Sáng
ngày 1.2.2021, truyền thông trong nước và quốc tế đồng loạt đưa tin sốc, Tổng
thống Myanmar Win Myint, Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và một loạt nhân vật
cấp cao khác của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền quân đội bị
bắt.
Quân
đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp ngay trong sáng 1.2 và tuyên bố quyền lực
được giao lại cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing. Quân đội Myanmar cũng tuyên bố
sẽ kiểm soát chính quyền trong vòng 1 năm. Binh lính đã được triển khai bên
ngoài tòa nhà chính quyền thủ đô Naypyitaw và tòa thị chính thành phố Yangon. Hệ
thống viễn thông, truyền hình, internet ở Myanmar gián đoạn.
Cuộc
chính biến lật đổ chính phủ dân sự ở Myanmar đã chính thức chấm dứt sự cầm quyền
của một chính phủ dân sự ở đây đúng tròn 10 năm. Sau khi tiến hành đảo chính
vào năm 1962, quân đội Myanmar đã duy trì chính quyền quân sự suốt từ năm đó đến
năm 2011. Kể từ năm 2011 đến nay, một chính phủ dân sự cầm quyền đã tạm thời
thay thế quân đội cầm quyền ở Myanmar. Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính của quân đội
vào ngày 1.2 vừa qua, hy vọng về một sự cầm quyền lâu dài của một chính phủ dân
sự ở Myanmar có lẽ sẽ chấm dứt.
Cũng
giống như ở Thái Lan, tại sao quân đội ở Myanmar lại có thể dễ dàng tiến hành các
cuộc đảo chính? Có một điểm chung giữa hai quốc gia Đông Nam Á này đó là, lực
lượng quân đội tại đây không trực tiếp đặt dưới sự lãnh đạo của một chính đảng
nào, kể cả chính đảng cầm quyền. Nói như cách nói của một số người thì đó là “quân
đội trung lập”, “đứng giữa”, “thuộc về nhân dân”, “đứng ngoài chính trị”… Có lẽ
chính vì điều đó mà quân đội ở những nước này có thể đảo chính bất cứ khi nào.
Cuộc
chính biến ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này
có liên quan trực tiếp tới vấn đề “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Lực
lượng vũ trang là lực lượng trọng yếu bảo vệ Đảng cầm quyền, bảo vệ chính thể,
bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Ấy thế nhưng, lực lượng được trang bị quân sự, vũ
khí ấy lại không thuộc về chính đảng cầm quyền thì họ có thể lật đổ đảng, chính
phủ cầm quyền bất cứ khi nào.
Ấy
vậy nhưng ở Việt Nam, thời gian qua, một số kẻ vẫn rêu rao những luận điệu đòi
đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập;
đòi “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang nhân dân,… Chúng cho rằng, Công
an nhân dân, Quân đội nhân dân phải từ nhân dân mà ra, phải thuộc về nhân dân,
phải “trung lập”, “đứng giữa”, không thuộc một đảng phái nào, “quân đội phải đứng
ngoài chính trị”…
Đây
rõ ràng là những luận điệu sai trái, thù địch nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là
tách công an và quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với công an, quân đội; làm cho lực công an, quân đội
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu,
xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới làm
cho lực lượng vũ trang bị vô hiệu hóa.
Với
thủ đoạn này, các thế lực thù địch, phản động không có gì khác là muốn làm cho
lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực lượng vũ trang của
nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội quân phản bội
lại lợi ích của Đảng, của Nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp
tư sản. .
Từ
cuộc chính biến ở Myanmar một bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta đó là,
phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang
nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng
trong các lực lượng vũ trang. Tuyệt đối không bao giờ được xa vào bẫy “phi
chính trị hóa” lực lượng vũ trang mà một số người vẫn đang rêu rao. Có như vậy,
mới bảo vệ được chính thể này, bảo vệ được Tổ quốc và nhân dân.
Việt
Nguyễn
Cuộc chính biến ở Myanmar một bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta đó là, phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ trang.
Trả lờiXóaĐúng thế. Bọn phản động luôn muốn phi chính trị hoá quân sự, thực hiện đa nguyên đa đảng để mà chúng có thể để các thế lực bên ngoài nhúng tay vào Việt Nam. Mọi người cần phải cảnh giác trước các luận điệu của chúng
XóaĐấy cứ tung hô dân chủ đi, cứ ủng hộ đa đảng đi bây giờ thấy cái hậu quả khủng khiếp mà nó để lại cho Myanmar chưa, từ dân chúng, quân đội đến chính phủ cũng chẳng ra thể thống gì.
