Tại Hội nghị lần thứ năm,
khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thống nhất rất cao với chủ trương
thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Hành vi tham nhũng, lợi
dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại
cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các
cơ quan, tổ chức đã được "luật hóa". Việc xử lý các hành vi tham
nhũng căn cứ các quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, câu hỏi
được nhiều người đặt ra, đó là làm thế nào để nhận diện "tiêu cực"
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và đấu tranh với những hiện tượng đó như thế
nào? Những vấn đề liên quan đến "tiêu cực" có thể được thể chế hóa,
đưa vào luật hay chỉ dừng lại ở những quy định về đạo đức công vụ và các quy
định những điều đảng viên không được làm?
Theo cách hiểu thông
thường người ta dễ nhận diện tiêu cực. Ðó là những hiện tượng không lành mạnh,
có tác dụng phủ định, cản trở, tác động không tốt đến quá trình phát triển của
xã hội. Biểu hiện của tiêu cực có nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì là một hành
vi, cử chỉ, lời nói chưa chuẩn mực; nặng hơn là những thói cục bộ, hách dịch,
bè phái, ham địa vị, lạm dụng quyền lực… Trong một xã hội trọng tình như Việt
Nam, nhiều hành vi tiêu cực dễ bị bỏ qua khiến cho đôi khi tiêu cực nhỏ biến
thành sai phạm lớn. Thí dụ như chuyện "nâng đỡ không trong sáng" từng
xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương là thí dụ điển hình. Ban đầu chỉ là
bố trí công việc cho người thân, quen rồi sau đến là "bổ nhiệm thần
tốc" dù cho người đó thiếu chuyên môn, trình độ. Dẫn đến những hệ lụy rất
lớn làm suy giảm lòng tin, đánh mất uy tín của người dân đối với bộ máy chính
quyền.
Tiêu cực thì dễ thấy
nhưng xử lý thì rất khó. Bởi như đã biết tiêu cực có nhiều mức độ. Ðôi khi chỉ
cần một lời nhắc nhở, cũng đã có thể đẩy lùi tiêu cực nhưng quan trọng là lời
nhắc nhở đấy là từ ai và nhắc nhở ai? Trong rất nhiều trường hợp, người có chức
trách, thẩm quyền nhắc nhở lại không đánh giá đúng biểu hiện tiêu cực của cấp
dưới. Có những cán bộ dùng xe công vào việc riêng, khi được báo cáo thì lãnh
đạo lại xuề xòa "thôi tạo điều kiện cho anh em còn khó khăn".
Và cứ thế, từ những
chuyến xe "mượn" cơ quan để "làm oai" với thiên hạ đó, tới
việc lạm quyền cũng rất gần.
Một khía cạnh khác của
việc đấu tranh phòng, chống tiêu cực cũng được dư luận quan tâm đó là những
phản ánh về hành vi tiêu cực sẽ được ghi nhận, xử lý như thế nào?
Thực tế cho thấy, trong
nhiều trường hợp, nhân dân là đối tượng dễ dàng cảm nhận biểu hiện "tiêu
cực" của cán bộ, công chức trong khi thực thi chức trách, nhiệm vụ, cơ chế
một dấu, một cửa, một cửa liên thông; cải cách hành chính; thực hiện chính phủ
điện tử;... chính là những chủ trương ra đời từ thực tiễn và cho thấy hiệu quả
không chỉ trong nâng cao hiệu quả công việc mà còn góp phần làm giảm, ngăn ngừa
tiêu cực, nhũng nhiễu.
Ðể góp phần đẩy mạnh cuộc
đấu tranh có hiệu quả với những hành vi, biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng
viên, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội với vai trò giám sát
cần tiếp tục đổi mới hoạt động, chủ động ghi nhận, xử lý những phản ánh của
nhân dân. Khi đi vào hoạt động, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực cần có quy chế phù hợp để tiếp nhận và giải quyết hiệu quả
những phản ánh của dư luận thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị-xã hội cũng như những ý kiến trực tiếp của người dân. Cũng cần có biện pháp
kiểm soát quyền lực; thực thi dân chủ, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải
trình để bảo vệ người tố cáo, tố giác, phát hiện những biểu hiện tiêu cực trước
hành vi nhũng nhiễu, đe dọa của đối tượng bị tố giác.
Chủ trương chống tham
nhũng, tiêu cực của Ðảng được người dân ủng hộ và thực tế rất nhiều người dân
mong muốn được góp sức vào "cuộc chiến" này. Ngoài việc tích cực
tuyên truyền để người dân nhận rõ vai trò, trách nhiệm đối với chủ trương chung
của Ðảng và Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các cấp ủy đảng
cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, phân tích thông tin, kịp thời xử lý
những biểu hiện tiêu cực ngay từ khi hình thành dư luận, không để "cái sảy
nảy cái ung".
