Mã Phi Long sưu
tập
Ngược dòng lịch
sử, các nhà nghiên cứu cho biết: Vào tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân Việt
Nam (QĐNDVN) đã mở chiến dịch đánh vào Ban Mê Thuột, để giải phóng Tây Nguyên…
Ngay sau khi biết tin đó, Trung Quốc (TQ) đã không vui. Họ biết chắc chắn Việt
Nam sẽ mở cuộc tổng tấn công lớn để thống nhất đất nước mình. Chính Trung Quốc
đã tìm cách can ngăn điều đó và khuyên Việt Nam chỉ dừng lại đánh ở mức Trung
đoàn và du kích, đừng đánh cấp Sư đoàn hay Quân đoàn…
Tổng Bí thư Lê Duẩn thời điểm đó đã thẳng thắn bác bỏ và nói với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, với thông điệp rằng: “Đất nước chúng tôi phải do chúng tôi tự quyết định, mong Trung Quốc tôn trọng điều đó!”.
Nhưng rất tiếc, với dã tâm chia cắt Vệt Nam không thành, sau những thỏa thuận đi đêm chia chác với Mỹ trên lưng Việt Nam, ngay sau khi Việt Nam chạm bánh xe tăng vào Dinh Độc lập, bè lũ Pôn Pốt đã bắt đầu đánh chiếm đảo Thổ Chu, hành quyết 500 dân thường Việt Nam…
Sau khi thống nhất và vãn hồi trật tự xã hội, đầu năm 1976 Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Lê Duẩn chủ trì tiến hành họp khẩn trương. Tình hình bên kia biên giới báo về có sự bất ổn, một bên là Khơ Me Đỏ hung hăng tàn bạo muốn gây chiến, một bên là sức ép của Trung Quốc tạo nên thế vòng cung siết chặt Việt Nam. Cùng lúc đó, các đơn vị của Mỹ ở Hàn, Nhật, Philippinne đã gia tăng quân và sự đi lại liên tục của Bắc Kinh với Mỹ thời gian đó nhiều bất thường…
Tổng Bí thư Lê Duẩn phân tích và đánh giá tình hình trước Bộ Chính trị: Phía Bắc chỉ là nghi binh, nhưng cũng là đòn quyết định chiến lược nếu chúng ta không kịp thời đối phó. Khả năng rất cao chúng sẽ quốc tế hóa vấn đề xung đột biên giới. Chúng sẽ lập tức đưa quân vào tham chiến, lập vùng đệm và tạo thế cho bọn tàn quân ngóc đầu dậy, sau đó sẽ tấn công chúng ta 2 mũi ba hướng tạo thế vòng cung tiêu diệt chúng ta. Vấn đề là phải làm thế nào để quân đội ta có thể trở đầu kịp trước tình hình này “.
Một mặt khác Việt Nam đã nhẫn nhịn tối đa như lời Thủ tướng Hunsen từng nói: “Chính Phủ Việt Nam thời đó đã từ chối lời đề nghị của chúng tôi để tránh chiến tranh”. Đúng như vậy, thời đó chúng ta đã nhẫn nhịn đến mức để cho quân Ponpot tràn sâu vào nội địa hơn 10 cây số, Việt Nam đã đánh đuổi ra khỏi biên giới chứ không tiến vào Campuchia.
Với mong muốn hòa bình để phát triển đất nước sau hàng chục năm chiến tranh kéo dài Việt Nam đã đề nghị Ponpot lập vùng phi quân sự và đàm phán bằng ngoại giao nhưng Ponpot phớt lờ.
Tháng 11/1978, Ponpot ra nghị quyết tiêu diệt sạch người Việt Nam: Hi sinh 2 triệu người Campuchia để “làm cỏ” 50 triệu người Việt Nam. Sau nghị quyết đó, quân Khơ Me Đỏ đánh rất tàn bạo, thảm sát thảm khốc hơn ví như Ba Chúc đã bị thảm sát 3 nghìn người.
Tháng 12/1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu quốc Campuchia ra đời và nhờ Chính phủ và Nhân dân Việt Nam giúp đỡ giải phóng người Campuchia thoát khỏi diệt chủng Khơ Me đỏ. Danh đã chính, ngôn đã thuận, Việt Nam tập trung quân số và hỏa lực để chuẩn bị cho cuộc phản công.
Trước khi phản công Tổng Bí thư cho triệu tập Tướng Lê Trọng Tấn lên hỏi ý kiến, Tướng Tấn đã trả lời thẳng thắn: “Trung Quốc 25 năm qua chưa trận mạc không có gì đáng ngại, chỉ cần tăng cường năng lực chiến đấu cho dân quân tự vệ dọc tuyến biên giới là đủ kìm chân Trung Quốc ít nhất 1 tháng; để bảo vệ Thủ đô chỉ cần Quân đoàn 1 và 5 Sư cơ động là đủ kìm chân Trung Quốc ít nhất trong 6 tháng. Tôi tin ta đủ khả diệt bọn Ponpot trong 2 tuần rồi lập tức quay ra Bắc ứng chiến”.
