CÂU CHUYỆN “NÚP BỤI CÂY BẮN TỐC ĐỘ”
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016
Câu chuyện va chạm, xích mích giữa lực lượng công an (nhất là cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự ) với người dân có lẽ không còn quá lạ lẫm đối với nhiều người. Đã nhiều sự việc người dân tỏ thái độ bức xúc với cách thức bắt lỗi người vi phạm của lực lượng chức năng, họ cho rằng công an không quang minh chính đại, rình rập để bắt lỗi họ, và thậm chí dùng những ngôn từ không mấy thân thiện “như ăn trộm” “gài bẫy để bắt dân” “ để ăn chặn tiền”, các nhà “dân chủ” Việt cũng nhân cơ hội đăng tải những bức ảnh ghi lại hoạt động hóa trang, “ẩn nấp” của lực lực chức năng rồi ra sức chửi bới, xuyên tạc. Và gần đây câu chuyện đó đã được đưa ra ở kì họp thứ 11 Quốc hội khóa XII bởi một cử tri đến từ An Giang. Cụ thể vị cử tri đến từ An Giang đã cho rằng “ Việc thi hành phải công khai minh bạch. Đề nghị ngành chức năng cần phải tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, hình ảnh cảnh sát giao thông trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là trong xử lý phạt hành vi vi phạm trên lĩnh vực an toàn giao thông”. Và sau khi ý kiến của vị cử tri này được báo chí đăng tải thì không ngoài dự đoán, phần đông bạn đọc đều chung ý kiến, chung một câu hỏi như tôi. Tại sao một vị cử tri, đại diện cho tiếng nói của người dân một tỉnh, vậy mà lại có những phát ngôn với hàm lượng chất xám lại thấp đến thế? Sao người dân An Giang lại trao niềm tin cho một người nhiệt tình cộng ngu dốt như thế? lẽ ra với tư cách là người đại diện cho tiếng nói của một tỉnh, một người có trình độ, có tầm hiểu biết hơn người khác thì cử tri đó phải giải thích cho người dân hiểu thay vì “dâng” một câu hỏi thiếu suy nghĩ trong một kì họp lớn của đất nước.
Chỉ cần động não một chút thôi chúng ta cũng có thể thấy đây là một hoạt động cần thiết của lực lượng chức năng để xử lý những người cố tình không tuân thủ pháp luật (bất cứ công dân nào cầm trên tay giấy phép lái xe đều đã được học về luật an toàn giao thông). Thí dụ: trong trường hợp chúng ta bắt đối tượng buôn bán ma túy, đối tượng giết người (những người không tuân thủ pháp luật) lực lượng công an phải thông báo cho đối tượng biết là mình đang tìm hiểu, đang thu thập chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng đề nghị đối tượng chú ý, hoặc đơn giản như việc chúng ta bắt trộm không lẽ chúng ta sẽ thông báo cho tên trộm rằng ta đang ở đây, vào thì chú ý…tương tự như câu chuyện cảnh sát giao thông ngụy trang bắn tốc độ, như chúng ta biết chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông nếu không ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trên thì cá nhân đó có thể gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Tuy nhiên trong trường hợp này, nếu cảnh sát giao thông không ngụy trang để đo tốc độ thì nhiều lái xe sẽ tìm cách đối phó như: khi đang chạy với tốc độ cao nếu phát hiện các trạm chốt của cảnh sát giao thông họ xe cho xe giảm tốc độ hoặc chuyển hướng né tránh và sau khi qua chốt hành vi vi phạm tốc độ lại được lặp lại…vậy còn đâu tính thượng tôn pháp luật? không phải bỗng nhiên một nhà nước lại tự cho mình quyền đặt ra luật pháp, trong đó có luật an toàn giao thông, mà nó xuất phát từ việc đảm bảo quyền lợi chung của toàn xã hội, không để một số cá nhân gây ảnh hưởng đến quyền lợi chung của cộng đồng, quay trở lại trường hợp trên nếu lực lượng cảnh sát giao thông không ngụy trang, để lái xe có cơ hội đối phó để tiếp tục duy trì tốc độ trên mức an toàn (thông số được dựa trên những tính toán khoa học) thì có thể gây ảnh hưởng đến người xung quanh (những vụ nạn chết người thương tâm, những con người tàn phế suốt đời…)
Và thực tế, lực lượng cảnh sát giao thông của rất nhiều quốc gia thực hiện hoạt động trên.
