Phải chăng tòa xử kín là để ưu ái ông Nguyễn Đức Chung?

tháng 11 30, 2020 |
Ông Nguyễn Đức Chung (ảnh nhỏ)


Tòa án nhân dân TP Hà Nội hôm nay cho biết, vừa ra quyết định ngày 11/12 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" xảy ra tại Hà Nội, liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Bốn bị cáo trong vụ án này gồm: Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, cựu Phó Bí thư Thành ủy, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội); Phạm Quang Dũng (sinh năm 1983, cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an); Nguyễn Hoàng Trung (sinh năm 1983, cựu cán bộ Công an thành phố Hà Nội, biệt phái công tác tại Phòng Thư ký - Biên tập, Văn phòng UBND TP Hà Nội); Nguyễn Anh Ngọc (sinh năm 1974, cựu Phó Trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, biệt phái công tác và giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Thư ký - Biên tập, Văn phòng UBND TP Hà Nội).

Các bị cáo này bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" theo quy định tại Điều 337 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong đó, bị cáo Chung và Dũng bị truy tố ở khoản 3 (khung hình phạt từ 10-15 năm tù). Hai bị cáo còn lại bị truy tố ở khoản 1 (khung hình phạt 2-7 năm tù).

Tòa án nhân dân TP Hà Nội cũng cho biết, phiên tòa sẽ được xét xử kín. Theo đó, phiên tòa chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.

Ngay sau khi Tòa án nhân dân TP Hà Nội có thông báo về việc mở phiên tòa xét xử kín đối với ông Nguyễn Đức Chung và những đồng phạm, trên mạng xã hội đã bắt đầu lan truyền những luận điệu kiểu như, có lẽ vì ông Nguyễn Đức Chung từng là Chủ tịch Hà Nội nên được xử kín; việc xét xử kín là chủ ý của Tòa án nhân dân TP Hà Nội nhằm ưu ái cho cựu lãnh đạo Thành phố; tại sao phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm lại được xử kín? Có điều gì đó đằng sau việc xử kín ông Nguyễn Đức Chung…

Nghe những luận điệu kiểu nguy hiểm này không ít người đã tỏ ra hoài nghi về quyết định xử kín đối với ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm. Tuy nhiên, với những người hiểu biết pháp luật thì việc phiên tòa này được xử kín là điều hết sức bình thường.

Điều 25, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định: Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án có thể xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai. 

Ông Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm bị truy tố về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" theo quy định tại Điều 337 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Vì vậy, theo quy định của pháp luật, phiên tòa xét xử các bị cáo phạm loại tội này được xét xử kín và tuyên án công khai. Hoàn toàn không có chuyện xét xử kín thì ông Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm sẽ được Tòa ưu ái như một số luận điệu trên mạng xã hội.

 

Việt Nguyễn


Read more…

Vì sao “Thanh Hải Vô Thượng Sư” không được chấp nhận ở Việt Nam ?

tháng 11 30, 2020 |


Những năm qua, ở Việt Nam đã và đang xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới mang màu sắc chính trị phản động vì những người sáng lập ra những môn phái đó không chỉ hoạt động tu tập thuần túy mà còn tập hợp lực lượng, trá hình đan xen vào mục đích chính trị đen tối. Trong số đó, nổi lên hiện nay là tổ chức bất hợp pháp mang tên “Thanh Hải Vô Thượng sư”

 "Thanh Hải Vô Thượng Sư" còn gọi là "Đạo tràng Tây Hồ", "Hội thiền định Suma Ching Hai", "Hội thiền định quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư", "Hội quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư", "Hội quốc tế thánh thiện Thanh Hải Vô Thượng Sư" do Đặng Thị Trinh – pháp hiệu "Thanh Hải" (sinh ngày 12/5/1948  tại Đức Phổ, Quảng Ngãi) lập ra năm 1989 tại Đài Loan.


Đặng Thị Trinh – pháp hiệu "Thanh Hải" 

Hiện nay, tổ chức "Thanh Hải Vô Thượng Sư" có mặt tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ, phát triển mạnh tại nhiều nước như Mỹ, Canada, Australia, Thái Lan, Singapore, Malaysia,… trụ sở chính đặt tại thành phố El Monte, Nam California, Mỹ.

Tìm hiểu về "Thanh Hải Vô Thượng Sư" có thể thấy, đây là một tổ chức trá hình tôn giáo vì bản thân nó không có giáo lý chính thống mà tiếp thu giáo lý Phật giáo và đạo Sikh. Những người theo "Thanh Hải Vô Thượng Sư" phải ăn chay trường, thực hiện ngũ giới cấm, không thờ ông bà tổ tiên…. Trong quá trình rao giảng, phát triển tổ chức, Thanh Hải thể hiện lập trường phản động, chống cộng sản công khai.

Thông qua Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên hợp quốc (UNHCR), Thanh Hải thường xuyên đến các trại tị nạn người Việt tại Hồng Kông, Thái Lan, Singapore để tuyên truyền, phát triển tổ chức, xây dựng các văn phòng đại diện tại các trại tị nạn với ý đồ khuyên nhủ các phần tử vượt biên ra nước ngoài hồi hương trở về Việt Nam để hình thành lực lượng nòng cốt phục vụ việc tuyên truyền, phát triển đạo lâu dài.