Bên cạnh đó, cũng cần
phân loại một cách hợp lý những biểu hiện tiêu cực để có biện pháp đấu tranh,
phòng ngừa ngăn chặn ngay từ khi mới hình thành. Các cấp ủy đảng phát huy tinh
thần đoàn kết, dân chủ thẳng thắn góp ý, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong
sinh hoạt cũng như công tác; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ,
đảng viên gắn với các phong trào thi đua yêu nước, việc học tập, làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…
Tin rằng với việc phát
huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân cùng với sự phân cấp, phân
quyền, giao trách nhiệm đúng người, đúng việc, việc triển khai mô hình Ban Chỉ
đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực tế sẽ được cụ thể
hóa bằng những chương trình hành động, cách làm cụ thể, nghiêm minh với tinh
thần mạnh dạn, sáng tạo, lấy thực tiễn là tiêu chuẩn kiêm nghiệm chân lý; nhằm
đạt mục tiêu đúng với kỳ vọng của Ðảng, của nhân dân.
Nguồn: Báo Nhân dân
Tiêu cực thì dễ thấy nhưng xử lý thì rất khó. Bởi như đã biết tiêu cực có nhiều mức độ. Ðôi khi chỉ cần một lời nhắc nhở, cũng đã có thể đẩy lùi tiêu cực nhưng quan trọng là lời nhắc nhở đấy là từ ai và nhắc nhở ai?
Trả lờiXóaChủ trương chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được người dân ủng hộ và thực tế rất nhiều người dân mong muốn được góp sức vào "cuộc chiến" này. Đây quả là điều đáng mừng.
XóaQuả thật vấn đề tiêu cực thì vô cùng dễ thấy. Gần như chúng ta có thể thấy tiêu cực ở khắp các cấp hành chính nhưng để xử lý là một vấn đề vô cùng khó khăn. Chúng ta cần có những quyết sách và bước đi đúng đắn trên con đường xử lý tiêu cực. Chủ trương chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng chính là một ví dụ điển hình.
XóaHành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức đã được "luật hóa".
Trả lờiXóaĐấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ tiên quyết để xây dựng Đảng trong sạch, hệ thống chính trị vững mạnh. Hi vọng các Ban chỉ đạo sẽ phát huy tốt vai trò của mình
XóaNhân dân là đối tượng dễ dàng cảm nhận biểu hiện "tiêu cực" của cán bộ , công chức trong khi thực thi chức trách, nhiệm vụ, cơ chế một dấu, một cửa, một cửa liên thông, cải cách hành chính...
Trả lờiXóaÐể góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh có hiệu quả với những hành vi, biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội với vai trò giám sát cần tiếp tục đổi mới hoạt động, chủ động ghi nhận, xử lý những phản ánh của nhân dân.
Xóachính kết quả từ cuộc chiến chống tham nhũng trong thời gian vừa qua đã giúp cho uy tín của Việt Nam trong bạn bè quốc tế nâng lên tầm cao mới về một môi trường đầu tư thông suốt, lành mạnh
XóaThực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, nhân dân là đối tượng dễ dàng cảm nhận biểu hiện "tiêu cực" của cán bộ, công chức trong khi thực thi chức trách, nhiệm vụ, cơ chế một dấu, một cửa, một cửa liên thông; cải cách hành chính; thực hiện chính phủ điện tử;...
Trả lờiXóaMọi công việc của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức nước ta đều gắn bó mật thiết với nhân dân. Chúng ta làm và cống hiến tất cả cũng là vì nhân dân. Vì một nhà nước của dân do dân và vì dân
XóaViệc triển khai mô hình Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng là bước đi đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn. Chứng minh rằng công cuộc Đốt Lò là không vùng cấm, không ngoại lệ; toàn Đảng toàn Dân cùng tham gia vào công cuộc phòng, chống tham nhũng.
Trả lờiXóaChủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng và công tác chống tham nhũng của Đảng nói chung là cực kì hợp lí trong thời điểm này. Nền kinh tế hậu covid đang trên đà phục hồi, nếu không triển khai các biện pháp kiên quyết, cứng rắng như việc thành lập Ban chỉ đạo này thì có thể việc đục khoét vào lúc toàn bộ nền kinh tế đang đi xuống như vầy sẽ để lại hậu quả cực kì nghiêm trọng.
Trả lờiXóaGóp ý là bài viết bị sai chính tả tiêu đề nhé. Tác giả cần xem lại. Còn về vấn đề này thì hoàn toàn đồng tình. Nhân dân họ sẽ giám sát hiệu quả hơn dù sao trăm nghìn con măt vẫn hơn vài chục con mắt. Mình đánh giá cao kết quả PCTN thời gian vừa qua
Trả lờiXóa