VIỆT NAM - CUBA, TÌNH ĐỒNG CHÍ, TÌNH BẠN THỦY CHUNG TRONG SÁNG NHƯ ÁNH PHA LÊ KHÔNG MỘT KẺ NÀO XUYÊN TẠC ĐƯỢC!

tháng 7 30, 2021 |


Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tặng vừa tặng nhân dân Cuba 10.000 tấn gạo, ngoài ra, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng nhân dân Thủ đô La Habana của Cuba 2.000 tấn gạo. Giá trị không lớn nhưng ý nghĩa, tinh thần của nhân dân Việt Nam dành cho Cuba lúc này là vô giá, bất luận kẻ nào cũng không được phép bỉ bôi, xuyên tạc!

Dù cách xa nửa vòng trái đất, thế nhưng, trong sự nghiệp dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, có lẽ hiếm có một quốc gia nào ân tình sâu nặng với Việt Nam như Cuba. Khi ta chống Mỹ, Cuba đã "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình". Khi Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, người anh em Cuba đã tuần hành đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ấy, và Fidel đã có bài diễn thuyết cổ vũ tinh thần đoàn kết cùng nhân dân Việt Nam đầy sức mạnh và hùng hồn, cổ vũ những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới cùng đấu tranh đập tan ý chí hiếu chiến và "phát xít" của tập đoàn bành trướng Bắc Kinh do Đẳng Tiểu Bình khởi xướng.


Luận điệu xuyên tạc của đám kền kền Việt Tân

Không chỉ trong chiến tranh mà ngay cả khi đất nước hòa bình, Cuba đã hỗ trợ Việt Nam từ kỹ thuật nông nghiệp, bảo đảm cung ứng thực phẩm, xây dựng các nông trường sản xuất, chăn nuôi giúp ta bảo đảm cung ứng thịt, sữa, nhu yếu phẩm; tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, giúp ta tái thiết đất nước, tài trợ thuốc men, trang thiết bị y tế.. Khi nhắc đến những khó khăn ở thập kỷ 80 thế kỷ 20, từ cân đường, hộp sữa, quả trứng gà, cân thịt hay những liều vaccine uốn ván, sởi, đậu mùa, ho gà... trong các hoạt động tiêm chủng toàn quốc mà đến cả thế hệ 8x, 9x hôm nay vẫn không được phép quên ơn. Đó chính là sự giúp đỡ vô tư của bạn mà tiền bạc bao nhiêu cũng không bao giờ so sánh được.

Đáp lại sự giúp đỡ chí tình ấy, trong lúc bạn đang khó khăn tứ bề vì dịch bệnh, và chính sách cấm vận của Mỹ, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã rất kịp thời đáp lại những tình cảm thiêng liêng của bạn.

Dù vật đổi, sao dời, dù kẻ thù hay một đám con hoang lạc loài mang danh "Việt tân" đang tự thủ bên Cali ra sức xuyên tạc, phá hoại, bóp méo sự đoàn kết máu thịt này, thì nhân dân Việt Nam và nhân dân Cuba vẫn mãi mãi là hình mẫu biểu tượng tình đồng chí, tình bạn thủy chung, trong sáng như ánh pha lê không một kẻ nào xuyên tạc được.

Nguồn: ĐT media

 

Read more…

Nhận diện chiêu trò lợi dụng dịch bệnh Covid 19 bôi lem hình ảnh lực lượng Công an nhân dân

tháng 7 29, 2021 |


Mã Phi Long

Với vai trò là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, danh dự, uy tín của lực lượng Công an nhân dân cũng luôn là mục tiêu các thế lực thù địch nhằm vào lợi dụng xuyên tạc, phá hoại… Thực tế từ lâu nay, trước sự lớn mạnh của lực lượng CAND lại chính là “cái gai” trong mắt của các đối tượng chống đối chính trị, phản động. Do vậy, chúng sẽ không từ một thủ đoạn nào để bôi lem hình ảnh, uy tín của lực lượng CAND.

Chẳng hạn như trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 tại Việt Nam, trên fanpage của tổ chức khủng bố Việt Tân, số chống đối chính trị phát tán nhiều thông tin xấu độc công kích, bôi lem hình ảnh, hạ thấp vai trò của lực lượng CAND.



Bài viết xuyên tạc của đám kền kền Việt Tân

Trong khi đó, chúng ta đều thấy rằng, cùng với các lực lượng y tế và quân đội, lực lượng CAND đóng vai trò là một trong những lực lượng quan trọng đi đầu quán triệt sâu sắc tinh thần “Chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng Chính phủ. Hình ảnh các cán bộ, chiến sĩ công an “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hỏi từng người dân” để vừa rà soát, xác minh, khoanh vùng cách ly, vừa tuyên truyền cho người dân nắm được nguy cơ, mức độ lây lan của dịch bệnh, đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, càng tô thắm thêm hình ảnh người Công an cách mạng trong lòng Nhân dân.

Vậy nhưng, các đối tượng luôn tỏ ra làm ngơ hoặc tìm cách ngụy tạo chứng cư để làm phai mờ hình ảnh, công sức, sự hy sinh vất vả của lực lượng Công an trong cuộc chiến găng go, quyết liệt này. Thậm chí các đối tượng còn thêu dệt nên những câu chuyện không có thật, cắt xén, gán ghép hình ảnh rồi bồi bút xuyên tạc nhằm làm người dân mất niềm tin vào lực lượng công an nhân dân. Cùng với đó, lợi dụng tình hình chính trị nhạy cảm, chúng ra sức kích động, lôi kéo người dân chống lại lực lượng Công an, xem Công an là đối trọng với nhân dân.