XóaNày thì dân chủ, này thì tự do . Bài học rõ rành rành ra đấy. Như thế mới thấy được cái mưu đồ của bọn rận chủ khi mà đòi đa nguyên đa đảng. Cả một hệ thống từ dân cho đến chính quyền chả có tí nào thống nhất cả
Xóaâm mưu "phi chính trị hóa" quân đội của các thế lực thù địch, phản động thực sự quá nham hiểm. Do đó, chúng ta phải luôn nâng cao cảnh giác, nâng cao nhân thức về chính trị tư tưởng cho lực lượng quân đội
XóaVụ việc ở Myanmar khiến ta rút ra kinh nghiệm rằng tuyệt đối không bao giờ được xa vào bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang mà một số người vẫn đang rêu rao. Có như vậy, mới bảo vệ được chính thể, bảo vệ được Tổ quốc và nhân dân.
Trả lờiXóaĐúng vậy, đây là một bài học cực kỳ đắt giá, mặc dù nước ta không đa đảng nhưng vẫn phải cực kỳ cảnh giác với những thế lực thù địch khi chúng không ngừng chống phá, phá hoại Nhà nước ta.
XóaĐúng vậy. Một đất nước chỉ mạnh khi có sự thống nhất của toàn dân của toàn lực lượng. Chứ để mà tách ra mỗi bộ phận một nơi thì có mà toang. Myanma là bài học điển hình đó. Đừng nghe lời xuyên tạc của bọn rận chủ
XóaPhi chính trị hóa lực lượng vũ trang là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch. Chúng muốn chia rẽ khối thống nhất của ta để mà có thể đưa các thế lực bên ngoài nhúng tay vào ta.
XóaNếu như quân đội ko phục vụ cho lợi ích của đảng, của nhân dân mà chỉ cố gắng gây ảnh hưởng của lực lượng này thì thật sự rất nguy hiểm. Họ sẵn sàng gây ra những cuộc đảo chính khiến cho đất nước rơi vào trạng thái hỗn loạn nếu như họ ko thích chính quyền đương nhiệm
Trả lờiXóaChính xác như vậy. Lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ đất nước bảo vệ nhân dân phục vị cho nhân dân mà bây giờ quay ra tranh giành quyền lực làm cho đất nước rơi vào tình trạng bạo loạn thì còn gì nữa đâu
XóaBản chất vụ việc này là cướp chính quyền, kiểu không có tính thống nhất nên thằng nào mạnh là cướp chính quyền về tay mình, tranh chấp như con nít tranh kẹo vậy, chính trị như này thì đất nước ổn định làm sao được, nhân dân không thể sung sướng được, thấy lại Việt Nam chúng ta còn đẹp biết bao nhiêu
Trả lờiXóaKhông chỉ là bài học từ Myanmar, trước đây Liên Xô bắt đầu “phi chính trị hóa” quân đội từ năm 1987, và chỉ 4 năm sau thì Liên Xô tan rã. “Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là nhiệm vụ trọng yếu của chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm vào Việt Nam. Chỉ có như vậy thì chúng mới có cơ hội làm “cách mạng sắc màu”, “cách mạng đường phố”. Quyết không để bọn chúng đạt được âm mưu.
Trả lờiXóaPhi chính trị hóa lực lượng vụ trang luôn là ham muốn của bọn rận chủ và của bè lũ phản động . Chúng muốn chia rẽ khối thống nhất đó. Để dễ dàng thực hiện mưu đồ lật đổ chính quyền, đưa thế lực bên ngoài nhúng tay vào
Trả lờiXóaHết sức cảnh giác trước những âm mưu vô cùng thâm độc của các thế lực phản động. Người dân cần phải nâng cao nhận thức về vấn đề này để tránh bị dắt mũi, dẫn tới những ảnh hưởng xấu cho xã hội.
Trả lờiXóaChúng ta phải hết sức cảnh giác trước các luận điệu của các thế lực thù địch. Đặc biệt là cái luận điệu phi chính trị hóa quân đội, hay đòi đa nguyên đa đảng. Thực chất là chúng muốn chia rẽ đất nước ta để chúng có thể dễ dàng phá hoại lật đổ chính quyền. Bài học từ Myanmar đã rõ
Trả lờiXóa