Dù
không phải lần đầu bàn về lối hành văn của những nhà báo với điểm đầu vào “10
điểm 3 môn” trên một số tờ báo, tuy đã có những sự uốn nắn, chấn chỉnh, nhưng ở
đâu đó vẫn còn những cây bút với cách viết, cách đặt tiêu đề tùy tiện, dễ gây
hiểu nhầm hoặc cố tình nhằm vào một ai đó.
Điển
hình, liên quan đến việc Thượng úy Nguyễn Tuấn Minh (thôn Hải Long, xã Nguyên
Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) là cán bộ Công an xã Đạo Lý (Lý Nhân, Hà Nam)
trong lúc giải quyết một vụ ẩu đả gây mất an ninh trật tự trên địa bàn đã bất
ngờ bị một đối tượng tấn công gây thương tích nặng ngay tại hiện trường. Mặc dù
được quần chúng nhân dân nhanh chóng đưa đi cấp cứu, tuy nhiên đến khoảng 15
giờ cùng ngày 10/11/2020, Thượng úy Minh đã qua đời tại Bệnh viện Đa khoa huyện
Lý Nhân, nguyên nhân do bị vỡ lá lách trái gây mất máu cấp dẫn đến tử vong.
Đúng
là sinh nghề tử nghiệp, trong thời bình, sự mất mát hy sinh của mỗi cán bộ,
chiến sĩ lực lượng vũ trang thời gian vừa qua đều gây nỗi bất ngờ, tiếc thương
to lớn. Vậy nhưng, trước sự hy sinh, mất mát như vậy, một số tờ báo như
vietnamnet, laodong.vn, tuoitre.vn... lại đưa tin, giật tít với các tiêu đề thể
hiện rõ sự thờ ơ, vô ơn: “Thượng úy công an bị đánh tử vong ở Hà Nam”, “Thượng
úy công an bị đấm tử vong khi can ngăn vụ xô xát...”, “Thượng úy công an bị
đánh chết khi giải quyết vụ ẩu đả”...
Những
cách đặt tiêu đề như vậy khiến cho người đọc dễ bị hiểu sai về bản chất của sự
việc. Cũng có thể do sự năng lực kém, họ không có từ nào để diễn tả về vụ việc
trên hay trình độ chuyên môn của những nhà báo, biên tập chỉ có đến thế mà
thôi? tại sao họ lại không đặt tiêu đề như "Thượng úy Công an hy sinh
trong khi làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự" ? Hay do thù ghét cá nhân
với phía công an nên họ cố tình làm vậy.
Không
những vậy, báo VTC ngay lập tực cũng có đăng bài viết "Công an không bảo
vệ được mình, làm sao bảo vệ được pháp luật", với câu mở đầu thế này, tôi
xin được phép dẫn nguyên văn "Súng đâu, công cụ hỗ trợ đâu mà cảnh sát
phải chết khi can ngăn vụ xô xát như vừa xảy ra ở Hà Nam; công an không bảo vệ
được mình, làm sao bảo vệ được pháp luật?". "Bên cạnh sự non yếu về
nghiệp vụ, họ chưa đủ dứt khoát, cương quyết khi đối mặt với kẻ vi phạm, nhất
là những tên chống đối quyết liệt, hung hãn. Không mạnh tay trấn áp tội phạm
trong những trường hợp này chính là tự đưa mình vào thế yếu, khiến bản thân họ
gặp nguy hiểm".
Súng
đâu, công cụ hỗ trợ đâu? Ai đã tước đoạt công cụ hỗ trợ của lực lượng công an.
Tôi nghĩ anh phóng viên hỏi câu này, nhưng cũng biết câu trả lời. Người công
an, khi đối mặt với tội phạm, hay những kẻ côn đồ, họ có muốn dùng súng hay
công cụ hỗ trợ không? Xin thưa là có, ai chẳng muốn bảo vệ tính mạng của mình.
