Vị thế của Việt Nam
ngày càng được cải thiện đối với quốc tế. Tốc độ phát triên kinh tế trong năm
2017 và từ đầu năm 2018 đến nay được thế giới đánh giá rất cao. Đó là kết quả
rõ nét cho những nỗ lực phát triển kinh tế của Chính phủ trong thời gian qua. Tiếp
câu chuyện kinh tế, từ ngày 11-13/9/2018, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF
ASEAN) 2018 sẽ được tổ chức tại
Trung tâm Hội nghị quốc gia, thành phố Hà Nội với
một số nước ASEAN và thế giới. Đây có thể được coi là sự kiện kinh tế lớn có sự
tham gia của Việt Nam như để minh chứng cho những cơ hội phát triển rất lớn của
đất nước trong tương lai.
Việc là nước chủ nhà đăng cai
tổ chức cũng thể hiện vai trò quan trọng của nền kinh tế Việt Nam với sự đang
lên đáng khích lệ. Trong 8
năm qua, Việt Nam đã phối hợp với WEF tổ chức 3 sự kiện lớn là hội nghị WEF
Đông Á năm 2010, hội nghị WEF Mekong năm 2016 và nay là hội nghị WEF ASEAN. Chủ đề của hội nghị là “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp
và Cách mạng công nghiệp 4.0”.
Không loại trừ bất kỳ
sự kiện hay diễn biến nào trong nước; đám phá hoại từ bên ngoài ngay lập tức lấy sự kiện
này làm chủ đề để tác nghiệp. Chuyện là có hai cái tên định nhập cảnh vào Việt Nam gồm Minar
Pimple và Debbie Stothard với lý do được mời tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế
giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018. Tuy nhiên hai người
này không xuất trình được giấy mời và đã bị từ chối cho nhập cảnh Việt Nam.
Ngay sau đó, trên đám báo lá cải đã đăng tải
những thông tin xuyên tạc sự việc. Bất kể quốc gia nào trên thế giới cũng có
các quy định pháp luật quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực. Việc hai nhận vật
Minar Pimple và Debbie Stothard giả danh được mời tham dự Hội nghị WFE để nhập cảnh Việt Nam là vi phạm.
Cơ quan chức năng từ chối nhập cảnh là đúng quy định.
Debbie Stothard
Được biết, an ninh đã được thắt chặt, nhiều lực
lượng đã được triển khai để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho sự kiện kinh tế lớn
này; đặc biệt là diện những người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong thời gian
diễn ra Hội nghị. Đó là việc mà Việt Nam (quốc gia tổ chức) hay bất kỳ quốc gia
nào cũng phải làm.
Minar Pimple và Debbie Stothard là hai nhận vật tham gia vào các tổ chức mang danh nhân quyền, những thực
chất họ có những hành vi được liệt vào diện cần chú ý đối với an ninh một số quốc gia
Châu Á (trong đó có Việt Nam).
Quang Thuận
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét