TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG NƯỚC VIỆT

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016
Tags: , ,

11 nhận xét:

  1. "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba". Đã là người dân VIệt Nam không ai có thể quên được truyền thống ấy, ngày mà mọi người tưởng nhớ đến công lao dựng nước, tạo những bước đi đầu tiên để Việt Nam có được ngày hôm nay

    Trả lờiXóa
  2. Nhân danh công lýlúc 04:38 19 tháng 4, 2016

    Trong giỗ tổ, nhân dân cả nước có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về: “Nước mở Văn Lang xưa/ Dòng vua đầu viết sử/ Mười tám đời nối nhau/ Ba sông đẹp như vẽ/ Mộ cũ ở lưng đồi/ Đền thờ trên sườn núi/ Muôn dân đến phụng thờ/ Khói hương còn mãi mãi”.

    Trả lờiXóa
  3. Giỗ tổ Hùng Vương, truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống văn hóa của dân tộc không thể nào quên lãng. Đó là hành động tỏ lòng biết ơn tới những bậc vua hùng đã có công dựng nước

    Trả lờiXóa
  4. Hùng Vương là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang. Theo “Thế thứ các triều vua Việt Nam” của tác giả Nguyễn Khắc Thuần, nước ta có 18 vị Vua Hùng. Năm 1917, dưới thời vua Khải Định, 10/3 âm lịch hàng năm chính thức được lấy làm ngày giỗ tổ Hùng Vương. Bác Hồ từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Đó là lời nhắc nhở về tinh thần uống nước nhớ nguồn cùng quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ.

    Trả lờiXóa
  5. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  6. Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là "Lễ hội Đền Hùng" là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có công cùng các Vua Hùng dựng nước. Qua đây 1 lần nữa cho người dân Việt thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta, từ đó hun đúc thêm lòng yêu nước của chúng ta, giúp chúng ta có thêm định hướng để phấn đấu trưởng thành hơn trong cuộc sống, góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước trong thế hệ mới

    Trả lờiXóa
  7. ''Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.''
    Câu nói này dù bất kể là ai, ở đâu, đang làm gì, ở vị trí nào trong xã hội luôn tâm niệm được điều này, vừa để biết mình từ đâu ra, vừa để yêu thêm truyền thống hào hùng của dân tộc Việt. Tổ tiên những người có công dựng nước thì gọi là Quốc Tổ Hùng Vương, không phải niên hiệu của một triều đại. Vì thế giổ Tổ là một truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam, không phải là cuộc trình diễn, không mang tính chất tôn giáo, mê tín dị đoan. Nhưng nó phát xuất từ tận đáy lòng sự thành kính đối với Quốc Tổ Việt Nam, với hồn thiên sông núi...

    Trả lờiXóa
  8. Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" hay "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những người lao động được nghỉ lễ kể từ năm 2007. Đây là ngày mà mỗi người dân Việt Nam dù bận đến mấy, vẫn phải thắp hương tỏ lòng thành kính với bậc vĩ nhận có công dựnhg nước Việt Nam đến ngày nay, tự hào lắm người Việt Nam

    Trả lờiXóa
  9. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.

    Trả lờiXóa
  10. Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta như giọt máu trở về tim. Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, và có một đặc thù riêng là: Phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc.

    Trả lờiXóa
  11. "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3". Từ xa xưa, ông cha ta đã có những câu thơ đó rồi, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ý thức về cội nguồn của dân tộc ta. Lễ hội được Đảng và Nhà nước rất chú trọng, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục, tuyên truyền tin thần yêu nước, xây dựng, bảo vệ đất nước, là một niềm tự hào của dân tộc ta với bạn bè thế giới!

    Trả lờiXóa