"Thanh Hải Vô Thượng Sư" du nhập vào Việt Nam từ năm 1990, quá trình lôi kéo người tham gia có lồng ghép tuyên truyền tư tưởng phản động, chống Đảng cộng sản, chống chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hiện nay "Thanh Hải Vô Thượng Sư" có khoảng 4.000 người tham gia tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư với hàng trăm điểm nhóm sinh hoạt trái pháp luật, trong đó tập trung đông nhất tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương…

Để tuyên truyền phát triển trái phép ở Việt Nam, những “tín đồ” trong nước thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, một hình thức trá hình với vỏ bọc rất kỹ lưỡng được đầu tư để lôi kéo trái phép người dân tham gia đó là thông qua việc tổ chức nhiều chương trình văn hóa văn nghệ, mở nhiều nhà hàng chay và các hoạt động mang danh nghĩa bảo vệ môi trường, "sống xanh"; lợi dụng các vấn đề mang tính thời sự đang được xã hội quan tâm như thiên tại, dịch bệnh… để tổ chức các hoạt động từ thiện, ủng hộ nhằm gây thanh thế.

Thời gian gần đây, lợi dụng tình hình dịch Covid-19, lũ lụt tại miền Trung, tổ chức "Thanh Hải Vô Thượng Sư" đẩy mạnh hoạt động từ thiện – xã hội qua việc gặp gỡ, ủng hộ một số cơ quan chức năng ở địa phương cho công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai lũ lụt. Với vỏ bọc này, các đối tượng đã ve vãn, qua mặt chính quyền một số địa phương nhằm khuếch trương thanh thế.


Tài liệu chính trị - phản động liên quan đến "Thanh Hải Vô Thượng Sư"

Hoạt động của “Thanh Hải Vô Thượng Sư” bị cấm là vì nó mang màu sắc chính trị phản động, giáo chủ Đặng Thị Trinh công khai quan điểm chống cộng sản trên mọi diễn đàn. Nhiều bài phát biểu của Trinh có nội dung kích động lòng hận thù, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Không những vậy, mặc dù Thanh Hải đã vay mượn giáo lí của các tôn giáo chính thống như Công giáo, Phật giáo nhưng khi hoạt động lại phá vỡ các quy định của các tôn giáo truyền thống như thọ giới tỳ kheo ni cho nam giới. Hoạt động của Thanh Hải vô thượng sư mang tính chất dị đoan, hình thức cộng tu là phản khoa học, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tham gia như tập trung đông người thức suốt đêm để ngồi thiền, phải ăn chay trường; nhiều người đã trở thành nạn nhân của “Thanh Hải”, do sức khỏe không đảm bảo, do đã bị hù dọa là “nghiệp chướng” hoặc “thiên tai đời tới”, sợ phạm giới luật hoặc bị kích động đã “bỏ vợ, bỏ chồng”. Một số đối tượng cuồng tín chỉ muốn tu hành để lo cho “cuộc sống đời sau” được tốt hơn. Những hành vi đó đã có tác động xấu đến kinh tế, đời sống của người theo tà đạo, là nguy cơ dẫn đến những gánh nặng cho xã hội khi phải giải quyết những hậu quả của nó và gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn.

Do tính chất nguy hại của của tổ chức này như thế nên cần nghiêm cấm Thanh Hải vô thượng sư hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Cần làm cho mọi người dân Việt Nam hiểu rõ tính chất “tà giáo” và tính chất “chính trị phản động” của Thanh Hải để không ai nghe và tin theo.

Mã Phi Long

Read more…

Về một linh mục luôn tìm cách phá hoại đất nước

tháng 11 30, 2020 |


Mấy năm qua tại Việt Nam, có một hiện tượng rất bất thường là một số linh mục Công giáo có lời nói, việc làm không phù hợp với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, thậm chí là khuyến khích công dân theo Công giáo đối đầu với chính quyền. Ðó là điều không thể chấp nhận và bị xã hội lên án. Rất nhiều người đã lên tiếng phê phán hành vi sai trái, đi ngược đạo lý này.

Trong đó, đáng chú ý nhất vẫn là linh mục Đặng Hữu Nam – một quạ đen khét tiếng ở giáo phận Vinh với thành tích chống phá rất quyết liệt. Có lẽ hoạt động bề nổi của y chính là lợi dụng tòa giảng để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước. Với thực tế đó có thể thấy, quạ đen Đặng Hữu Nam không tiếc một lời nào để nói xấu, bôi nhọ các vị lãnh đạo, hạ uy tín của Việt Nam, đổi trắng thay đen các vấn đề nhạy cảm trong xã hội điên cuồng chống phá. Chúa Giê-su dạy “có nói có, không nói không, mọi điều khác do lòng tà mà ra”. Rõ ràng linh mục Ðặng Hữu Nam đã rao giảng sự gian dối, và đó là lòng tà.




Loạt bài viết thể hiện rõ bản chất thù địch của Đặng Hữu Nam

Bên cạnh đó, một trong những nội dung xuyên tạc được Đặng Hữu Nam rất yêu  thích đó là tuyên truyền nói xấu Đảng, bôi nhọ uy tín, nhân phẩm các vị cán bộ, đảng viên, thậm chí y còn tỏ ra “khó chịu”, hằn học với cả những người đồng đạo là đảng viên Đảng Cộng sản Viêt Nam khi họ có những đóng góp to lớn cho xã hội và cả công tác xây dựng Đảng.

Điển hình như mới đây, truyền hình VTV vừa phát những video về những linh mục vừa làm quản xứ, vừa tham gia công tác Đảng bộ tại địa phương. Và trên thực tế, có những xóm Đạo nhỏ nhưng có hàng chục người là đảng viên, những người có đạo tham gia công tác chính quyền không thiếu. Họ vừa làm tốt việc Đạo, hoàn thành việc đời, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với giáo hội cơ sở. Các vị linh mục đó đã đóng góp không nhỏ trong các phong trào cách mạng, xây dựng, đóng góp và công tác xây dựng chính quyền, văn hoá nơi họ hoạt động mục vụ.