Bên cạnh đó, thực tế từ cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 cho thấy, càng những lúc gian truân, mối quan hệ khăng khít trong tình quân - dân càng được thể hiện rõ nét với bao hình ảnh đẹp mà chúng ta thấy trong suốt thời gian qua. Đó chính là “cái gai” trong mắt của các đối tượng chống đối chính trị, phản động. Cho nên, bên cạnh mục tiêu hạ uy tín, danh dự của LLCA, việc ngụy tạo chứng cứ, tung tin đồn thất thiệt nhằm làm xói mòn lòng tin, phá vỡ mối quan hệ đoàn kết giữa quân với dân.


Thủ đoạn nhơ bẩn của đám kền kền Việt tân

Thậm chí, các đối tượng còn giở trò “mượn gió bẻ măng” khi săn lùng những bình luận, quan điểm lệch lạc của những người nổi tiếng như văn, nghệ sĩ, người mẫu, sau đó bồi bút xuyên tạc, lợi dụng tầm ảnh hưởng của những người nổi tiếng để hạ thấp uy tín, danh dự của LLCA.

Thủ đoạn này thật nguy hiểm, tinh vi và xảo quyệt. Họ muốn phủ nhận tầm quan trọng của lực lượng Công an trong vai trò là chỗ dựa, là “thanh bao kiếm” bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, đồng thời là “lá chắn thép” bảo vệ quần chúng nhân dân không chỉ với mọi loại tội phạm mà ngay cả với dịch bệnh Covid 19. Cho nên, mọi người dân hãy luôn nêu cao cảnh giác, nhận thức đúng về vai trò của lực lượng CAND trong cuộc sống để sát cánh cùng lực lượng CAND đập tan mọi thủ đoạn nguy hiểm của các đối tượng xấu.

Read more…

GADDAFI, OAN KHUẤT THẤU TRỜI XANH VÀ NỖI ĐAU CỦA DÂN TỘC LYBIA VÌ TRÓT TIN NATO VÀ HOA KỲ!

tháng 7 29, 2021 |


LYBIA THỜI GADDAFI (1969-2011):

Vào ngày 1.9.1969, Gaddafi và người của ông tiếp quản đất nước trong một cuộc đảo chính không đổ máu. Ông sớm thành lập Cộng hòa Arab Libya, với phương châm tự do và đoàn kết. Gaddafi loại bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ và Anh khỏi Libya vào năm 1970. Đến năm 1973, ông quốc hữu hóa tất cả các tài sản dầu khí thuộc sở hữu nước ngoài ở Libya, một động thái mà các nước phương Tây không bao giờ tha thứ.

Đất nước Libya thời Gaddafi thật sự thái bình, thịnh thế; đó là một trong những quốc gia phát triển của châu Phi; an sinh và phúc lợi xã hội của Lybia là niềm mơ ước của nhân dân nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển ở Âu, Mỹ. Dưới thời ông Gaddafi, thu nhập bình quân đầu người ở Libya đã tăng lên hơn 11.000 USD, cao thứ 5 ở Châu Phi. Trong khoảng thời gian 41 năm cho tới thời điểm Muammar Gaddafi chết vào tháng 10/2011, ông đã làm được một số điều thực sự đáng kinh ngạc cho đất nước mình. Trong thời gian đó, ông cũng liên tục cố gắng đoàn kết và đem lại quyền lực cho toàn bộ châu Phi.

Trong Sách Xanh do chính Gaddafi viết, đã thể hiện rõ quan điểm chính trị, kinh tế, xã hội của ông. Gaddafi đã làm được nhiều điều tuyệt vời mà chẳng dính dáng gì đến cái gọi là “tên độc tài xấu xa” như truyền thông phương Tây thường mô tả về Gaddafi. Dưới đây là 10 điều mà Gaddafi đã làm cho Libya. Có thể nói, đến nay khó có đất nước nào trên thế giới có thể sánh kịp:

1. Ở Libya, chỗ ở được coi là một quyền tự nhiên của con người

Cuốn Sách Xanh của Gaddafi nêu rõ: “Ngôi nhà là một nhu cầu cơ bản của cả cá nhân và gia đình”. Sách Xanh là triết lý chính trị của nhà lãnh đạo Gaddafi. Cuốn sách xuất bản lần đầu vào năm 1975 và được đưa vào chương trình giáo dục quốc gia, để cho mọi công dân Libya đọc.

2. Giáo dục và chữa trị y tế hoàn toàn miễn phí

Dưới thời Gaddafi, Libya tự hào sở hữu một trong những dịch vụ y tế tốt nhất ở Trung Đông và châu Phi. Và trong trường hợp một công dân Libya không được tiếp cận chương trình giáo dục mong muốn hoặc chữa trị y tế đúng cách ở Libya thì họ sẽ được đài thọ kinh phí để ra nước ngoài học hoặc chữa bệnh.

3. Gaddafi thực hiện dự án thủy lợi lớn nhất thế giới

Hệ thống tưới tiêu lớn nhất thế giới chính là con sông nhân tạo được thiết kế để cung cấp nước cho tất cả người dân Libya sống trên toàn lãnh thổ nước này. Dự án được chính phủ Gaddafi cung cấp kinh phí. Người ta nói rằng chính bản thân Gaddafi đã gọi dự án này là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới”.

