Mã Phi Long
Ngày 18/2 vừa qua, mạng
xã hội bỗng dưng dậy sóng khi xuất hiện 1 clip học sinh giật điện thoại và tát
cô giáo ngay trên lớp. Clip ngay lập tức được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, một
số tờ báo cũng “nhanh như chớp” giật tít, đưa tin và bỗng dựng clip đó trở thành
một vấn đề nóng hổi được bàn tán rầm rộ trên mạng. Ngay lập tức, Bộ Giáo dục và
Đào tạo cũng phải khẩn trương vào cuộc, chỉ đạo các sở Giáo dục và Đào tạo rà
soát, kiểm tra tại các đơn vị trường học trên địa bàn và đồng thời đề nghị các
cơ quan, đơn vị chức năng vào cuộc xác minh tính xác thực của nội dung clip
này.
Đây là một chủ đề mà ở
cấp độ xã hội, nó tạo sự hấp dẫn rất lớn vì chúng ta không thể chấp nhận hành
vi vô đạo đức của học sinh, trái với truyền thống tôn sư trọng đạo của người
Việt Nam, thậm chí qua sự việc cũng đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự
xuống cấp đạo đức trong học đường, trong môi trường sư phạm.
Và sự hấp dẫn này nhanh
chóng được các đối tượng cơ hội chính trị, đám rận chủ quốc nội và ở hải ngoại
đánh hơi và đương nhiên, hàng loạt các bài viết xuyên tạc, chửi bới chế độ một
cách mù quáng được lan truyền trên không gian mạng. Các bài viết mang tính tiêu
cực này rất dễ thu hút sự chú ý của dư luận, nếu không lập trường vững vàng, sự
hiểu biết đầy đủ sẽ rất có thể bị các quan điểm trái chiều như vật dắt mũi,
hướng lái người đọc về một viễn cảnh đen tối của nên giáo dục đang có khá nhiều
sạn ở Việt Nam hiện nay.
Cũng rất may là các cơ
quan chức năng đã nhanh chóng xác minh làm rõ chỉ sau 1 ngày clip trên lan
truyền trên mạng xã hội. Chiều ngày 19/2, các cơ
quan thông tấn báo chí đã đồng loạt đưa tin kết quả kiểm tra của cơ quan chức
năng về vụ việc. Sự thật là việc đã xảy ra vào ngày 25/5/2020 ở một Trung tâm
giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên của Hà Nội. Trong giờ học môn Toán
lớp 8, một học sinh mượn tai nghe điện thoại của bạn cùng lớp để sử dụng trong
giờ học. Mặc dù giáo viên đã nhắc nhở nhiều lần nhưng học sinh này không nghe
lời, do vậy giáo viên đã tịch thu tai nghe của học sinh và thông báo rằng cuối
giờ sẽ trả lại. Lúc này, người học sinh cho bạn mượn tai nghe đi từ cuối lớp
lên bàn giáo viên và văng tục với cô giáo, tự ý lấy lại tai nghe rồi bất ngờ
tát vào mặt giáo viên.
Tại cuộc họp giải quyết
vụ việc, gia đình học sinh đã xin lỗi cô giáo và trung tâm, đồng thời cho biết
về tình trạng sức khỏe của em này có biểu hiện của bệnh trầm cảm, hay mất ngủ,
tinh thần căng thẳng, dễ bị kích động, rất sợ bị mất đồ… Giáo viên chủ nhiệm
cũng xác nhận học sinh này ít nói, ít giao tiếp với các bạn, hay có biểu hiện
mệt mỏi, thiếu ngủ. Sự việc đã khép lại với hình thức xử lý đủ mang tính giáo
dục và nhân văn. Đến đầu năm học 2020 – 2021, gia đình học sinh có nguyện vọng
cho con tiếp tục học nên trung tâm đã đồng ý tiếp nhận trở lại.
Qua sự việc việc trên
chúng ta thấy những mặt trái rõ ràng của mạng xã hội. Một vấn đề đã xảy ra hơn
1 năm, được giải quyết ổn thỏa mang đậm chất nhân văn. Nhưng chỉ vì một sự vô ý
tai hại của “ai đó” đã thổi bùng một đốm lửa nhỏ thành một ngọn lửa giận dữ,
tạo điều kiện cho những kẻ xấu lợi dụng châm chọc, chống phá ngành giáo dục và
không thiếu những lời lẽ ác ý được chia sẻ trên không gian mạng.
Thử hỏi những người đưa
tin, chia sẻ về bài viết này kèm theo những comment thiếu tính xây dựng, họ
nghĩ sao khi bố mẹ cậu bé đọc những bình luận đó và họ có dám đặt mình vào vị
trí của cha mẹ cậu bé kia hay không, để hiểu được nỗi đau mà bậc làm cha làm mẹ
thấy con mình mắc chứng bệnh quái dị đã làm họ lo âu mỗi khi con mình đến
trường, đến lớp. Cho nên, cố tình khơi gợi để nhắc lại sự việc vào thời điểm
này chỉ làm tổn thương thêm đến cô giáo, học sinh và gia đình, nhà trường, gây tâm
lý bất ổn và rất có thể khiến học sinh đó mang một mặc cảm lớn hơn, diễn biến
tâm lý khó lường hơn.
Như vậy, bài học trên như
một lần nữa cảnh tỉnh cho chúng ta về trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng khi
lên mạng Internet. Mỗi một hành động nhỏ thiếu ý thức của mỗi người cũng hoàn
toàn có thể làm một đốm lửa bùng lên thành đám cháy lớn. Vậy nên, đừng để những
sự việc như clip ở trên lan truyền một lần nữa chỉ vì thiếu hiểu biết.
Đây là hành vi quy chụp cho cả một nền giáo dục của Việt Nam, chỉ vì một cá nhân có hành vi sai lệch mà đưa ra đánh giá cho cả một nền giáo dục thì sẽ không khách quan, cần phải nhìn nhận sự việc một cách thấu đáo và cẩn trọng.
Trả lờiXóaBản thân cá nhân học sinh bị bệnh trầm cảm, tâm lý không ổn định nên dẫn đến hành động hỗn láo đó là một điều dễ hiểu. Không nên quy chụp một cá nhân vào một tập thể.
XóaMặc dù thời điểm hiện tại chưa xác minh được clip là thật hay dàn dựng, tuy nhiên, trên mạng xã hội, hàng nghìn ý kiến thể hiện sự phẫn nộ trước hành vi của nam sinh trong clip.
XóaBản thân nam sinh này bị bệnh trầm cảm, tâm lý không ổn định nên dẫn đến có hành vi như vậy. Đó chỉ là một cá nhân chứ không phải là toàn bộ nền giáo dục như vậy. Đừng để bị bọn rận chủ dắt mũi
XóaLỗi còn thuộc về một người khác nữa, người mà đã quay cái clip này đăng tải cái clip này lên mạng xã hội mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó. Đó chính là thời cơ để các thế lực thù địch lao vào rồi thêm mắm thêm muối để bôi nhọ nền giáo dục Việt Nam.
XóaDù học sinh có vi phạm nghiêm trọng đến mức nào thì tôi vẫn không đồng ý hình thức kỷ luật là đuổi học. Trẻ em bắt buộc phải đi học. Nhà nước phải có nhiều hình thức, cơ sở giáo dục phù hợp cho tất cả đối tượng. Bác Hồ đã dạy: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
XóaPhải điều tra cụ thể, sai đúng cũng phải có thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng, nếu đúng xử lý như thế nào? Trả lời với dư luận, còn nếu " ngụy tạo", tìm ra người quay, phát tán trị "tội" làm hỗn loạn xã hội
Trả lờiXóacố tình khơi gợi để nhắc lại sự việc vào thời điểm này chỉ làm tổn thương thêm đến cô giáo, học sinh và gia đình, nhà trường, gây tâm lý bất ổn và rất có thể khiến học sinh đó mang một mặc cảm lớn hơn, diễn biến tâm lý khó lường hơn.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch và các đối tượng cơ hội chính trị sẽ lợi dụng vụ việc này để xuyên tạc, bôi xấu chế độ. Do đó chúng ta cần phải hết sức tỉnh táo trước những hành động này của bọn chúng
XóaGiáo viên chủ nhiệm đã xác nhận học sinh này ít nói, ít giao tiếp với các bạn, hay có biểu hiện mệt mỏi, thiếu ngủ. Sự việc đã khép lại với hình thức xử lý đủ mang tính giáo dục và nhân văn. Cứ bêu xấu ngành giáo dục làm gì khi mà vấn đề chính ở đây là ở chính bản thân của em học sinh đó.
Trả lờiXóaKhông chỉ lỗi thuộc về bản thân em học sinh nói, ít giao tiếp đó mà lỗi cũng thuộc về người đã quay cái clip này rồi tung lên mạng xã hội. Cần phải xử lý người nào đã làm như thế.
XóaMạng xã hội không hề xấu. Nhưng mà hiện tại thì mạng xã hội đang bị những tổ chức những phần tử bất hạo lợi dụng đề chống phá nhà nước. Chúng lấy cái video này để phán xét đánh giá cả nền giáo dục là không thể chấp nhận được
Trả lờiXóaĐúng thế . Mạng xã hội là một kênh thông tin rất đa dạng. Nhưng mà vấn đề là nó đang bị lợi dụng như một công cụ tuyên truyền chống phá nhà nước. Chúng dám lấy cái video này để quy chụp cả nền giáo dục mới láo toét chứ
XóaMạng xã hội phát triển mạnh mẽ vừa mang lại những lợi ích như tiếp cận thông tin nhanh chóng và tiện lợi nhưng nó cũng là nơi để cho những thông tin độc hại được lan truyền mạnh mẽ.
XóaPhải điều tra cụ thể, sai đúng cũng phải có thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng, nếu đúng xử lý như thế nào? Trả lời với dư luận, còn nếu " ngụy tạo", tìm ra người quay, phát tán trị "tội" làm hỗn loạn xã hội.
Trả lờiXóaTrong thời kỳ hiện nay, với sự bùng nổ của mạng xã hội đã mang cho chúng ta rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu những thông tin nhưng bên cạnh đó cũng làm cho những thông tin xấu được lan truyền mạnh mẽ gây hỗn loạn.
XóaĐứng trước một ma trận về thông tin thì mỗi người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng chắt lọc chọn lọc kiểm chứng thông tin chứ không phải cứ có tin gì là cũng tin vào tin ý như vậy dễ bị dắt mũi lắm
XóaCác cơ quan chức năng cần nhanh chóng điều tra, làm rõ về vụ việc này, và phải có hình thức xử lý thích đáng, không thể để những hình ảnh này làm ô uế, mất uy tín ngành giáo dục của Việt Nam.
Trả lờiXóamột vụ việc suy thoái đạo đức của học sinh mà đám bán nước lôi ra quy chụp, bôi nhọ cả một nền giáo dục được thì thực sự quá thiển cận, càng nói càng thể hiện sự kém hiểu biết. Việc ngăn chặn clip phát tán trên mạng xã hội vừa giảm bớt áp lực tâm lý cho em học sinh và gia đình, vừa tránh gây tổn thương cho giáo viên, nhà trường, mong mn có ý thức và dừng phát tán clip đó.
Trả lờiXóaHọc sinh nó có biểu hiện bất thường về tâm lý mới hành động như thế chứ liên quan gì đến nền giáo dục đâu, đám kền kền được nước là nói đại nói tới, nói bay luôn cả nội dung bản chất của vấn đề, nên mới thấy tầm quan trọng của nhưng trang như bantindanchu chứ không đọc thông tin trên mạng một lúc không biết đâu là thật đâu là giả
Trả lờiXóaLũ kền kền hễ cứ thấy cái gì mà có thể rỉa được là chúng làm ngay ấy mà. Lúc nào cũng đổ lỗi cho CS . Một cái sự việc như vậy mà chúng nó đã quy chụp cho cả nền giáo dục thế này thế kia. Bố láo bố toét lắm
XóaNAm sinh này có vẻ như không được bình thường có sự bất ổn về tâm lý mới có những hành vi cư xử thiếu chuẩn mực như vậy. Và điều này thì có liên quan gì đến nền giáo dục nhỉ. Có cái nền giáo dục nào học sinh còn xả súng nữa cơ ấy.
Trả lờiXóa