Quan điểm thù địch của Đặng Hữu Nam

Thế nhưng, mỗi khi có thông tin một linh mục, một giáo dân nào được nêu gương điển hình tiên tiến, đi đầu trong mọi phong trào cách mạng, phong trào thi đua yêu nước thì y như rằng Đặng Hữu Nam lại tỏ ra “cay cú”, dùng tư tưởng bảo thù theo thuyết duy tâm cực đoan tôn giáo của Ngô Đình Diệm để phán xét, truyền bá các tư tưởng tiêu cực đến với giáo dân như: "Đảng CS sẽ diệt tôn giáo; CS là vô thần; một tôi không thờ 2 chủ; CS sinh ra từ nghèo đói..."

Đủ những lời lẽ lừa dối của những kẻ chủ chăn.

Hiện nay, dù đã bị treo chén, không cho hoạt động mục vụ mà được điều chuyển về Tòa giám mục, nhưng Đặng Hữu Nam vẫn chứng nào tật nấy, không có điều kiện lợi dụng tòa giảng để phát tán các thông tin xấu độc nữa thì y dành tối đa thời gian để đưa đẩy các luận điệu xuyên tạc lên mạng xã hội, facebook.

Nhưng càng qua đó chúng ta càng cảm thất bản chất “vô ơn” của những kẻ được sinh ra và lớn lên trong môi trường Chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, dưới góc độ tôn giáo, thì Chúa Jesus có thể thấy Đặng Hữu Nam đã quá lạm dụng quyền hành, thần quyền mà giáo hội giao phó để thực hiện mục đích cá nhân, mượn nơi rao giảng tin mừng để tuyên truyền xuyên tạc.

Đó chẳng phải là trái với ý Chúa. Bởi lẽ, Chúa đâu có dạy con chiên của mình là đừng học theo những lời tốt đẹp của người khác không? Chúa sinh ra ở hang đá thì Ngài đứng về phía người yếu thế, nghèo khó như chính cuộc cách mạng vô sản nổ ra ở Pháp để đòi công bằng cho những người công nhân, tầng lớp đáy của xã hội. Thì tại sao con chiên lại dùng nghèo đói để hạ bệ người khác ?

Do đó, dù là bất cứ hình thức nào việc tuyên truyền xuyên tạc của Đặng Hữu Nam cũng cần lên án. Nhất là trong thời gian tới, khi Đại hội lần thứ XIII của Đảng được diễn ra, chắc chắn số đối tượng như Đặng Hữu Nam sẽ có nhiều bài viết theo dạng nêu trên để tuyên truyền chống phá Đại hội. Do vậy, chúng ta cần sớm làm rõ mưu đồ trên, kêu gọi mọi người tẩy chay và lên án mạnh mẽ các quan điểm thù địch của Đặng Hữu Nam, kiên quyết không tin, không nghe và đồng lòng “vô hiệu hóa” mọi luận điệu xuyên tạc của y trong các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước nói chung, chống phá Đại hội lần thứ XIII nói riêng.

Mã Phi Long

 

 


Read more…

Bài học nhãn tiền cho những kẻ phản loạn lưu vong

tháng 11 29, 2020 |


Trong số các đối tượng chống đối quyết liệt nhất ở hải ngoại hiện nay, có lẽ Nguyễn Văn Đài là kẻ đang tích cực dùng “vốn tự có” từ khối óc thần kinh chính trị để hàng ngày, hàng giờ “tuôn” ra vô số lời lẽ xuyên tạc, thể hiện thái độ chống đối quá sâu sắc.

Hiện nay, y đang sống lưu vong tại Đức, sau khi được tại ngoại ra nước ngoài. Một kẻ bán trời không văn tự như Nguyên Văn Đài không biết sẽ còn dùng “vốn tự có” để chống phá Việt Nam còn bao lâu nữa. Vì tất cả những “sản phẩm” của Nguyễn Văn Đài để chống Việt Nam đều lấy nguồn thông tin đã bị bóp méo, thổi phồng từ các đối tượng trong nước chuyển giao ra nước ngoài. Theo đó, những nhân định, đánh giá về tình hình trong nước của y chẳng khác nào mấy ông “thầy bói xem voi”, dựa vào chút vốn liếng kinh nghiệm trong thời gian hoạt động chống đối trong nước, giờ coi như là “tai sản” vốn quý để cố gắng chắt chiu, sử dụng đáp ứng đơn đặt hàng của các thế lực chống phá Việt Nam.




Nguyễn Văn Đài đang chống phá rất quyết liệt

Thế nhưng, cái “vốn tự có” đó rồi theo quy luật cũng sẽ “hết đát”, vì bản thân y cũng chẳng thể mãi ở đỉnh cao của sự quá trình hoạt động chống phá Việt Nam được. Chẳng nhìn đâu xa, những thế hệ đàn anh, đàn chị của y như Trần Khải Thanh Thuy, Nguyễn Văn Hải (Hải điếu cày), Dương Thu Hương... là điển hình cho cái nghề bạc bẽo khi chấp nhận bán rẻ lương tâm để làm con rối để các thế lực chống phá Việt Nam lợi dụng.

Hay điển hình như trường hợp của ông Bùi Tín – một người chống phá “gạo cội” ở hải ngoại, nhưng cuối đời thì sống và “vĩnh biệt trần thế” trong sự cô đơn. Khi còn sống ông cầu nguyện được trở về và nhắm mắt xuôi tay tại quê nhà sau nhiều năm lưu lạc đất khách quê người. Ông mong muốn chế độ cộng sản sớm sụp đổ để ông hiên ngang trở về Việt Nam để không mang tai mang tiếng, ông đã chờ đợi gần 30 năm qua. Thế nhưng giờ này cuộc đời ông đã khép lại, với bao dở dang toan tính của riêng mình. Mong muốn của của ông mãi mãi không thành. Ông trở về hư vô, hư không. Và nhiều người nói rằng cái kết cho những kẻ phản bội là sự lãng quên. Chỉ một ước nguyện được trở về đất mẹ trước khi nhắm mắt mà không thành.