4. Được cung cấp vốn miễn phí nếu khởi nghiệp trong nghề nông

Nếu bất cứ người Libya nào muốn mở một nông trại, họ sẽ được cấp một ngôi nhà, đất trang trại cùng gia súc và hạt giống hoàn toàn miễn phí.

5. Tiền trợ cấp dành cho các bà mẹ mới sinh con

Khi một phụ nữ Libya sinh con, chị sẽ được cấp 5.000 USD cho bản thân chị và đứa con.

6. Điện hoàn toàn miễn phí

Nói cách khác, hoàn toàn không có hóa đơn tiền điện dưới thời Gaddafi.

7. Giá xăng rẻ

Thời ông Gaddafi cầm quyền, giá xăng ở Libya thấp ở mức chỉ 0,14 USD một lít.

8. Gaddafi nâng trình độ giáo dục của người dân

Trước khi Gaddafi lên nắm quyền, chỉ có 25% người dân Libya biết chữ. Con số này được nâng lên tới 87%, với 25% có bằng đại học.

9. Libya có ngân hàng nhà nước riêng

Libya có một ngân hàng Quốc gia riêng, chuyên cung cấp các khoản vay với lãi suất bằng 0 cho công dân. Và Ngân hàng này không có khoản nợ nước ngoài.

10. Đồng dinar vàng

Trước khi chế độ Gaddafi sụp đổ, ông này đã nỗ lực giới thiệu một đồng tiền châu Phi duy nhất và có liên quan đến vàng. Đây là những bước đi tiếp theo của nhà tiên phong vĩ đại Marcus Garvey - người lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Hợp chủng quốc châu Phi”.

Gaddafi đã muốn giới thiệu đồng dinar vàng và chỉ giao thương bằng đồng tiền này – một động thái có thể làm đảo lộn nền kinh tế thế giới.

Với mong muốn một ngày nào đó các nước châu Phi có thể có đủ sức mạnh để thoát khỏi các khoản nợ và bị thao túng bởi nước ngoài và chỉ trao đổi bằng đồng tiền có giá này. Họ khi ấy có thể nói “Không” với các hình thức bóc lột từ bên ngoài. Người ta cho rằng chính tư tưởng về đồng dinar vàng là lý do thực sự dẫn tới cuộc nổi loạn được NATO dẫn dắt nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Gaddaf vì chính ông đã vạch trần bản chất bóc lột của CNTB, kêu gọi nhân dân châu Phi đoàn kết theo “chủ nghĩa Che Guevara” chứ chẳng phải là “độc tài”.

LYBIA HOANG TÀN, ĐỔ NÁT VÀ TRÀN NGẬP “GIÓ TANH, MƯA MÁU” SAU KHI LẬT ĐỔ VÀ SÁT HẠI DÃ MAN GADDAFI:


Sự thật trần trị về đất nước Lybia sau đảo chính

Năm 2011, lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ và chết một cách dã man, vô nhân đạo. Lybia từ chỗ phồn thịnh đã rơi vào cảnh loạn lạc và bị bom đạn của Mỹ và NATO tàn phá, hàng triệu người bị giết, ly tán và đói ăn triền miên. Lực lượng khủng bố Hồi giáo khét tiếng IS cũng đã và đang nhen nhóm ở đây. Truyền thông phương Tây đã cố tuyên truyền, nuôi dưỡng phiến quân người Lybia, đem cho chúng những chiếc bánh vẽ về cái gọi là “xóa độc tài, vì một Lybia dân chủ, nhân quyền”. Gaddafi chỉ là một kẻ độc tài tàn bạo, thậm chí là một gã khủng bố, chỉ là cái cớ để NATO và Mỹ gây chiến tranh, lật đổ ông và chính quyền của ông.




Lybia trở thành nơi hoang tàn của cuộc nội chiến sau đảo chính

Đến hôm nay, sau 10 năm phương Tây mang đến Lybia “dân chủ, nhân quyền”; xóa “độc tài” đâu chẳng thấy mà chỉ thấy đất nước này vẫn còn là một vùng đất vô pháp luật, nơi các cuộc chiến giữa các nhóm phiến quân diễn ra trên đường phố Tripoli mỗi ngày và hàng triệu người dân vẫn đang phải mỗi ngày ngửa tay xin viện trợ, máu vẫn đổ, nước mắt vẫn rơi, người Lybia sẵn sàng làm nô lệ cực khổ để kiếm cái ăn, đất nước hoang tàn, không còn gì cả. Thế nhưng những “nhà can thiệp vì tự do” của phương Tây không quan tâm lắm tấn thảm kịch mà họ đã tạo ra ở nơi đây. Mà tại sại họ lại phải quan tâm khi mà lợi ích của NATO và Hoa Kỳ đã đạt được. Chỉ dân Lybia là chịu đựng mọi thống khổ của kiếp nhân sinh; hối hận đã không còn kịp. Người Lybia chỉ biết ngửa mặt lên trời mà than rằng “hãy trả lại Gaddafi cho Lybia”. Nhìn về Lybia bây giờ vừa giận lại vừa thương; giận là giận lũ rước voi giày mả tổ; thương là thương cho những kiếp người Lybia. Có thơ than rằng:

Bao giờ ta gặp nhau lần nữa?

Thời ấy thanh bình rộn tiếng ca

Thịnh thế qua rồi, chinh chiến mãi

Đổ máu, hoang tàn ai thấu chăng?

Nguồn: ANTG

Read more…

Thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đạo 5 nhóm nhiệm vụ cấp bách duy trì giãn cách xã hội

tháng 7 28, 2021 |


Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành, các quận, huyện, thị xã vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm hơn nữa, rà soát, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23-7-2021 của Chủ tịch UBND thành phố, bảo đảm thực hiện đúng, thực hiện đủ từng nội dung, chấn chỉnh ngay những nơi thực hiện chưa đầy đủ; chủ động tăng thêm cường độ, mật độ kiểm tra, giám sát để đảm bảo duy trì liên tục 15 ngày giãn cách theo quy định, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống dịch.

Đây là nội dung Thông báo số 428-TB/TU của Văn phòng Thành ủy Hà Nội về “Kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố”. Thông báo được ban hành ngay sau khi cuộc họp diễn ra cùng ngày 27-7-2021 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng.

Ban Cán sự đảng UBND thành phố được giao chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND tại các cơ quan, đơn vị của thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn để bảo đảm thực hiện nghiêm trong thời gian giãn cách xã hội; xử lý nghiêm các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17/CT-UBND. Các đơn vị xây dựng phương án làm việc theo Chỉ thị này.


Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội

UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt phương án của các đơn vị bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17/CT-UBND, chỉ cho phép hoạt động đối với các đơn vị đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, cơ sở y tế; chỉ cho phép các cơ sở sản xuất hoạt động khi đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng, chống dịch theo quy định và phương án phòng, chống dịch đã được phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục tổ chức các chốt kiểm soát, phân luồng giao thông đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa và người lao động đi làm việc theo quy định.

Sở Y tế khẩn trương rà soát, bổ sung năng lực điều trị, hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thành phố có phương án huy động nguồn lực, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao công suất tổ chức cách ly, năng lực xét nghiệm, điều trị, đáp ứng cho mọi tình huống dịch; tập trung điều tra F0, khám sàng lọc người ho, sốt qua khai y tế để nhanh chóng khoanh vùng dập dịch.

Sở Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô điều phối phương tiện (xe ô tô chuyên dùng, xe quân đội, xe huy động từ các cơ quan, doanh nghiệp…) phục vụ công tác phòng, chống dịch bảo đảm khoa học, hiệu quả, an toàn; giao Bộ Tư lệnh Thủ đô là đầu mối quản lý, điều hành phương tiện và bố trí cán bộ phục vụ đưa đón F1 đi cách ly tập trung sau khi có xác nhận của cơ quan y tế cũng như việc đưa trả các trường hợp này về địa phương sau khi hết cách ly; giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển mẫu sinh phẩm từ các đơn vị lấy mẫu chuyển đến các đơn vị xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế (trong quá trình vận chuyển có cán bộ y tế đi kèm).

Công an thành phố chủ trì phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Y tế thống nhất các quy định, quy trình để tạo điều kiện cho người dân các tỉnh, thành phố khác di chuyển ra khỏi thành phố khi đã kết thúc thời gian điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố và thống nhất mẫu giấy tờ, quy trình kiểm soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động hiện đang sinh sống tại các khu vực ven thành phố, rút ngắn thời gian khai báo để di chuyển vào thành phố làm việc. Công an thành phố chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã thành lập các chốt tuần tra, kiểm soát trên địa bàn thành phố, bảo đảm hoạt động hiệu quả.

Các cấp, các ngành tuyên truyền, nhân rộng, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt, đồng thời phê bình, nhắc nhở kịp thời, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa làm tốt, nhất là người đứng đầu và thông tin công khai để răn đe, phòng ngừa.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Cũng theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố điều phối một số nhiệm vụ không yêu cầu về chuyên môn của ngành Y tế cho các lực lượng khác nhằm giảm tải cho ngành Y tế và bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Các cấp ủy, chính quyền, bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ở địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể phân công, phân nhiệm rõ ràng, trình đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách phê duyệt để tổ chức thực hiện đồng bộ và tăng cường kiểm tra, giám sát. Đồng thời, các quận, huyện, thị xã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND và làm việc với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (bao gồm cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp của Trung ương) đóng trên địa bàn, yêu cầu thực hiện đúng quy định về giãn cách; phê duyệt phương án phòng, chống dịch của từng đơn vị, yêu cầu đóng cửa hoặc ngừng hoạt động đối với đơn vị không thực hiện nghiêm túc quy định phòng, chống dịch. Từng địa phương có nhiệm vụ rà soát, bố trí ngay các chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là các quận và các khu vực giáp ranh giữa các quận; huy động tối đa các lực lượng dân quân, Tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng, tình nguyện viên… tham gia công tác phòng, chống dịch để tăng cường bổ sung cho các lực lượng chính quy, nhất là tại các chốt phòng, chống dịch trên địa bàn.

Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện khai báo y tế sức khỏe hằng ngày; hạn chế tối đa tiếp xúc, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tại các cơ quan, hội nghị, các siêu thị, bệnh viện và các cơ sở y tế… nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

Thường trực Thành ủy đề nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và các đoàn kiểm tra tăng cường xuống địa bàn kiểm tra việc thực hiện tại các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là các địa phương còn hạn chế trong công tác phòng, chống dịch, giải quyết các vấn đề phát sinh; kịp thời chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu và chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tại địa bàn được phân công phụ trách.

