Kinh Kha
Trong tình hình trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp với những bất ổn tại các khu vực như Trung Đông, Bắc Phi..hay ở các khu vực hậu Xô viết, với những tranh chấp về địa chính trị, quyền lợi và mâu thuẫn đan xen của các cường quốc trên thế giới. Việt Nam nằm trong chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực xấu với mưu đồ lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Họ thường cố tình xuyên tạc các vấn đề chính trị nóng hổi mà dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm đó là vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Những vấn đề này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân, liên quan đến quyền và nghĩa vụ mà nước việt nam đã tham gia và ký kết với quốc tế, dẫn đến uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế bị giảm sút, các thế lực xấu có cái cớ để tiến hành can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Điều chúng ta bàn luận tới ngày hôm nay đó là thực trạng của vấn đề tự do ngôn luận của Việt Nam hiện nay như thế nào? Có thực sự giống như các nhà “dân chủ” chống đối luôn rêu rao trên các trang mạng trái chiều hay không, và việc các quốc gia trên thế giới đã tác động như thế nào tới đường hướng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; những nhà dân chủ thực sự đã làm được gì trong nỗ lực canh tân, cải cách chế độ mà theo họ là độc tài và chuyên quyền, lấn át quyền tự do ngôn luận của công dân.
Báo cáo nhân quyền của Mỹ được đưa ra hằng năm luôn đề cập tới vấn đề tự do ngôn luận của Việt Nam trong đó luôn nhấn mạnh đến quyền tự do ngôn luận của công dân trong nước theo đó họ đã vẽ ra một bức tranh mù mịt về tự do ngôn luận với sự khống chế, áp đặt của các cơ quan chính quyền. Các vụ bắt bớ và đàn áp những người bất đồng chính kiến thường xuyên trong thời gian gần đây là bằng chứng mà họ quy chụp cho các nhà cầm quyền đang thực thi các biện pháp trấn áp cao độ và chứng tỏ sự sợ hãi của chính quyền đối với vấn đề này.
Việc Nhà Nước Việt Nam thực hiện việc quản lý bằng việc thông qua Nghị định 72/NĐ-CP về quản lý các thông tin trên các trang mạng, ngay lập tức đã dấy lên một phong trào phản đối của các thế lực và cá nhân chống đối. Chúng cho rằng việc quản lý này là đi ngược lại lợi ích của công dân trong khi các nước khác đang có những hoạt động thúc đẩy vấn đề tự do ngôn luận thì ở Việt Nam lại tiến hành đàn áp; từ đó chúng kích động nhân dân nói lên tiếng nói phản đối chính phủ và nhờ sự can thiệp của các quốc gia ở bên ngoài như Mỹ, EU...
Thực sự có chăng những gì mà các cá nhân và các thế lực xấu tuyên truyền về tự do ngôn luận ở Việt Nam? Chúng ta hãy xem xét và đánh giá sự việc một cách đa chiều và với tư duy khách quan trên cơ sở cái chung, không nên phiến diện và đưa lợi ích nhóm vào một vấn đề mang tính chất chính trị như trên. Bởi thực tế cho thấy rằng, việc Mỹ và các thế lực xấu luôn có cái nhìn đánh giá không khách quan về Việt Nam trên tất cả mọi vấn đề chứ không riêng gì vấn đề tự do ngôn luận. Điều thực chất là Mỹ vẫn muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam thông qua các báo cáo xuyên tạc tình hình sự thật ở Việt Nam. Mỹ luôn cho rằng nước họ là nơi thiên đường của dân chủ và tự do ngôn luận luôn là vấn đề được đề cao trong các quyền của con người, vì thế cho nên Mỹ cho rằng mình có toàn quyền ra các báo cáo, dự luật để nêu lên các vấn đề về quyền con người ở các nước, trong đó tập trung ở các quốc gia có chế độ chính trị đối lập hay không thân với Mỹ. Bằng con mắt đánh giá một chiều và thái độ hằn học điều đó cho thấy rẳng Mỹ đang tự làm khó cho công dân của họ khi không bao giờ cho họ thấy được cái nhìn thiện cảm về Việt Nam .
Việc nhà nước Việt Nam tiến hành thắt chặt quản lý về mạng Internet bằng việc ra nghị định xử phạt hành chính cần có một cái nhìn ở tầm vĩ mô hơn. Khi mà vấn đề này trước đây chưa từng được quản lý và có nhiều dấu hiệu bị bỏ mặc và các đối tượng chống đối cực đoan đã đục nước béo cò tiến hành các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc nhà nước Việt nam, hơn nữa các loại tội phạm luôn lợi dụng điều này để trục lợi cho cá nhân gây thiệt hại cho nhà nước. Vì vậy việc quản lý là điều tất nhiên nhằm đảm bảo an toàn cho thông tin và quyền lợi của người dân, việc quản lý chính là thực hiện trách nhiệm của nhà nước, được quần chúng nhân dân đồng tình.
Nhìn ra xa trên thế giới, chúng ta có thể thấy các nước luôn đề cao tính nhân văn của con người, đề cao tính đạo đức của xã hội, coi vấn đề con người là điều ưu tiên trong chính sách đối nội của mình và việc thực thi các quyền con người chính là cam kết của chính phủ đối với nhân dân của mình. Cho dù ở đâu và với chế độ chính trị như thế nào đi nữa thì tất cả đều có điểm chung là tôn trọng quyền tự do ngôn luận của con người, nhưng việc tiến hành như thế nào thì phải phụ thuộc vào điều kiện ở mỗi quốc gia, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục của nước đó. Do vậy, các quốc gia không nên can thiệp vào công việc nội bộ của nhau mà hãy cùng vì lợi ích chung để xây dựng mối quan hệ hữu nghị, thắm tình bang giao.
vấn đề tự do ngôn luận là vấn đề hết sức nhạy cảm. người ta tự do nói lên suy nghĩ chính kiến của mình là việc không hề sai thế nhưng người ta đưa ra chính kiến ấy là để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ chứ không phải là để đẩy nhau vào chỗ chết thế nên cái việc tự do ngôn luận nên phải hiểu cho rõ là tự do trong lời nói, phát ngôn nhưng không đươc phép làm ảnh hưởng đến danh dự đến bất kì ai hay cái gì. cho nên một số bọn lợi dụng cái tự do ngôn luận này để nói xấu nhà nước, chống phá chính phủ hay xuyên tạc sai sự thật... thì là những kẻ có tội rồi. nên bị bắt là đúng
Trả lờiXóaMỹ luôn tìm mọi cách để mà can thiệp vào nội bộ của nước khác.Đó chính là chiêu trò đã quá cũ của họ rồi.Lúc nào cũng đưa ra cái cớ là những nhà dân chủ nhân quyền để rồi can thiệp lung tung.Nước Mỹ có xứng đáng là nước lớn hay không.Việt nam luôn là một nước tôn trọng tự do báo chí,tự do ngôn luận.Điều này có lẽ ai cũng biết rõ.Vậy nên các thế lực thù địch dù có xuyên tạc như thế nào đi chăng nữa thì cũng không làm thay đổi được điều gì cả.
Trả lờiXóa