Ông Bùi Tín

Đáng chú ý là trường hợp của ông Nguyễn Văn Thiệu cũng tương tự như vậy. Để đến khi nhắm mắt xuôi tay mới hối hận để vợ của ông Thiệu phải than thở trong tủi nhục rằng: “tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả Ông Bà, và mang tro cốt của ổng (chồng, Nguyễn Văn Thiệu) về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: “Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi”.

Vậy đó, tiền tài nơi xứ người mà trong khi mồ mả ông bà ở quê hương ai chăm sóc, uớc vọng cuối cùng của người ta lúc sắp chết là gì... Lưu vong, chạy trốn mãi cuối cùng cũng chết lưu lạc nơi đất người. Lúc chết họ đâu ước được mang vàng, mang của theo.

Cho nên, Nguyễn Văn Đài hay bất cứ đối tượng nào khi đã “xa cơ lỡ vận”, trót “đắm mình” vào dòng chảy do các thế lực chống phá Việt Nam tạo dựng thì hãy sớm “cải tà quy chính”, biết quay đầu là bờ. Những tấm gương mờ vẫn còn đó. Nếu như không muốn đi vào vết xe đổ của các “tiền nhân” trước, đừng để đến tuổi già sống hiu quạnh thì hối cũng không kịp, kẻo lại phải chết trong cô đơn và nguyện vọng cuối cuộc đời là mong được mang tro cốt về để đất mẹ ôm vào lòng như ông Bùi Tín hay ông Nguyễn Văn Thiệu.

Mã Phi Long

Read more…

Huyền thoại bóng đá Maradona mang trái tim và tình yêu của người Cộng sản

tháng 11 28, 2020 |


Huyền thoại bóng đá thế giới Diego Maradona đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 25/11/2020 sau một cơn đau tim đột ngột. Sự ra đi của “cậu bé vàng” với những pha xử lý bóng đá đầy mê hoặc đã khiến hàng triệu người hâm mộ trên thế giới bàng hoàng và tiếc thương. Tại Argentina, hàng vạn người đã đến với Maradona, lần này không phải để xem cầu thủ được mệnh danh “bàn tay của Chúa” chơi bóng mà để đến chia tay lần cuối và tiễn đưa huyền thoại bóng đá của họ vê nơi an nghỉ cuối cùng.

Với người dân Argentina, “cậu bé vàng” không chỉ là một huyền thoại bóng đá, không chỉ đem lại niềm vui sướng khi xem anh chơi bóng, mà Maradona còn là người có công trong việc gắn kết dân tộc trong những thời điểm đất nước khó khăn nhất.

Không những vậy, ở góc độ chính trị - xã hội, Diego Maradona còn là một người chống chủ nghĩa đế quốc, theo chủ nghĩa xã hội. Maradona là một người cánh tả trên các sân bóng đá và cả về chính trị. Là một cầu thủ bóng đá, ông đã không mệt mỏi chống lại tham nhũng trong Liên đoàn Bóng đá Hiệp hội Quốc tế (FIFA). Ông ấy đã đấu tranh để đoàn kết các cầu thủ bóng đá và vào cuối thập niên 90, Maradona, với những ngôi sao nổi bật khác, đã thành lập Hiệp hội các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp quốc tế để bảo vệ quyền lợi của các cầu thủ.

Maradona, còn được gọi là ′′El 10", công khai thể hiện sự ủng hộ của mình đối với các động thái cánh tả, chủ nghĩa xã hội và tiến bộ trên thế giới và cụ thể là ở Mỹ La Tinh. Ông ta cũng công khai thách thức chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thuộc địa và là một người ủng hộ vững chắc của người Palestine vì đã nói ′′trong trái tim tôi, tôi là người Palestine" và ′′Tôi là một hậu vệ của người Palestine, tôi tôn trọng họ và thông cảm với họ, tôi ủng hộ Palestine mà không có Sợ hãi".


Maradona luôn mang tình yêu với Chủ nghĩa cộng sản

Ông ấy tự hào mang một hình xăm Che Guevara trên tay và một hình xăm Fidel Castro trên chân của mình. Anh ấy là một người bạn thân thiết và ủng hộ Hugo Chavez, Evo Morales và Fidel Castro trong số những nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa khác. Anh ấy từng nói ′′Tôi tin vào Hugo Chávez. Tôi là Chavista. Tất cả những gì anh ấy và Fidel làm, theo quan điểm của tôi, là tốt nhất". Khi một người theo chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa và chống đế quốc Maradona vẫn là một người ủng hộ cam kết của Venezuela's Bolivarian Revolution và các động tác xã hội tiến bộ trên khắp nước Mỹ La Tinh, không bao giờ mất hy vọng vào người nghèo và những người bị áp bức để giải phóng bản thân.


Maradona tự hào mang một hình xăm Che Guevara trên tay

′′Tôi từ bên trái theo nghĩa của tôi (...) vì sự tiến bộ của đất nước tôi, để cải thiện cuộc sống của những người nghèo, để tất cả chúng ta đều có hòa bình và tự do", ′′Chúng ta không thể như vậy đã mua, chúng ta là những người còn lại trên đôi chân, chúng ta là những người còn lại trên đôi tay, và chúng ta là những người còn lại trong tâm Điều đó phải được biết đến bởi những người dân, rằng chúng ta nói sự thật, rằng chúng ta muốn sự bình đẳng, và chúng ta không muốn lá cờ Yankee được trồng trên chúng ta".