Tổng Bí thư Lê Duẩn rất tin tưởng Tướng Lê Trọng Tấn và đã giao cho ông làm Tư lệnh chiến dịch giải phóng Campuchia. Đúng như lời nhận định của Tướng Tấn, chúng ta đưa quân giải phóng Campuchia vỏn vẹn không đến 1 tuần. Ngay sau khi giải phóng Campuchia, chúng ta được lệnh bàn giao lại cho lực lượng cứu quốc Campuchia rồi tiến hành rút quân…
Nhưng không được, lũ Ponpot với vùng đệm là Thái Lan đã được Mỹ và Trung Quốc sắp xếp từ trước, tuồn vũ khí và tiền bạc giúp chúng tiếp tục đánh phá Campuchia và chính quyền non trẻ. Một quyết định sinh tử vào thời điểm đó của Trung ương là để quân lại giúp bạn. Đó là quyết định mạo hiểm nhưng cũng là quyết định sáng suốt lúc đó nếu không thì rất có thể với lực lượng non kém của Cách mạng Camphuchia sẽ bị Ponpot đè bẹp và chiến tranh sẽ tiếp tục nổ ra với chúng ta…
Trở lại vấn đề Biên giới phía Bắc, sau khi Ponpot bị đánh tơi tả, Trung Quốc tuyên bố “Dạy cho Việt Nam một bài học” ngông cuồng rằng: “Sáng ăn phở Hà Nội, tối cơm tấm Sài Gòn”. Nhưng kết quả chúng đã vấp phải cuộc chiến ròng rã 10 năm trời…
Vậy, Trung Quốc đánh Việt Nam làm gì? Họ có 3 mục đích chính, đó là:
1. Thanh trừng nội bộ: ông Đặng Tiểu Bình muốn chiếm lấy sự lãnh đạo
quân đội từ tay ông Hoa Quốc Phong.
2. Muốn cứu nguy chế độ Ponpot gây sức ép bằng quân sự với Việt Nam.
3. Chứng minh với Phương Tây là Trung Quốc đã không còn “bản chất Cộng sản” như thời ông Mao Trạch Đông, để tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ của Tư bản, cho phát triển kinh tế sau cuộc thanh trừng Cách mạng văn hóa, đã khiến họ kiệt quệ.
Hơn ai hết người Trung Quốc hiểu rõ không thể sa lầy ở Việt Nam như Mỹ. Họ cũng không thể ở lại lâu vì như thế để chiến đấu với Việt Nam là không thể thắng… Nên một cuộc chiến ngắn ngày thần tốc như với Ấn Độ được Trung Quốc áp dụng ở Việt Nam. Sau này, có Tướng lĩnh Trung Quốc đã thú nhận đây là một “quyết định điên” khi tấn công Việt Nam.
Nhìn chung chúng ta thắng cả hai cuộc chiến tranh biên giới trên nhưng
chúng ta thiệt hại rất nặng nề về kinh tế về sự cấm vận. Trong bối cảnh đó
chúng ta không còn cách nào khác, bởi kẻ thù đã buộc ta phải cầm súng. Mãi cho
đến 25 năm sau, thế giới mới ghi nhận Việt Nam có công lớn giúp Campuchia hồi
sinh và Ponpot phạm tội diệt chủng. Thế mà họ đã cấm vận ta đến 30 năm trời…
Nếu kẻ hậu sinh mà chỉ ngồi trên xương máu của đồng bào và chiến sĩ đã
hi sinh bảo vệ Tổ quốc, để võ đoán, phán xét, quy kết theo cảm tính chủ quan…
thì chỉ là những kẻ vô liêm sĩ, ăn cháo đá bát không hơn không kém!
Thế hệ chúng ta cần tôn trọng những quyết định của lịch sử, vì chúng ta
không thể thay đổi quá khứ. Chúng ta chỉ có thể thay đổi ở tương lai với một
đất nước hùng cường và thịnh vượng để báo đáp tiền nhân thôi.
Dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên cuộc chiến tranh này của Trung Quốc, mặc dù chúng ta thắng cả hai cuộc chiến tranh biên giới trên nhưng chúng ta thiệt hại rất nặng nề về kinh tế về sự cấm vận. Một tổn thất không hề nhỏ.
Trả lờiXóaTừ xưa đến nay ta chưa từng lơ là phòng bị với TQ. Quân đội TQ nhìn qua có vẻ đông đảo, trang bị hiện đại nhưng vốn dĩ không có kinh nghiệm trận mạc, đặc biệt là chiến tranh du kích, lại không hề quen thuộc địa hình. Chiến tranh xâm lược phi nghĩa ắt sẽ không được lòng quân, lòng dân. Thất bại của Mỹ cho thấy đánh nhanh thắng nhanh Việt Nam là điều không tưởng mà không rút kinh nghiệm. Thất bại của TQ là điều chắc chắn không thể bàn cãi. Tự hào Việt Nam.
Trả lờiXóaVô cùng cảm kích và biết ơn các chiến sĩ Việt Nam Nam đã đánh tan âm mưu của quân xâm lược xâm lược Trung Quốc. Rất tự hào về những chiến công chiến công này của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóaTrung Quốc luôn muôn chúng ta phải phụ thuộc vào chúng, chiến tranh biên giới xảy ra cũng vì thế, thế hệ trẻ hiện tại cần nhận thức rõ điều này để góp phần công sức vào xây dựng một đất nước thật hùng mạnh, không bị phụ thuộc vào bất cứ một thế lực nào, hãnh diện ngồi sánh ngang với các cường quốc năm châu
Trả lờiXóa