Hình ảnh ghi lại hai cảnh sát Úc bắn tốc độ phương tiện giao thông
Như vậy, rõ ràng đây là một hoạt động cần thiết để hạn chế hành vi đối phó, tái diễn vi phạm pháp luật có thể gây ảnh hưởng cho người xung quanh của người tham gia giao thông và Bộ Công an cũng cho biết đơn vị đã ban hành thông tư (01/2016 ) quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông, trong đó quy định: “Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, cảnh sát giao thông được hóa trang, bí mật trong các trường hợp: nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (núp, đứng chỗ khuất bắn tốc độ...); đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.
Theo quy định,việc hóa trang phải theo kế hoạch từ trước, được Cục trưởng Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định. Ngoài ra trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng công an cấp huyện có quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang…
Khánh Việt
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
rõ ràng đây là một hoạt động cần thiết để hạn chế hành vi đối phó, tái diễn vi phạm pháp luật có thể gây ảnh hưởng cho người xung quanh của người tham gia giao thông và Bộ Công an cũng cho biết đơn vị đã ban hành thông tư (01/2016 ) quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông, trong đó quy định: “Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.
Trả lờiXóaKhông hóa trang, ẩn nấp thì có bắt được nhóm trẻ trâu manh động không, hay chúng nó đánh hơi được chuồn mất ngay. Muốn lực lượng công an công khai minh bạch hết thì còn cái gì là bí mật nữa để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được. Nhiều phát biểu của các đại biểu thiếu chính xác, nhưng có lẽ cũng vì mục đích tốt chứ không phải xấu xa gì nhưng có lẽ mỗi ngành có cái riêng của họ.
Trả lờiXóađể csgt hiên ngang đứng ngoài đường chờ bắt lỗi thì có khác gì làm tuyến đường kiểu mẫu 100m không. người ta cứ đến gần đấy là nghiêm chỉnh, còn đâu xong thì rú ga phóng ầm ầm, chắc thế thì mới đảm bảo hình ảnh của cảnh sát giao thông nhỉ
Trả lờiXóaHóa trang hay không hóa trang, ẩn nấp hay không ẩn nấp có lẽ cũng chẳng phải là vấn đề lớn đối với những người có ý thức nghiêm túc chấp hành pháp luật. Chỉ có những người ý thức kém mới phải lo sợ thế thôi.
Trả lờiXóaTôi cũng thấy việc núp bụi cây bắn tốc độ chẳng có gì là sai cả. Ở Việt Nam mình thì kêu ca thế chứ trên thế giới người ta triển khai đầy ra đó thôi. Cơ bản nhất vẫn là ở ý thức của mỗi người, nếu mình chấp hành tốt thì có ngại gì CSGT đâu.
Trả lờiXóaChuyện CS núp bắt tốc độ hoặc ăn mặc thường phục bắt trộm cướp là chuyện thường ngày và đúng luật.Cái ông Nghị viên nào đó chắc mới vào QH nên chưa thạo luật,phát tầm bậy các bác thông cảm.Lần sau...lại phát.
Trả lờiXóaTheo quy định,việc hóa trang phải theo kế hoạch từ trước, được Cục trưởng Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định. Ngoài ra trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng công an cấp huyện có quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang…
Trả lờiXóaĐây rõ ràng đây là một hoạt động cần thiết để hạn chế hành vi đối phó, tái diễn vi phạm pháp luật có thể gây ảnh hưởng cho người xung quanh của người tham gia giao thông và Bộ Công an cũng cho biết đơn vị đã ban hành thông tư (01/2016 ) quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông, trong đó quy định: “Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.
Trả lờiXóaVậy là không chỉ có Việt Nam chúng ta mới làm như vậy rồi, các quốc gia họ vẫn làm vậy, đúng là chỉ khi không xuất hiện mới biết được ý thức tham gia giao thông của người dân như thế nào thôi
Trả lờiXóaTheo cá nhân tôi đây là những hành động cần thiết của lực lượng Công an nhằm hạn chế vi phạm giao thông của người dân. Cách làm rất hay và không có gì phải đáng lên án như nhiều người nghĩ.
Trả lờiXóaThông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, cảnh sát giao thông được hóa trang, bí mật trong các trường hợp: nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (núp, đứng chỗ khuất bắn tốc độ…); đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp. Nhiều quốc gia khác cũng sử dụng những biện pháp tương tự. Vậy chẳng có gì phải bàn ở đây nữa cả!
Trả lờiXóa