Đặc biệt, về công tác bảo đảm an sinh xã hội, Thường trực Thành ủy đồng ý chủ trương về việc thành phố hỗ trợ các hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 năm 2021 ngoài các đối tượng đã thuộc diện được hưởng các chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21-7-2021 của UBND thành phố Hà Nội. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND thành phố và các đơn vị liên quan nhanh chóng tổ chức triển khai thực hiện.

Nguồn: HNM


Read more…

Thông tin "Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt" là hoàn toàn sai sự thật

tháng 7 26, 2021 |


Mã Phi Long

Thủ đô Hà Nội bước sang ngày thứ 3 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tuy một số nơi vẫn còn tình trạng tụ tập đông người, nhưng đại đa số người dân Thủ đô đều ý thức tốt và ủng hộ quyết định mang tính chủ động của chính quyền thành phố trong cuộc chiến không khoan nhượng với đại dịch Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp.

Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này, đã xuất hiện trên mạng xã hội một số thông tin sai sự thật, tạo tâm lý bất an gây hoang mạng trong cộng đồng, nhất là khi những tiện ích của mạng internet và mạng xã hội đã giúp cho người dân tiếp cận nhanh hơn với thông liên quan đến phòng, chống dịch Covid 19. Đó cũng là lý do khiến những thông tin xấu, độc, gây hoang mang cho người dân diễn ra ngày càng phức tạp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội.


Thông tin sai sự thật bị nhiều người lầm tưởng chia sẻ trên mạng xã hội

Chẳng hạn, trên nhiều tài khoản mạng xã hội và diễn đàn đã lan truyền thông tin cho rằng: "sáng mai Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt, đi đâu cũng phải đầy đủ giấy tờ tùy thân và giấy chứng minh, đi ra đường có lý do cần thiết. Cả nhà chia sẻ cho nhau biết nhé". Thông tin này ngay lập tức được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không ít người lo lắng và nghĩ cách làm thế nào để có thể “vượt qua” các “ải chốt chặn” như vậy khi mà công việc của họ chưa cho phép làm việc tại nhà hoặc có lý do cần thiết phải ra ngoài.

Và một tin vui đến với mỗi người dân Thủ đô khi Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định, thông tin cho rằng, sáng mai Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt là hoàn toàn sai sự thật. "Đây là thông tin bịa đặt, không đúng. Chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng an ninh mạng vào cuộc điều tra, truy tìm tài khoản đăng tải, phát tán thông tin sai sự thật này", Đại tá Dương nêu rõ. Trước đó, theo Chỉ thị 17 Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh.

Người dân chỉ ra đường trong trường hợp thật cần thiết, gồm: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; Cấp cứu, khám chữa bệnh; Tiêm chủng; Các trường hợp khẩn cấp khác; Đi công tác công vụ; Làm việc tại cơ quan, công sở trong trường hợp trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa thiết yếu, xử lý tài liệu mật... ;Làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

Nếu không thuộc trường hợp kể trên, người dân không nên đi ra ngoài đường. Hiện mức xử phạt các trường hợp ra đường khi không cần thiết theo quy định của Sở Tư pháp Hà Nội là 3 triệu đồng.

Như vậy, qua sự việc trên tiếp dục dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta khi tiếp nhận các thông tin không chính thống trên không gian mạng. Do đó mọi người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.

Đặc biệt, mọi người dân cần ghi nhớ các trường hợp chia sẻ, phát tán, bịa đặt thông tin sai sự thật, vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 sẽ bị xử phạt nghiêm minh, thậm chí có thể xử lý hình sự với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội vi phạm điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Tùy theo tính chất và mức độ, hành vi này có thể sẽ bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng theo quy định tại Điều 101, 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Thậm chí, hành vi vi phạm này có thể bị xử lý hình sự, như Điều 288, Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm.

Do vậy, một lần nữa chúng ta nên chọn lọc thông tin từ các nguồn chính thống để đảm bảo việc phòng, chống dịch được thực hiện tốt. Ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong trận chiến chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, thì rất cần có sự chung sức, đồng lòng của người dân trong việc lên án những hành vi sai phạm và không chia sẻ những thông tin xấu, góp phần loại bỏ những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.

Read more…

Bàn về quyết định thực hiện giãn cách xã hội của chính quyền Thủ đô

tháng 7 25, 2021 |


Mã Phi Long

Làn sóng dịch bệnh Covid 19 lần thứ 4 tại Việt Nam đang có những diễn biến hết sức phức tạp với chủng vi rút Delta có tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm. Trong những ngày gần đây liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới ngoài cộng đồng chưa xác định được nguồn lây, cho thấy nguy cơ lây lan dịch bệnh trong xã hội là rất lớn nếu không kịp thời có biện pháp mạnh để ngăn chặn.

Bài học về sự bùng dịch tại Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận khiến cho chúng ta không thể chủ quan và cần thiết phải có biện pháp mạnh ngay từ ban đầu theo tình thần “phòng bệnh hơn chưa bệnh”. Đặc biệt, với Thủ đô Hà Nội, trung tâm của cả nước với mật độ dân số đông, cho nên, vừa qua, quán triệt quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch và kết luận tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy ngày 23/7/2021, để đảm bảo an toàn cho Thủ đô, an toàn và sức khỏe cho Nhân dân là trên hết, trước hết, Chủ tịch UBND Thành phố đã ban hành Chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay sau khi Chỉ thị của chính quyền thành phố ban hành, tuyệt đại đa số người dân Hà Nội tán thành, ủng hộ quyết tâm phòng, chống dịch của Thủ đô yêu dấu. Bên cạnh đó, có một số người có chung tâm lý bị động, thậm chí có người còn cho rằng chính quyền thông báo đột ngột như vậy chẳng khác nào “đánh úp” người dân tạo dư luận không tốt về chủ trương đúng đắn này.