Một con người vĩ đại không chỉ trên sân bóng mà trong cả đời sống chính trị - xã hội đã tạo nên thương hiệu cho Maradona. Tượng đài bóng đá của thế giới đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng với những người hâm mộ của ông thì là bất tử và có lẽ với nhiều người thì cảm xúc mà ông đem lại không bao giới phai nhạt.

Mã Phi Long

 

Read more…

Bàn về đạo đức người đảng viên

tháng 11 27, 2020 |


Có lẽ, một trong những quyết định khó khăn nhất đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đó là ký các quyết định xử lý, kỷ luật đối với các cán bộ, đảng viên mắc những sai phạm nghiêm trọng. Điều này luôn là TBT, CTN trăn trở, đau đáu trong tâm can. Và trong tất cả các cuộc họp gần đây, TBT, CTN đều nhấn mạnh đến vấn đề này. Nhưng cho dù có đau xót cũng phải thực hiện vì lợi ích của nhân dân và đất nước là trên hết.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Đau xót là điều hiển nhiên, nhưng nhìn về tổng thể khách quan, qua việc xử lý hàng trăm cán bộ cao cấp, cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương trong nhiệm kỳ khóa XII đã tạo sự răn đe, cảnh tỉnh. Ngay cả khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp diễn ra thì công tác kỷ luật Đảng vẫn tiếp tục làm chặt chẽ để ngăn ngừa những sai phạm đau sót. Và cũng qua đây, niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng càng được củng cố vững bền, nhất là những cán bộ, đảng viên kiên trung, các lão thành cách mạng rất mừng vì TBT, CTN nói đi đôi với làm trong vấn đề làm trong sạch nội bộ Đảng và chấn chỉnh đạo đức, nhân cách cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng.

Trước đó, trong phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều thời gian để nhắc nhở đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng phải luôn giữ cho vững đạo đức cách mạng, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, làm tròn trọng trách trước Ðảng và nhân dân.

Thực tế cho thấy, không có gì có thể đánh bại người cộng sản ngoại trừ chính họ. Quả thực câu nói đó không phải không đáng suy nghĩ. Sức mạnh có thể đánh bại người cộng sản chính là sự tha hóa biến chất của đội ngũ cán bộ. Vui mừng trước những thắng lợi của cách mạng, của đổi mới, của cơ đồ đất nước như ngày hôm nay, nhưng không phải đã hết những sự trăn trở, băn khoăn, lo lắng về những tồn tại của xã hội, tồn tại trong đảng, đặc biệt ngay trong một bộ phận cán bộ cấp cao, những người được nhân dân tín nhiệm, từng giữ những trọng trách trong bộ máy của Đảng, Nhà nước nhưng đã hư hỏng và bị xử lý thời gian qua.

Và nhiều năm qua, trong hệ thống chính trị của ta cũng đã phần nhiều coi trọng hơn về vấn đề đạo đức của cán bộ đảng viên. Nói cụ thể, đạo đức đảng viên, đạo đức công chức là một bộ phận quan trọng của đạo đức xã hội. Gần đây, có thể nói, sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, đạo đức trong bộ máy Nhà nước đã tới mức cảnh báo. Từ thực tiễn ấy, tại Đại hội XII, Đảng ta coi vấn đề xây dựng đảng về đạo đức là một trong 4 phương diện hợp thành của công tác xây dựng đảng, cùng với xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thì xây dựng đảng về đạo đức là một nhân tố căn bản. Chính trị mà không có đạo đức thì không có chính trị nguyên vẹn.

Một trong những nội dung cốt lõi trong chấn chỉnh đội ngũ đảng viên được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc lại đó là truyền thống đạo đức xã hội, đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên, đặc biệt đối với cán bộ cấp chiến lược, cán bộ chủ chốt, đứng đầu các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị bởi ông luôn kỳ vọng vào rường cột của đất nước để dẫn dắt xã hội. Đó là những người làm nên vị thế cầm quyền của Đảng; là nền móng căn bản để làm nên bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, nên mỗi cán bộ công chức trở thành một tấm gương về đạo đức trước hết, tức là phải làm người một cách ngay ngắn.

Mặc dù sẽ có nhiều người có vẻ không tán đồng khi cho rằng, giờ đề cập vấn đề đạo đức làm gì, thậm chí bây giờ cần gì phải nói đến vấn đề đạo đức của vài chục năm trước nhưng họ quên mất rằng, đạo đức không thể bị chia cắt một cách cơ học, thiển cận như vậy. Đạo đức là giá trị vốn có của con người, là giá trị làm nên xã hội, đó cũng là nền tảng, đồng thời là động lực phát triển xã hội từ xưa đến nay chứ không chỉ vài chục năm nay.

Nhưng suy cho cùng đối với cán bộ, đảng viên nói chung, cấp chiến lược nói riêng, đạo đức cách mạng là nhân tố căn bản, nhân tố trung tâm. Xã hội nào cũng thế, các đảng phái không thể dẫn dắt được xã hội khi những đảng viên của họ, công chức của họ, viên chức trong bộ máy nhà nước không có đạo đức.

Mã Phi Long

 

Read more…

Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn huyện Đông Anh

tháng 11 27, 2020 |


Sáng 27-11, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội làm việc với Huyện ủy Đông Anh về tình hình triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 và giai đoạn 2020-2025.


Đồng chí Vương Đình Huệ

Theo Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, nhưng đến hết tháng 10-2020, kinh tế của huyện vẫn tăng trưởng 7,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.650 tỷ đồng. Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững, ổn định. Cùng với đó, đề án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận đến năm 2025, xây dựng nông thôn mới nâng cao được triển khai quyết liệt…

Tại buổi làm việc, bên cạnh một số đề nghị về các cơ chế, chính sách, tăng phân cấp cho địa phương, lãnh đạo huyện Đông Anh cũng đề xuất thành phố sớm triển khai thực hiện 22 dự án hạ tầng khung thuộc nhiệm vụ chi của thành phố giai đoạn 2021-2025; đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên; tuyến đường nối cầu Tứ Liên đến Quốc lộ 3 mới; tuyến đường Vành đai 3 đoạn từ nút giao với Quốc lộ 3 mới đến nút giao với đường Võ Văn Kiệt và đoạn kéo dài đến đường Vành đai 4 để tạo động lực cho địa bàn phát triển nhanh hơn.