Nhưng qua rất nhiều vụ việc cán bộ công an bị dư luận chỉ trích vì dùng công cụ
hỗ trợ, thậm chí dùng tay chân để trấn áp người vi phạm, họ xuất hiện tâm lý
"ngại" khi dùng nó. Bởi vì sợ rằng, những hình ảnh đó nếu bị ghi lại,
rồi cắt xén, đăng lên mạng với một câu chuyện xoay 180 độ, từ những người làm
đúng, họ bị cả mạng xã hội lên án, bị ném đá, thậm chí gia đình bị đe dọa.
Như
vậy, qua sự việc trên, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nhân cách,
đạo đức nghề làm “lều báo”, cũng như cho thấy những hạt sạn lớn trong vấn đề
đào tạo, tuyển dụng đội ngũ làm báo. Sự tùy tiện hoặc gán ghép suy nghĩ, thù
hằn cá nhân vào bài viết là hủy hoại nền báo chí khách quan, chân thật, kịp
thời. Do đó, rất mong các tổng biên tập hãy luôn nêu cao trách nhiệm trong việc
đào tạo, quản lý nhân sự, thẩm định, duyệt bài, tránh vì chạy theo lợi nhuận mà
quên đi đạo đức nghề nghiệp.
Mã Phi
Long
Dường như các nhà báo ngày nay đang chạy theo chỉ tiêu, quan tâm tới lợi nhuận của tòa soạn hơn là trau dồi đạo đức và cái tâm của người làm báo. Đây ko phải là lần đầu các trang báo có góc nhìn thiếu tình người như vậy.
Trả lờiXóaĐáng lẽ ra báo chí là để nêu gương người tốt, việc tốt của mỗi con người, tuyên truyền đạo đức tốt đẹp cho người dân. Vậy mà sự hy sinh của các chiến sĩ công an báo chí lại không có chút cảm thông nào. Không biết báo chí có còn xứng đáng với vai trò của mình nữa hay không.
XóaNhà văn thì ngáo nhà báo thì ... chúng tôi cũng đến chịu với những quả nhà báo như thế này. Thiết nghĩ chúng ta cần phải xây dựng bộ đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo . Chứ thế này thì mất niềm tin vào nhà báo quá
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóacác trang báo bây giờ hầu hết đều chỉ tập trung vào chỉ tiêu, lợi nhuận mà sẵn sàng đưa những dòng giật tít, câu like khiến người đọc dễ dàng hiểu sai bản chất của vấn đề. Điều này đặt ra một câu hỏi, đó là nhân cách, đạo đức của người làm báo ở đâu trong những bài viết như thế này
XóaThế mới nói còn đâu đạo đức nghề nghiệp nữa . Vì đồng tiền mà lại đưa những cái tít câu view kiếm lợi nhuận. Viết bài thì theo chủ quan chả có tí tư duy nào. Chả hiểu báo chí rồi thế nào đây
XóaNói chung các vị nhà báo sống làm sao đừng để người ta bảo nhỏ không học lớn làm báo . Nhiều bài biết giật tít câu view chả có tí chất xám nào trong ý cả. Chả bù cho báo ngày xưa
XóaGiật tít để thu hút người đọc không phải là một chiêu trò mới mẻ gì nhưng đã bị cơ quan chức năng dẹp từ lâu nay lại tái diễn, cần phải xử lý thật nghiêm để không lan sang các tờ báo khác những văn hóa bẩn như này, đảm bảo chất lượng thông tin cho người đọc
Trả lờiXóaĐây không phải là lần đầu tiên các trang báo có những bài viết kiểu này, viết như vậy rất dễ khiến người đọc hiểu sai bản chất của vấn đề. Rất mong cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng này
XóaĐúng nhỏ không học lớn làm báo. Còn đâu đạo đức nghề nghiệp nữa. Người làm báo mà không hề có góc nhìn đa chiều gì cả. Toàn đưa những ý kiến chủ quan tự nhận định mà còn ngáo ngáo nữa chứ . Chả hiểu kiểu gì luôn.