Nhìn vào bài học về việc bùng dịch tại các tỉnh, thành lân cận của Tp.Hồ Chí Minh, chúng ta cũng có thể hiểu được và chia sẻ quyết tâm chống dịch của lãnh đạo Thủ đô. Nếu như khâu chuẩn bị cho giãn cách xã hội kéo dài, không quyết liệt sẽ tạo tâm lý lo lắng cho một bộ phận người dân ở các tỉnh lẻ lên lao động, làm việc, có thể dẫn tới việc họ sẽ tìm cách để rời khỏi Hà Nội bằng mọi cách.


Quang cảnh Thủ đô sau khi thực hiện Chỉ thị 16

Điều này sẽ thật sự nguy hiểm vì nguy cơ lây lan dịch ra các địa phương khác khi những ngày qua, tại Hà Nội đã xuất hiện những chùm lây bệnh chưa rõ nguồn lây. Theo đó, không ai dám khẳng định trong xã hội vẫn tồn tại những trường hợp liên quan đến Covid 19 chưa được phát hiện. Cho nên, sẽ thật tai hại nếu như để những trường hợp đó di chuyển nhiều nơi, về các tỉnh thành, tiếp xúc đông người, dẫn đến nguy cơ bùng dịch sẽ rất cao. Do đó, đến lúc này có thể khẳng định rằng, chủ trương phòng, chống dịch Covid 19 của chính quyền Thủ đô là hoàn toàn đúng đắn theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.

Mặc dù việc thực hiện giãn cách xã hội sẽ gây không ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, nhất là với các doanh nghiệp. Nhưng điều này cũng đã được chính quyền Thủ đô nghiên cứu, tính toán rất chi ly để làm sao các kịch bản phòng, chống dịch khi thực hiện ít gây xáo trộn nhất đến đời sống của nhân dân và quan trong là phải phát huy được hiệu quả.

Thực tế cũng đã cho thấy điều đó khi trong ngày thứ 2 thực hiện giãn cách xã hội, người dân Thủ đô đã bắt nhịp nhanh chóng với quy định, cho thấy ý thức chấp hành của công dân Thủ đô rất tốt, họ luôn sẵn sàng để mỗi người dân phải là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình là 1 pháo đài, chung tay chống dịch, ý thức và trách nhiệm của chúng ta trong lúc này vô cùng quan trọng, để cùng cộng đồng, chính quyền các cấp quyết tâm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng hãy luôn bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là việc chuẩn bị các cung yếu phẩm thiết yếu trong thời gian giãn cách. Và thực tế từ các đợt thực hiện Chỉ thị 16 đều cho thấy thành phố luôn chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ nhân dân khi các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại, của hàng tiện ích luôn có phương án duy trì cung ứng hàng hóa thiết yếu.

Việc đẩy lùi dịch bệnh có thành công hay không, phần lớn là thuộc về sự ủng hộ, hợp tác của người dân. Mười lăm ngày giãn cách xã hội sẽ qua thật nhanh, vì thế, chính quyền thành phố và người dân cần tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng biện pháp, tận dụng tối đa “thời giang vàng” 15 ngày để thực hiện chống dịch, đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.

 

 

Read more…

Chuyện Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông

tháng 7 24, 2021 |

 

Mã Phi Long

Một trong những biệt tài của các nhà rận chủ quốc nội đó là dù đang chấp hành hình phạt tù nhưng vẫn có khả năng “tạo sóng” trong dư luận. Nhưng không phải ai cũng làm được việc này và có lẽ người làm giỏi nhất chính là đối tượng Trần Huỳnh Duy Thức với tuyệt chiêu “TUYỆT THỰC ĐẠI PHÁP”.

Mới đây, trong đơn thư: "Thư kêu cứu tình huống nhân đạo khẩn cấp", của Trần Huỳnh Duy Tân (em ruột của Trần Huỳnh Duy Thức) gửi Ngài Thủ tướng Phạm Minh Chính, có nêu: "Tôi được biết, liên tục hơn 120 ngày gần đây nhất, anh Thức đã cương quyết không ăn, chỉ uống cầm hơi. Sức khỏe anh rất yếu và cơ thể suy kiệt, chỉ còn hơn 50Kgs".


Sự kiện Thức tuyệt thực được đám kền kền chia sẻ, xuyên tạc

Ngay lập tức, thông tin nóng sốt này được lan truyền tràn lan trên mạng xã hội. Tận nơi trời Âu xa xôi, những con “kền kền nhặt xác thối” như RFA, VOA, “Việt Tân” lại xôn xao, chia sẻ, bàn tán, bình luận về việc Trần Huỳnh Duy Thức lập kỷ lục mới.

Theo như “bên ngọn núi kia đồn” thì Thức đã tuyệt thực liên tục 120 ngày tức là khoảng 4 tháng. Theo đó có thể thấy, cấp độ tuyệt thực của anh ta đã lên một LEVEL mới, lần này anh ta đã cán kỷ lục mới là 4 tháng.

