Ông Nguyễn Đức Chung (ảnh nhỏ) |
Tòa án nhân dân TP Hà Nội hôm nay cho biết, vừa ra quyết định ngày 11/12 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" xảy ra tại Hà Nội, liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Bốn bị cáo trong vụ án này gồm: Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, cựu Phó Bí thư Thành ủy, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội); Phạm Quang Dũng (sinh năm 1983, cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an); Nguyễn Hoàng Trung (sinh năm 1983, cựu cán bộ Công an thành phố Hà Nội, biệt phái công tác tại Phòng Thư ký - Biên tập, Văn phòng UBND TP Hà Nội); Nguyễn Anh Ngọc (sinh năm 1974, cựu Phó Trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, biệt phái công tác và giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Thư ký - Biên tập, Văn phòng UBND TP Hà Nội).
Các bị cáo này bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" theo quy định tại Điều 337 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong đó, bị cáo Chung và Dũng bị truy tố ở khoản 3 (khung hình phạt từ 10-15 năm tù). Hai bị cáo còn lại bị truy tố ở khoản 1 (khung hình phạt 2-7 năm tù).
Tòa án nhân dân TP Hà Nội cũng cho biết, phiên tòa sẽ được xét xử kín. Theo đó, phiên tòa chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.
Ngay sau khi Tòa án nhân dân TP Hà Nội có thông báo về việc mở phiên tòa xét xử kín đối với ông Nguyễn Đức Chung và những đồng phạm, trên mạng xã hội đã bắt đầu lan truyền những luận điệu kiểu như, có lẽ vì ông Nguyễn Đức Chung từng là Chủ tịch Hà Nội nên được xử kín; việc xét xử kín là chủ ý của Tòa án nhân dân TP Hà Nội nhằm ưu ái cho cựu lãnh đạo Thành phố; tại sao phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm lại được xử kín? Có điều gì đó đằng sau việc xử kín ông Nguyễn Đức Chung…
Nghe những luận điệu kiểu nguy hiểm này không ít người đã tỏ ra hoài nghi về quyết định xử kín đối với ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm. Tuy nhiên, với những người hiểu biết pháp luật thì việc phiên tòa này được xử kín là điều hết sức bình thường.
Điều 25, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định: Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án có thể xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Ông Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm bị truy tố
về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" theo quy định tại Điều
337 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Vì vậy, theo quy định của pháp luật, phiên tòa
xét xử các bị cáo phạm loại tội này được xét xử kín và tuyên án công khai. Hoàn
toàn không có chuyện xét xử kín thì ông Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm sẽ được
Tòa ưu ái như một số luận điệu trên mạng xã hội.
Việt Nguyễn
Vụ án này xét xử kín là đúng rồi, có yếu tố tài liệu bí mật của nhà nước mà. Làm như vậy là hoàn toàn đúng luật . Xét xử kín nhưng sau cùng vẫn tuyên án công khai mà. Còn đám rận chủ thì lúc nào mà chả tìm cớ xuyên tạc
Trả lờiXóaThật ra ta có xử như nào thì đám zận chủ cũng xuyên tạc nói xấu thôi. xử công khai thì bảo đây là cuộc thanh trừng đấu đá nội bộ. Xử kín thì lại bảo đây là bao che cho nhau. nói chung là sống không thể vừa lòng được cái đám zận chủ đấy đâu
XóaMột sự thật là dù chúng ta có xử kín hay xử công khai thì đám dận chủ vẫn tìm cách để xuyên tạc thôi, trong thời gian tới người dân cần hết sức cảnh giác trước thông tin xét xử vụ án ông Nguyễn Đức Chung, đặc biệt là những thông tin mà đám phản động đưa ra để tránh bị dắt mũi, hiểu sai về đường lối quan điểm của Đảng.
Xóavới những người hiểu biết pháp luật thì việc phiên tòa này được xử kín là điều hết sức bình thường. theo quy định của pháp luật, phiên tòa xét xử các bị cáo phạm tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước được xét xử kín và tuyên án công khai. Mọi người không cần quá lo lắng các đối tượng sẽ được ưu ái trong xử lý đâu vì tội này rất nghiêm trọng, cần phải làm nghiêm để răn đe
Trả lờiXóaTòa án nhân dân TP Hà Nội cũng cho biết, phiên tòa sẽ được xét xử kín. Theo đó, phiên tòa chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.
Trả lờiXóaNghe những luận điệu kiểu nguy hiểm này không ít người đã tỏ ra hoài nghi về quyết định xử kín đối với ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm. Tuy nhiên, với những người hiểu biết pháp luật thì việc phiên tòa này được xử kín là điều hết sức bình thường.
Trả lờiXóaVụ này có nhiều yếu tố bí mật nhà nước nên việc xét xử kín là đúng theo quy định của pháp luật. Nói ưu ái Nguyễn Đức Chung là vô lí, đây là một luận điệu xuyên tạc công kích của lũ phản động mọi người cần cẩn thận
Trả lờiXóa