Phát biểu kết luận, đồng chí Vương Đình Huệ nhấn mạnh, mục tiêu bao trùm trong nhiệm kỳ này là quyết tâm xây dựng huyện Đông Anh thành quận giàu đẹp, văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Để biến mục tiêu, khát vọng trên thành hiện thực, một mặt huyện cần quyết tâm đổi mới, chủ động hơn, bám sát thành phố hơn; mặt khác các sở, ngành cũng cần cùng vào cuộc, chung tay tháo gỡ cho huyện.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, những kiến nghị của Đông Anh cũng là những vấn đề chung của các quận, huyện hiện nay. Với những vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách, Bí thư Thành ủy đã yêu cầu trong tháng 1 tới phải sửa đổi ngay Quyết định 41/2016/QĐ-UBND của UBND Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn; tiếp đến Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND của HĐND Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách... để thông qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở theo hướng tăng cường phân cấp, giao việc cho các địa phương; những việc gì địa phương làm tốt thì giao cho địa phương làm, thành phố chỉ hậu kiểm, thông qua đó tạo sự chủ động và tạo động lực cho phát triển cho địa phương.

Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu thành phố thành lập một tổ công tác để rà soát, đề xuất tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thể chế, cơ chế, chính sách. Đối với những kiến nghị, đề xuất của nhà đầu tư, nhất là ba dự án có tính chất động lực của huyện, đó là Thành phố thông minh, Công viên Kim quy và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, đồng chí giao Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và huyện Đông Anh báo cáo UBND thành phố về tiến độ bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư nào triển khai không đúng tiến độ thành phố sẽ thu hồi, tránh tình trạng dân đã bàn giao đất rồi, nhưng dự án mãi không triển khai.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, Đông Anh là huyện có diện tích lớn, dân số đông, tiềm năng và lợi thế còn rất lớn, do vậy huyện cần phát triển bứt phá trong thời gian tới để xứng đáng với sự kỳ vọng của thành phố. Sau buổi làm việc, Thành ủy sẽ sớm có Thông báo kết luận, UBND thành phố có trách nhiệm trả lời đối với từng kiến nghị, đề xuất cụ thể của huyện, làm cơ sở để huyện triển khai các nhiệm vụ.

Khải Hoàn


Read more…

Trò hèn của những “con rối”

tháng 11 24, 2020 |


Càng tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIII, các thế lực phản động và các nhà rân chủ rởm càng tăng cường các hoạt động phá hoại trên phương diện chính trị, tư tưởng. Và một trong những chiến dịch với quy mô lớn được các đối tượng đang thực hiện chính là tung các tin đồn thất thiệt, các thông tin đã bị bóp méo xuyên tạc để bôi nhọ uy tín, danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Đáng chú ý, thời gian gần đây, có không ít kẻ rân chủ rởm, số “thanh niên công ngáo” đang lợi dụng các trang mạng xã hội để hướng tới nhằm tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bằng các luận điệu phi lý khi cho rằng đây là việc Tổng Bí thứ giữ chức Chủ tịch nước là sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, một số đối tượng khác còn nói rằng TBT, CTN đang ngồi “hai ghế” chính là để “củng cố quyền lực”, “thâu tóm quyền lực cá nhân” và “không có ý nghĩa cho đất nước”,…



Luận điệu xuyên tạc của các đối tượng xấu

Đúng là đám tiểu nhân “ghen ăn tức ở”, đã “ngu còn tỏ ra nguy hiểm”. Tất cả những luận điệu đó dù chắc chắn không gây ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín của cụ Tổng, mà còn để dư luận xã hội thấy rõ bộ mặt “gian xảo” của những kẻ “ăn không ngồi chốc”, làm “con rối” để sai khiến chống phá Đảng, Nhà nước.

Bởi lẽ, với những thành quả của công tác chỉnh đốn Đảng, lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, đảng viên các cấp, cuộc chiến chống tham nhũng được TBT, CTN “nói đi đôi với làm” đã đem lại những đổi mới không hề nhỏ trong công tác quản lý, đào tạo cán bộ tại các cơ quan công quyền. Đồng thời, đã tạo tiền đề để nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển.

Cho nên, là người Việt Nam yêu nước chân chính, ai ai cũng tin tưởng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục thực hiện tốt lời tuyên thệ của mình trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Bởi ông không chỉ là một nhân vật chính trị cứng rắn, mang lại những diện mạo mới, sắc nét trong công cuộc chỉnh đốn Đảng, sửa đổi lề lối làm việc, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đưa ra nhiều quyết sách, hướng đi mới cùng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội mà còn là một nhà lãnh đạo gần gũi với nhân dân.

Đặc biệt, với những thành quả đó, trong mắt người dân trong nước và bạn bè quốc tế, ông là nhà lãnh đạo giản dị. Là một người đứng đầu Đảng và Nhà nước, nhưng ông lại chọn ở nhà công vụ với cuộc sống bình dị lạ thường. Một tâm lý chung của mỗi người dân Việt Nam lúc này đó là luôn cầu chúc và mong muốn Chủ tịch còn đảm bảo sức khỏe thì dù có mấy nhiệm kỳ, ông cũng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đưa đất nước vững mạnh đi lên, đẩy lùi “giặc nội xâm”, tiến xa và cao hơn trên trường quốc tế.