Gần đây nhất, anh ta cũng tuyên bố tuyệt thực 73 ngày (từ ngày 23-11-2020 đến 3-2-2021). Ngay sau đó, các trang mạng xã hội, báo nước ngoài như BBC, RFA ... rầm rộ đưa tin về sự kiện anh cán mốc kỷ lục mới cùng với nỗi lo lắng và đồng loạt yêu cầu thả tự do cho anh Thức.

“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, nhưng Trần Huỳnh Duy Thức lại làm điều trái với quy luật. Thế cho nên, việc anh ta tuyên bố tuyệt thực đâu có ai muốn tin, nhưng đám kền kền vẫn “cố đấm ăn xôi” để kiếm chuyện gây thị phi. Chẳng hạn như tuyên bố tuyệt thực 73 ngày của Thức mới đây cũng tương tự như vậy khi Duy Tân và đám báo lá cải lu loa rằng Thức tuyệt thực, sức khỏe yếu, gầy còm. Nhưng một ngày đẹp trời, hình ảnh một Trần Huỳnh Duy Thức béo tốt lên sóng truyền hình khiến nhiều người ngã ngửa, thậm chí còn béo đỏ so với trước khi vô trại giam.


Trần Huỳnh Duy Thức tại trại giam số 6 béo tốt và khỏe mạnh

Gọi là “tuyệt thực” nhưng thực tế chỉ là đối tượng không nhận khẩu phần ăn của trại nhưng vẫn ăn uống các đồ khác nhiều dinh dưỡng hơn... Đơn cử như lần tuyệt thực vào năm 2016. Theo các bản thống kê có xác nhận của Trần Huỳnh Duy Thức, từ ngày 24/5/2016 đến ngày 31/5/2016, Thức đã sử dụng đồ ăn, nước uống gồm 21 hộp sữa loại 180ml, 10 bịch sữa tươi loại 220ml, 21 gói trà sâm, 1 gói trà gừng, 1 cốc trà Lipton, ...

Còn lần tuyệt thực năm 2020, sau khi Trần Huỳnh Duy Thức không nhận khẩu phần ăn, Trại giam số 6 đã thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật. Cán bộ trại giam đã giáo dục, giải thích, động viên Thức sử dụng khẩu phần ăn do trại cung cấp. Đồng thời lập biên bản, yêu cầu Thức ký xác nhận đầy đủ mua bán tại căng tin, đồ tiếp tế của gia đình và ghi hình về việc Thức không nhận khẩu phần ăn do trại cấp và hằng ngày khám sức khỏe tại trạm xá. 

Tuyệt thực kiểu này thì sớm muộn cũng mắc đủ bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp mà thôi. Như vậy, rõ ràng, tuyệt thực đang bị một số phạm nhân được gán nhãn hiệu “tù nhân lương tâm” lợi dụng để ăn vạ, làm màu và thực hiện mục đích đen tối khác. Vin vào các lý do rất kỳ khôi, họ không ngại sử dụng chiêu trò “tuyệt thực” để gây khó dễ với quản lý trại giam. 

 

Read more…

Vụ án Lê Dũng Vova, khởi tố thêm một đối tượng

tháng 7 23, 2021 |


Mã Phi Long

Theo thông tin từ phía Cơ quan An ninh điều tra - Công an thành phố Hà Nội được biết, đơn vị này vừa khởi tố bổ sung vụ án hình sự "Che giấu tội phạm", khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Son (SN 1956, trú tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) về tội danh trên.


Lệnh truy nã đặc biệt với đối tượng Lê Văn Dũng

Vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra - Công an thành phố Hà Nội điều tra mở rộng. Qua điều tra, bước đầu Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội xác định đối tượng Nguyễn Văn Son có quan hệ họ hàng với đối tượng Lê Văn Dũng và có hành vi che giấu tội phạm. Công an thành phố Hà Nội đang khẩn trương điều tra, làm rõ và củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm đối tượng theo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, vào tháng 4/2021, Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Văn Dũng, để điều tra về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" được quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015. Nhưng đối tượng Lê Văn Dũng đã bỏ trốn.

Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 04/ANĐT-Đ2 truy nã đối tượng Lê Văn Dũng. Đến sáng 30/6, qua công tác nắm địa bàn và bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng của Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện bị can Lê Văn Dũng đang lẩn trốn tại xã Phương Tú (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) và tổ chức bắt giữ.

Đúng là “oan gia ngõ hẻm”, làm phúc phải tội là có thật. Đọc thông tin này mà thấy thật buồn thay cho ông Nguyễn Văn Son, chỉ vì tình yêu thương bao bọc con cháu đặt nhầm chỗ mà lại vướng vào vòng lao lý. Nhưng trong câu chuyện này, có lẽ đáng trách nhất chính là đối tượng Lê Văn Dũng. Là người có học thức, có hiểu biết, lên mặt dạy đời, nhận mình là người đi tìm công lý, vậy mà lại đẩy người thân của mình sa vào vòng lao lý.

Đã có không ít các vụ án hình sự nghiêm trọng tương tự như trên khi người thân vì tình thương yêu mù quáng mà đánh mất lý trí. Bài học vẫn còn nguyên vẹn như vậy, các kênh thông tấn báo chí đều đưa tin về lệnh truy nã với Lê Văn Dũng, vậy mà ông Son vẫn để cho con cháu lôi kéo vào sự tình không đáng có.

