Chính phủ”.

Đến ngày 25/4/2019, sau quá trình xem xét rà soát, kiểm tra nghiêm túc, khách quan tính chính xác, hợp pháp của kết luận 2346/KL-TTTP-P5; Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo số 611/TB-TTCP khẳng định: “Việc tiến hành thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra; các nội dung của Kết luận thanh tra phù hợp với quy định pháp luật, bảo đảm tính chính xác. Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội thực hiện Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 của Thanh tra thành phố Hà Nội”.

Thứ hai, về việc lực lượng Công an tiến vào làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020 có hợp pháp hay không, điều này đã được đại diện lãnh đạo Bộ Công an công khai trước báo chí. Theo đó, từ ngày 31/12, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng tường rào quanh khu vực sân bay Miếu Môn, nằm trên ba xã thuộc hai huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ. Việc xây dựng được bắt đầu từ khu vực đất Chương Mỹ và ngay từ đầu đã bị những người cực đoan ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chống đối. Họ tự lột quần áo giữa đường để gây rối; dựng lều bạt, cử người cảnh giới trước cửa khu huấn luyện Miếu Môn, phát loa tuyên bố "Đồng Sênh là đất Đồng Tâm"; phân công các phần tử quá khích mang dao đến nhà Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm đe doạ, hung hăng tuyên bố sẽ cho nổ nhà Chủ tịch xã, doạ chém cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã...

Đến sáng 9/1/2020, khi Bộ Quốc phòng tổ chức thi công tường rào tại khu vực xã Đồng Tâm trên phần đất mà các đối tượng luôn tự cho rằng là đất của dân; bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an Thành phố đã nắm được toàn bộ âm mưu, ý đồ phá hoại, gây rối của ông Lê Đình Kình và “Tổ đồng thuận”. Trước diễn biến ngày càng xấu về ANTT tại xã Đồng Tâm, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn và nhân dân; bảo đảm việc thi công tường rào đúng tiến độ đề ra; Công an Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng của Bộ Công an triển khai các chốt bảo vệ tại xã Đồng Tâm.

Đặc biệt, để hiểu rõ hơn việc vì sao lực lượng Công an phải triển khai lúc 4h sáng, vì sao lực lượng Công an phải nổ súng thì những người này nên nghe lời khai từ chính những người mà họ đang lên tiếng ủng hộ như Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Nối… Chắc họ chưa quên đối tượng Nguyễn Văn Tuyển đã khai nhận rằng: “Cụ Kình (tức Lê Đình Kình) bảo cứ cho 3 thằng chết là chúng nó phải chạy hết”; và “ông Công (tức Lê Đình Công- con của Lê Đình Kình) bảo không cần phải bàn nhiều, đứa nào cứ xông vào là chiến…”.

Còn Lê Đình Công (con trai Lê Đình Kình) thì khai gì: “Tháng 1/2019 tôi có đưa cho Nguyễn Quốc Tiến 33 triệu để mua lựu đạn, xăng được Mai Thị Thuần mua về. Tôi và Nối (Bùi Thị Nối) và Đục (Bùi Thị Đục) là những người trực tiếp làm bom xăng. Tôi đóng xăng vào chai bia tổng cộng được hơn 4 két. Tôi là người chỉ đạo mọi người chuẩn bị vũ khí chống lại lực lượng chức năng khi có diễn biến xảy ra” và “Lúc đầu chúng tôi ném đá, sau rồi ném bom xăng. Các lực lượng chức năng đã kêu gọi chúng tôi đầu hàng nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục ném đá và ném bom xăng vào các lực lượng chức năng. Sự việc xảy ra tối hôm mùng 8 vừa rồi, chúng tôi thấy hành vi của chúng tôi là hoàn toàn sai trái”.

Những kẻ được gọi là “nạn nhân” thì đã cúi đầu nhận tội. Ấy thế mà đám nhân danh trí thức, nhân sĩ kia lại làm cái trò tự vả vào mặt mình. Một lần nữa, có thể khẳng định cái gọi là “Tuyên bố Đồng Tâm 10-1-2020” kia thực chất chỉ là những lời lẽ xuyên tạc, kích động làm sai lệch bản chất vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại Đồng Tâm ngày 09/01/2020; những kẻ soạn ra tuyên bố này, ghi danh ủng hộ tuyên bố này thực chất chỉ nhằm mục đích chống phá Nhà nước, ủng hộ kích động những hành vi vi phạm pháp luật của những phần tử chống đối, phá hoại núp bóng “dân Đồng Tâm”. Hay nói cách khác cái gọi là “tuyên bố” này chỉ là trò hề của những kẻ mang danh nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động zân chủ, nhân quyền dựng lên.

Việt Nguyễn

Read more…

“Nghề” zân chủ: Cái nghề dễ kiếm tiền nhất ở Việt Nam

tháng 1 18, 2020 |


Câu chuyện Nguyễn Thuý Hạnh và đám zân chủ kền kền kêu gào ầm ĩ hai ngày nay sau khi tài khoản mang tên Nguyễn Thuý Hạnh bị phong toả càng khiến người ta thấy rằng có lẽ lúc này ở Việt Nam chẳng nghề nào kiếm tiền nhanh và dễ như cái “nghề” zân chủ.