Có thể thấy rằng, một khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận thì không một thế lực, thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được lịch sử và nguyện vọng của nhân dân, cũng như chia rẽ được khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – vị lãnh đạo kiên trung, trách nhiệm,lối sống thanh tao, giản dị, cần kiệm, liêm khiết, gần gũi với dân, trọng dân, yêu dân, hết lòng hết sức phục vụ Đảng, phụng sự nhân dân thì không thể không một ai có thể xuyên tạc, bôi nhọ nhân phẩm của ông được.

Mã Phi Long

 

Read more…

Đảm bảo an ninh trật tự sẽ là nền tảng để Thủ đô phát triển về mọi mặt

tháng 11 24, 2020 |

 

Những năm qua, công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Thủ đô Hà nội được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ. Nhờ đó, thành phố bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường bình yên của Thủ đô.


Công an Thủ đô triển khai công tác tuần tra

Đây là những tín hiệu vui để chúng ta có quyền tự hào về một Thủ đô ngàn năm văn hiến, yên bình và văn minh. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa cũng không được lơ là, chủ quan, vì Thủ đô Hà Nội là địa bàn chiến lược quan trọng trong việc bảo đảm tình hình an ninh trật tự, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội nên luôn là mục tiêu phá hoại của các thế lực chống đối.

Tuy nhiên, những năm qua và trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường, sự cạnh tranh giữa các nước lớn tác động nhiều mặt đến hợp tác quốc tế và bảo đảm an ninh trật tự. Trong nước, áp lực gia tăng tội phạm ngày càng lớn, nguy cơ tai nạn giao thông, cháy nổ vẫn còn nghiêm trọng… đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.

Do đó, để làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn các làn sóng xấu ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, trong thời gian tới cần tăng cường thực hiện tốt các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm, các lực lượng chức năng phải triển khai quyết liệt, có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Nhiều kế hoạch, chuyên đề chuyên sâu đấu tranh, phòng chống tội phạm trên các lĩnh vực, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong đó tập trung rà soát, lập kế hoạch điều tra, triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, các ổ nhóm tội phạm liên quan đến hoạt động “kinh doanh tài chính”, “núp bóng doanh nghiệp” để hoạt động tội phạm….

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự không chỉ riêng của lực lượng an ninh Thủ đô mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Do đó, một trong những giải pháp lâu dài ngăn chặn hoạt động của tội phạm đó là các cơ quan chức năng tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc”, đổi mới hình thức và nhân các điển hình tiên tiến như: Khu chung cư, Tổ dân phố, cơ quan, trường học an toàn về an ninh trật tự; Tuyến phố tự quản về an ninh trật tự; Tự quản nhà thuê trọ; Nhóm, ngõ tự quản, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng”. Đồng thời, cần kịp thời có chế độ, chính sách nhằm động viên, tuyên dương các gương điển hình tiên tiến trong phong trào phòng, chống tội phạm tại các quận, huyện.

Điều đáng chú ý và mong chờ nhất đó là việc Công an Hà Nội đang triển khai mạnh mẽ việc bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã để tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đặt mục tiêu luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội để Thủ đô phát triển. Trong đó, lực lượng vũ trang Thủ đô được xây dựng “tinh, gọn, mạnh”, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ, không bị động bất ngờ, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Chính những điều kiện đó sẽ góp phần đảm bảo an toàn, trật tự an ninh xã hội trên địa bàn, những năm tới, góp phần phát triển kinh tế Thủ đô, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tạo điều kiện cho các cấp chính quyền và người dân trên địa bàn Thủ đô tích cực triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; kết nối hạ tầng các khu đô thị, đường giao thông và hệ thống thoát nước; thực hiện hiệu quả nhiều dự án trọng điểm của Hà Nội...

Mã Phi Long

 

Read more…

Vị thế của Việt Nam đang được nâng tầm trên trường quốc tế

tháng 11 22, 2020 |


Thế giới đang trên đà phát triển kéo theo sự tất yếu đó là phải hội nhập một cách sâu, rộng; cho nên mỗi quốc gia đều phải nỗ lực nâng cao vị thế và uy tín của mình trên trường quốc tế là sự tất yếu của tiến trình lịch sử. Và thực tế những gì Việt Nam đã và đang làm những năm qua đã cho thấy nước ta đã nắm bắt được thời cơ, biến thách thức thành động lực để phát triển. Gần đây nhất, vệc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 là một hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng của Việt Nam trong năm 2020 lại càng chứng tỏ nhận định trên.

Nhận lời mời của nước Chủ tịch G20 (nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) năm 2020 là Ả Rập Saudi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 theo hình thức trực tuyến trong 2 ngày 21 và 22-11. Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, lãnh đạo các nước sẽ tập trung thảo luận về hợp tác ứng phó dịch Covid-19, thương mại đầu tư, kinh tế số và phát triển bền vững.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới-G20

Từ phía Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự cả hai phiên thảo luận của hội nghị lần này với các chủ đề: “Vượt qua đại dịch, phục hồi tăng trưởng và việc làm” và “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có khả năng chống chịu”. Việt Nam tham dự hội nghị lần này nhằm các mục tiêu: Truyền thông điệp về kết quả của Việt Nam trong ứng phó dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, khẳng định hình ảnh phát triển năng động, khả năng thích ứng, cởi mở, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; thúc đẩy các nội dung phù hợp với lợi ích của Việt Nam, thể hiện tinh thần xây dựng và đóng góp tích cực, trách nhiệm vào các vấn đề quản trị kinh tế toàn cầu; góp phần nâng cao hơn nữa vị thế và vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Năm nay, là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam được nước Chủ tịch G20 Ả Rập Saudi mời tham dự các hội nghị quan trọng của G20 như hội nghị cấp bộ trưởng trong các lĩnh vực ngoại giao, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, giáo dục, y tế, kinh tế số, lao động – việc làm, môi trường, năng lượng, thương mại, du lịch… Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến đặc biệt G20 về ứng phó dịch Covid-19 vào ngày 26-3, qua đó đã khẳng định trách nhiệm, đóng góp của Việt Nam và ASEAN vào nỗ lực chung của quốc tế trong chống dịch Covid-19 cũng như truyền thông điệp về quyết tâm và kết quả chống dịch của Việt Nam. Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 là một hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng của Việt Nam trong năm 2020, có ý nghĩa nhiều mặt về chính trị, đối ngoại và kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động sâu sắc đến kinh tế toàn cầu.

Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần đầu tiên vào năm 2010 với tư cách Chủ tịch ASEAN. Tại hội nghị này, Việt Nam đã đề xuất và thúc đẩy một số vấn đề được các nước đang phát triển, đặc biệt là ASEAN và Việt Nam, quan tâm như: biến đổi khí hậu, thương mại, phát triển… Sau đó, trên cương vị chủ nhà APEC năm 2017, Việt Nam được mời tham dự Hội nghị G20 và các hoạt động liên quan trong năm Đức làm chủ tịch. Việt Nam đã tích cực tham dự và đóng góp có trách nhiệm tại hội nghị cũng như trong quá trình tham gia các hoạt động của G20 trong năm, tạo được ấn tượng tốt đối với G20 và góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong APEC 2017.

Còn nhớ, tại Hội nghị G20 năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị G20 xây dựng khuôn khổ toàn cầu mới về thúc đẩy tự do thương mại, chuyển giao công nghệ các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số và xem xét lập diễn đàn toàn cầu về khởi nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt về khởi nghiệp sáng tạo. Nhiều ý kiến đóng góp của Việt Nam đã được G20 ghi nhận trong Tuyên bố chung như đề cao hợp tác quốc tế trong xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu, phát triển bao trùm và bền vững, nông nghiệp và an ninh nguồn nước, việc làm trong kinh tế số… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phối hợp, thúc đẩy lợi ích và quan tâm chung của các nước đang phát triển trong nghị sự kinh tế toàn cầu như thương mại – đầu tư quốc tế, chống biến đổi khí hậu, cải cách quản trị kinh tế – tài chính toàn cầu…

Những nội dung nêu trên khiến cho chúng ta có một sự vừng tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, của những người đứng đầu Chính phủ trên mọi phương diện của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nói như vậy nhưng chúng ta không thể chủ quan, thỏa mãn với những gì đã đạt được. Vì những thách thức khó lường từ những biến động lớn trong nước, ở khu vự và trên thế giới, đặc biệt vấn đề thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, kéo theo các vấn đề an ninh phi truyền thống đang đặt ra cho chúng ta vô vàn thách thức. Chỉ có đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm vì mục tiêu lớn nhất phát triển toàn diện vì “dân giàu, nước mạnh” sẽ là nội lực để dân tộc ta ngày càng vươn cao hơn nữa.

Mã Phi Long

Read more…

Tổng thống Trump liệu có mạnh mồm quá không ?

tháng 11 21, 2020 |

 

Tổng thống Trump ngày 20/11 khẳng định Mỹ khó có vắc xin Covid-19 nếu ông không nắm quyền tại Nhà Trắng để thúc đẩy việc phát triển nó.

“Chúng ta đang đi trước một bước về vắc xin”, Tổng thống Donald Trump nói trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm qua. “Các bạn có thể không có vắc xin trong 4 năm nữa nếu không có tôi”.


Tổng thống Trump

Ông Trump giải thích rằng, nếu không có sự chỉ đạo của ông, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) chắc hẳn đã không bao giờ làm những gì ông yêu cầu nhằm đẩy nhanh tiến trình phát triển vắc xin.

Tổng thống Trump luôn cho rằng ông có công trong việc thúc đẩy phát triển vắc xin Covid-19 và một số chuyên gia cũng đồng ý với quan điểm này.

Hồi tháng 5, ông Trump đã công bố Chiến dịch Thần tốc sản xuất vắc xin Covid-19 trước năm 2021. Khi đó, ông đã nói rằng ông hi vọng vắc xin Covid-19 sẽ ra đời trước cuối năm nay.

Thông qua Chiến dịch Thần tốc, chính quyền của ông Trump đã điều phối và đầu tư vào việc đẩy nhanh phát triển vắc xin – với mục tiêu tham vọng là có 300 triệu liều vắc xin an toàn sẵn có vào tháng 1/2021.

Hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech SE của Đức hồi tuần này tuyên bố các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy ứng viên vắc xin của họ hiệu quả 95%. Cũng mới đây, hãng Moderna (Mỹ) đã thông báo kết quả thử nghiệm vắc xin của họ hiệu quả 95%.

Trước đó, ông Trump nhiều lần cáo buộc rằng các công ty dược lớn như Pfizer đã cố tình chậm công bố các kết quả thử nghiệm khả quan đối với các ứng viên vắc xin cho tới sau ngày bầu cử 3/11 vì chính quyền của ông đang theo đuổi các hành động nhằm giảm giá thuốc – điều được xem là bất lợi đối với các công ty dược.

Pfizer khẳng định, việc công bố các kết quả thử nghiệm vắc xin của họ không liên quan tới ngày bầu cử.

Hãng dược Pfizer của Mỹ ngày 20/11 đã chính thức nộp đơn cấp phép lên Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) để được cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Covid-19 của hãng. Dự kiến, FDA sẽ họp vào đầu tháng 12 tới để cân nhắc phê chuẩn việc sử dụng vắc xin.

Khải Hoàn

 

Read more…