Nhà đang yên lành, bỗng dưng người cháu mang tai họa tới. Cái giá phải trả cho những kẻ chống phá đất nước, tiếp tay cho thế lực ngoại bang thực hiện mưu đồ chính trị đen tối là chuyện rõ ràng như ban ngày, nhưng trong câu chuyện này, để liên lụy đến cả những người lương thiện thì quả thực là nỗi “bất hạnh” của một gia đình.

Việc đáng tiếc đã xảy ra với ông Son, dù là vô tình hay cố tình nhưng pháp luật luôn rõ ràng và minh bạch, chắc chắn không để cái tình lấn át cái lý. Rất mong ông Son sẽ thành khẩn khai báo và được hưởng sự  khoan hồng của pháp luật để sửa cái sự “chót dại” của mình.

Read more…

Còn ai nhớ đám “Dân oan Dương Nội”?

tháng 7 22, 2021 |

 

Lâu nay, chúng ta hẳn không xa lạ gì với thuật ngữ “dân oan”, “người nông dân giữ đất”, “bảo vệ dân oan”…thậm chí với những thành tích bất hảo có người còn được giới cào phím phong là “thủ lĩnh của phong trào dân oan”, “gia đình dân oan”… Tạm gác lại việc phân tích, làm rõ những thủ đoạn, “bất đồng” của lũ phường chèo đang núp bóng “dân oan” mà trên mạng được che đậy bởi cái vỏ bọc hoàn hảo “đấu tranh cho dân chủ”, chúng ta hãy xem còn ai nhớ đến “Dân oan Dương Nội” tung hoành trên mạng xã hội ngày nào.

 

Vẫn như thường lệ, lâu lâu phải có chút gọi là hoạt động bề nổi, vài ba câu phát biểu lố bịch để người khác nhớ đến mình. Nhờ ngòi bút có “tâm” và như nhảy múa trên mạng Internet của các tay viết trên BBC, RFA… làm chúng ta nhắc nhớ về cái gọi là “Nhóm Dương Nội” khi họ đang “trong vòng lao lý” như cách diễn đạt của họ. Vẫn là những luận điệu hết sức cũ rích, nào là người giữ quyền im lặng, người bị biệt giam, bị ngược đãi hay đánh đập… Những luận điệu nhàm chán cứ lập đi lập lại một cách vô căn cứ.

 

Với không ít người, nhất là những người đã hiểu rõ về bản chất và sự kinh tởm của những người gắn mác “nhân quyền”, “dân chủ” mà thực chất là những lời nói, hành động sặc mùi thù hận và kích động. Đặc biệt mẹ con Cấn Thị Thêu - đám “Dân oan Dương Nội” chính hiệu thì dường như “hết thuốc chữa”, không còn biết quay đầu là bờ, điên cuồng thách thức pháp luật một cách hết sức cực đoan. Họ thay vì trào đòi quyền lợi, đòi đất, chống tham nhũng, bảo vệ “dân oan”, thì lại coi việc tụ tập như cơm bữa khiếu kiện, căng băng rôn, khẩu hiệu, thậm chí nằm hẳn ra lòng đường tại những khu vực hành chính công cộng, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân làm niềm vui và lẽ sống.

 

Bên cạnh đó, họ “những người dân oan Dương Nội” còn thường xuyên đăng tải, tán phát các video clip chứa nội dung kêu gọi, kích động nhân dân chống chính quyền; đưa thông tin xuyên tạc về các vụ việc phức tạp xảy ra từ Bắc vào Nam; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, các ngành; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, thậm chí còn lăn lê, sẵn sàng rạch mặt ăn vạ, “tru tréo méo giật” vu vạ chính quyền…

 

“Lưới trời lồng lộng”, với hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng, có hệ thống như vậy việc ngày 05/5/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên phạt tổng cộng 16 năm tù, 6 năm quản chế được chia đều đối với hai mẹ con Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (theo điều 117 Bộ luật hình sự 2015). Có thể thấy rằng, việc điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng đã chuẩn bị rất kỹ, khách quan, toàn diện, giúp người dân hiểu rõ về vụ án; đảm bảo tính công tâm, đúng người, đúng tội. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của bất cứ quốc gia nào, không dung thứ cho những kẻ chống phá, bịa đặt, vu cáo.

 

Vì thế, những kẻ “đấu tranh vì tự do, nhân quyền”, “dân oan” hãy ngưng bấu víu vào vụ việc để kêu gọi các tổ chức quốc tế, nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Bởi không một quốc gia nào, tổ chức nào có tư cách, có quyền can thiệp vào công việc nội bộ và yêu cầu một quốc gia có độc lập, chủ quyền như Việt Nam phải làm theo những đòi hỏi vô lý như vậy. Thay vào đó hãy sống, làm việc theo pháp luật Việt Nam, sống với tư cách là một con dân đất Việt nghìn năm văn hiến.

  

Rõ ràng việc được ung dung, tự tại ngồi đếm lịch tới gần 3.000 ngày trong tù trong bối cảnh tình hình Covid-19 như hiện nay cũng là không tồi với những người được gắn mác “nhân quyền”, “dân chủ” mà thực chất là “dân oan” giả dạng. Đây cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc đến những kẻ còn đang rắp tâm đi ngược lại lợi ích của dân tộc, sống nhờ vào sự “bố thí” của các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam.

 

Vậy thử hỏi ai còn nhớ tới đám “Dân oan Dương Nội” đây?

 

                                                                                      Ngọc Lan 

Read more…