Ngọc
Lan
Câu
chuyện về vấn đề giáo dục ở Việt Nam vẫn luôn là chủ đề nóng bỏng được dư luận
xã hội quan tâm, nhất là các bậc làm cha, làm mẹ. Sau vấn đề về môn học lịch sử,
gần đây mạng xã hội rầm
rộ chia sẻ quan điểm của phụ huynh kêu cứu vì sách giáo khoa tăng giá gấp 2-3
lần.
Lý
giải về thắc mắc này, trong cuộc thảo
luận tại tổ ở Quốc hội sáng 25/5, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn
giải thích: Khi so sánh giá SGK nên có sự
tương đồng, tức giá các bộ sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục
phổ thông 2018 với nhau. Đơn cử, sách cho lớp 1, 2, 3, 7, 10, là biên soạn mới,
xã hội hóa theo chủ trương của Quốc hội.
Ông cũng cho biết thêm: các loại sách này được biên soạn với khổ lớn, giấy tốt hơn. Quy trình
từ biên soạn đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành đều do các doanh nghiệp đảm
nhiệm, sau đó kê khai giá với Bộ Tài chính, nhất là với
bộ sách lớp 3, 7, 10 của NXB Giáo dục Việt Nam, do có chỉ đạo ráo riết nên năm
nay giảm 10-15% so với năm trước, trong khi giá vật liệu, nhiên liệu tăng.
Những giải thích của ông Bộ trưởng đều có cơ sở nhưng thực sự chưa thuyết phục được dư luận. Bởi lẽ, cách đây hai thập niên về trước, việc anh chị em, hàng xóm sử dụng lại những bộ sách giáo khoa của nhau là điều hết sức bình thường. Cứ lớp anh chị là được dặn dò phải sử dụng sách thật cẩn thận để còn cho các em học lại. Những trang giấy in mỏng trong từng bộ sách giáo khoa ấy là hành trang của biết bao nhiêu thệ hệ học sinh. Không ít những thế hệ trưởng thành từ những trang giấy ấy. Và cũng nhờ vậy, mà trong thời buổi cái đói vẫn còn ở cửa miệng thì việc bớt đi một phần chi phí từ sách giáo khoa, giúp những bậc cha mẹ bớt nhọc nhằn hơn trong hành trình đưa con mình đi học.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, những lứa học sinh 20 năm trước cũng đã làm cha làm mẹ và đang tiếp tục chuẩn bị hành trang đến với con chữ cho con mình. Với thời buổi ăn ngon mặc đẹp, thì việc xuất bản những ấn phẩm sách giáo khoa có chất lượng cao hơn cũng là điều rất dễ hiểu. Thế nhưng, điều mà người làm cha mẹ đang cực kì thắc mắc, đó chính là tính kế thừa của những bộ sách giáo khoa và cách mà những người làm quản lý giáo dục cùng với nhà xuất bản “đồng hành: với nhau trong việc in ấn sách một cách tràn lan và không có tính kế thừa.
Và ở đó chúng ta thấy rõ sự lãng phí và những gánh nặng lên vai phụ huynh trong từng lần cải cách, cải cách và cải cách. Phụ huynh bị xoay như chong chóng. Sách mới năm nay mua cho con học, năm sau đã phải bỏ vì chương trình đã khác, vì con thực hành trực tiếp trên sách. Chưa kể là những kiến thức khởi đầu (cho các bé tiểu học) có nhất thiết phải thay đổi nội dung liên tục như vậy không? Để rồi chính lớp cha mẹ ngày xưa bị quay cuồng trong bộ sách giáo khoa của con mình. Với kiến thức từng học, họ không biết phải dạy sao cho con mình đúng.
Đấy là kể, mỗi đứa trẻ đến trường đều được giáo dục đức tính tiết kiệm, ấy vậy nhưng những bộ sách chứa đựng tri thức lại không hề mang tinh thần ấy. Ngay cả những nước giàu có như Đức họ vẫn sử dụng những bộ sách giáo khoa mang tính kế thừa còn chúng ta tại sao lại không?
Nâng cao chất lượng là điều bình thường trong nhu cầu phát triển của xã hội. Thế nhưng xét trong môi trường giáo dục nếu nó không đi kèm những điều kiện bắt buộc như tính kế thừa thì sẽ đem lại cho phụ hunh một cảm giác ngoài tri thức thì đâu đó còn là bàn tay “con buôn” đang hiện hữu.
Mỗi đứa trẻ đến trường đều được giáo dục đức tính tiết kiệm, ấy vậy nhưng những bộ sách chứa đựng tri thức lại không hề mang tinh thần ấy. Ngay cả những nước giàu có như Đức họ vẫn sử dụng những bộ sách giáo khoa mang tính kế thừa còn chúng ta tại sao lại không?
Trả lờiXóaĐiều mà người làm cha mẹ đang cực kì thắc mắc, đó chính là tính kế thừa của những bộ sách giáo khoa và cách mà những người làm quản lý giáo dục cùng với nhà xuất bản “đồng hành: với nhau trong việc in ấn sách một cách tràn lan và không có tính kế thừa.
XóaĐúng vậy. Hiện tại chúng ta nên tập trung vào chất lượng chuyên môn và những yếu tố thiết yếu trong đời sống nhiều hơn nữa. Trẻ em cần phải được dạy tính tiết kiệm từ khi còn nhỏ thì mới có thể tạo thói quen tốt
XóaNâng cao chất lượng là điều bình thường trong nhu cầu phát triển của xã hội. Thế nhưng xét trong môi trường giáo dục nếu nó không đi kèm những điều kiện bắt buộc như tính kế thừa thì sẽ đem lại cho phụ hunh một cảm giác ngoài tri thức thì đâu đó còn là bàn tay “con buôn” đang hiện hữu.
XóaSách là thứ rẻ nhất nếu so với những giá trị mà sách mang lại cho chúng ta. Quan trọng là quyển sách mang lại giá trị gì và chúng ta tiếp nhận được những gì . Việc tăng giác sách tôi ủng hộ nhưng sách đó phải hiệu quả
XóaNâng cao chất lượng là điều bình thường trong nhu cầu phát triển của xã hội. Thế nhưng xét trong môi trường giáo dục nếu nó không đi kèm những điều kiện bắt buộc như tính kế thừa thì sẽ đem lại cho phụ huynh một cảm giác ngoài tri thức thì đâu đó còn là bàn tay “con buôn” đang hiện hữu.
Trả lờiXóaQuá đúng luôn ạ. Vấn đề hiện nay chúng ta đang dần mất đi bản chất của mình, tính kế thừa đã không còn được đề cao như trước, vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của phụ huynh, những nỗi lo toan của các bậc phụ huynh sẽ dày thêm
XóaChưa kể bộ sách tái sử dụng lại cũng phải mua vở bài tập mới chiếm 1/2, và hy vọng sẽ không thay đổi bộ sách trong 5-7 năm tới để các con của mình có cơ hội dùng lại. Không biết gia đình nghèo, con đông thì phải xoay ra sao nhỉ.
Trả lờiXóaGiá sách cũng là một vấn đề cần phải cân nhắc. Cơ mà trước tiên cần cân nhắc trong sách nó viết cái gì người đọc tiếp nhận được những gì từ sách. Bởi nếu nó mang giá trị cao thì giá sách bao nhiêu cũng không quan trọng cả.
Trả lờiXóa