Trả lờiXóacác cơ quan quản lý cần có quy định chặt chẽ, có biện pháp chế tài nghiêm khắc, mạnh mẽ để ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, đồng thời cảnh tỉnh số "nhà báo hai mặt" bất chấp quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp đang lợi dụng mạng xã hội để làm vấy bẩn nghề báo
XóaNgày xưa báo viết hay cô đọng bao nhiêu thì giờ báo lá cải báo xàm lại nhiều bấy nhiêu. Viết bài giật tít câu view. Hàm lượng chất xám trong bài báo thì thấp. Không còn gì đạo đức nghề nghiệp
XóaMột hành động hy sinh vì nhiệm vụ như vậy, nhưng đọc tiêu đề của một số tờ báo trong nước đưa tin về sự việc thì thấy tiêu đề những bài báo đó quá phản cảm, không phản ánh được công lao của người chiến sĩ công an hi sinh vì nhiệm vụ
XóaNgười làm báo cần phải tự ý thức được đạo đức nghề nghiệp của mình, phải có cái nhìn khách quan nhất về mọi vấn đề chứ không phải cái nhìn chủ quan đầy phiến diện. Họ cần phải biết được tầm quan trọng của mình trong việc đưa tin đến quần chúng.
Trả lờiXóaKhông hiểu sao một tờ báo uy có tích xanh mà lại biết ra những lời lẽ như là đấm vào tai, thật không thể nào mà chấp nhận nổi. Để rồi khi dùng vũ khí trấn áp họ lại viết là công an đánh dân, công an giết người ư?
Trả lờiXóaNhỏ không đi học lớn lên làm báo. Đã viết lách không có tâm lại còn vì những đồng tiền dơ bẩn là ra sức viết những bài báo mang tính chất phản động cực đoan. Đây không phải là lần đầu các trang báo có góc nhìn thiếu tình người như vậy.
XóaNhững nhà báo bây giờ tạp nham lắm, được mấy người làm báo chân chính đâu mà. tuy đã có những sự uốn nắn, chấn chỉnh, nhưng ở đâu đó vẫn còn những cây bút với cách viết, cách đặt tiêu đề tùy tiện, dễ gây hiểu nhầm hoặc cố tình nhằm vào một ai đó.
Trả lờiXóaĐạo đức, nhân cách, lương tâm với nghề làm báo, từ trước đến nay các nhà báo chân chính, đều tâm niệm và cố gắng thực hiện, còn ngày nay, một số "lều báo", vừa "viết", vừa "lách" kiếm tiền, chán
XóaCác nhà báo đúng là hèn hạ và ích kỷ, dường như họ đang có những suy nghĩ hết sức hằn học đối với lực lượng công an, phải chăng đa số nhà báo bây giờ làm nghề này cũng chỉ vì kiếm tiền thôi sao?
Trả lờiXóaMột vài nhà báo bây giờ cũng chỉ chạy chỉ tiêu là chính chứ đâu có quan tâm đến nội dung bài báo mà họ đăng tải đâu, thật đáng buồn khi một số bộ phận nhà báo ngày nay lại có những tư duy như vậy.
XóaNhững nhà báo bây giờ họ làm báo cũng chỉ vì tiền, họ làm việc mà không có đạo đức nghề nghiệp. Những bài báo ngày xưa cô đọng bao nhiêu thì bây giờ lại xàm bấy nhiêu, chỉ nhằm mục đích câu view.
XóaGần đây các nhà báo dường như thiếu trách nhiệm chính trị; thiếu cẩn trọng khi khai thác thông tin, xử lý thông tin trước khi quyết định loan tin ít nhiều cũng đã gây ra những tranh cãi trong cộng đồng. Họ cần phải xem xét lại trước khi đăng bài.
Trả lờiXóaCơ chế thị trường dẫn đến một vài hệ lụy trong đó có cạnh tranh không lành mạnh và phát triển bất chấp sản phẩm làm ra, nhiều nhà báo bỏ đi đạo đức nghề nghiệp của mình để viết ra những bài báo giật tít, câu like, nội dung sai sự thật, họ đang tạo lợi thế cho cơ quan chức năng trong việc xử lý mà.
Xóa