Cách đây ít ngày, lợi dụng cái chết của ông Lê Đình Kình (kẻ chủ mưu, cầm đầu vụ giết người, chống người thi hành công vụ đặc biệt xảy ra tại xã Đồng Tâm hôm 9/01 làm 3 cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh), Nguyễn Thuý Hạnh đã đăng tải lên FB cá nhân số tài khoản của mình với lời nhắn: “Đồng bào trong và ngoài nước không thể đến viếng tại Đồng Tâm, xin gửi viếng Cụ và chia sẻ với gia đình Cụ, qua tài khoản số tài khoản: Nguyễn Thuý Hạnh - Vietcombank, 0611 00 1987 139, Chi nhánh Ba Đình- Hà Nội”. Ấy thế mà, chỉ hơn 2 ngày sau, số tài khoản ấy đã nhận về tới 528.424.000 đồng từ gần 700 cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Rất may, cơ quan chức năng đã nhanh chóng phong toả số tài khoản trên.


Giải thích về lý do phong toả tài khoản mang tên Nguyễn Thuý Hạnh, Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an đã đăng tải công khai rằng: “Qua công tác điều tra vụ án giết người; tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm; Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội phát hiện một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ tiền cho các đối tượng có liên quan trong vụ án. Để phục vụ yêu cầu điều tra, mở rộng vụ án, trong đó có hành vi tài trợ khủng bố, CQĐT đã đề nghị các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phối hợp rà soát, phong tỏa một số tài khoản có liên quan. Trong số này có tài khoản số 0611001987139 mở tại Ngân hàng VCB mang tên NGUYEN THUY HANH”.

Chỉ với lý do gửi tiền để “phúng viếng” ông Lê Đình Kình mà sau hơn 2 ngày tài khoản của Nguyễn Thuý Hạnh đã tiếp nhận một khối lượng tiền rất lớn. Thế mới thấy được rằng, số tiền mà các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã tài trợ cho nhóm đối tượng chống đối tại xã Đồng Tâm mà đứng đầu là ông Lê Đình Kình trong 2 năm qua lớn đến mức nào. Nói là gửi để “phúng viếng” ông Lê Đình Kình nhưng chắc ai cũng biết rằng, mục đích thực sự của việc gửi tiền này không phải là như vậy, bởi thực tế trong 2 năm qua số tiền mà ông Lê Đình Kình và số chống đối ở Đồng Tâm đã nhận được từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã được họ sử dụng để mua lựu đạn, mua quả nổ, mua xăng để chế tạo thành bom xăng, mua vũ khí để chống trả lại lực lượng thi hành công vụ và sử dụng vào các việc cá nhân khác. Nói một cách khác, việc các cá nhân, tổ chức khủng bố ở bên ngoài, các cá nhân ở trong nước gửi tiền cho ông Lê Đình Kình và số đối tượng ở Đồng Tâm thông qua những tài khoản kiểu Nguyễn Thuý Hạnh thực chất là những hành vi tài trợ khủng bố. Vì vậy, việc cơ quan điều tra đề nghị các tổ chức tín dụng phong toả tài khoản mang tên Nguyễn Thuý Hạnh là cần thiết.

Qua việc cơ quan chức năng phong toả tài khoản mang tên Nguyễn Thuý Hạnh một lần nữa chúng ta lại thấy được rằng, có lẽ chẳng nghề gì kiếm tiền nhanh và dễ như cái nghề zân chủ ở xứ mình. Những kẻ mang danh “nhà zân chủ”, “hoạt động zân chủ” chẳng có một cái nghề gì, chẳng làm gì ấy thế mà chỉ vì có cái mác “hoạt động dân chủ”, “hoạt động nhân quyền” mà tiền tiêu vẫn cứ luôn rủng rỉnh. Hãy nhìn Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Văn Dũng, Trương Văn Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thuý Hạnh… sẽ thấy rất rõ điều đó.

Tôi còn nhớ tay Trương Văn Dũng, xuất phát điểm là một tên nghiện ma tuý, sau khi đi tù về gã hành nghề xe ôm, tài sản chẳng có gì ngoài cái xe máy ghẻ. Ấy thế mà sau khi được rủ rê đi hoạt động zân chủ và trở thành “lều” zân chủ, Trương Văn Dũng đã có tiền để xây nhà tầng, ăn tiêu rủng rỉnh. Còn câu chuyện của đại gia zân oan Cấn Thị Thêu thì có lẽ quá nhiều người đã biết. Mang cái mác “zân oan” Dương Nội, sống bằng cái nghề chửi Đảng và chống chế độ ấy thế nhưng ả có một tài sản khổng lồ với hàng nghìn m2 đất. Và còn rất nhiều những “lều” zân chủ khác nữa.

Tiền mà những người này nhận được đến từ đâu? Nó đến từ các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước, nhất là từ các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài, từ các tổ chức khủng bố, tổ chức phản động ở bên ngoài. Do cùng chung mục tiêu là chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, một số cá nhân, tổ chức ở bên ngoài thường gửi tiền tài trợ cho số chống đối ở trong nước, thông qua số này để thực hiện các hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, xây dựng số này thành những “đội quân bên trong”, “cơ sở trong nước”.

Dù là dễ kiếm tiền, kiếm tiền nhanh chóng ấy thế nhưng sống bằng cái nghề chửi Đảng và chống chế độ này thì hãnh diện gì? Chắc có lẽ chẳng mấy người thích mình làm cái nghề thất đức, phản quốc ấy.

Việt Nguyễn


Read more…