Mã Phi
Long
Tại Hội nghị lần thứ năm, khóa
XIII vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thống nhất rất
cao với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực. Đây là một trong những bước tiến mới và quan
trọng cho thấy rõ quyết tâm của Đảng ta trong cuộc chiến đẩy lùi nạn tham nhũng
góp phần xây dựng đất nước.
Chúng ta
đều biết rằng, hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái
pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm
hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức đã được "luật hóa". Việc
xử lý các hành vi tham nhũng căn cứ các quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà
nước.
Vì vậy, câu hỏi được nhiều người
đặt ra, đó là làm thế nào để nhận diện "tiêu cực" trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên và đấu tranh với những hiện tượng đó như thế nào? Những vấn đề
liên quan đến "tiêu cực" có thể được thể chế hóa, đưa vào luật hay
chỉ dừng lại ở những quy định về đạo đức công vụ và các quy định những điều
đảng viên không được làm?
Tiêu cực thì dễ thấy nhưng xử lý
thì rất khó. Bởi như đã biết tiêu cực có nhiều mức độ. Ðôi khi chỉ cần một lời
nhắc nhở, cũng đã có thể đẩy lùi tiêu cực nhưng quan trọng là lời nhắc nhở đấy
là từ ai và nhắc nhở ai?
Chính vì thế, để góp phần đẩy mạnh
cuộc đấu tranh có hiệu quả với những hành vi, biểu hiện tiêu cực của cán bộ,
đảng viên, Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực là hoàn toàn cần thiết. khi đó Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị-xã hội với vai trò giám sát cần tiếp tục đổi mới hoạt động, chủ động ghi
nhận, xử lý những phản ánh của nhân dân.
Đoàn kiểm tra
đã nghe báo cáo, phát biểu, giải trình của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về
công tác phát hiện, xử lý nguồn tin tội phạm và công tác giám định, định giá
tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực. Đoàn
kiểm tra đánh giá về cơ bản, công tác chuẩn bị của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà
Nội đạt chất lượng yêu cầu nội dung đề ra của cuộc kiểm tra. Đoàn kiểm tra cũng
đánh giá cao tinh thần chủ động của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội trong việc
khẩn trương, tích cực, đi đầu trong thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực ngay sau Hội nghị Trung ương 5 theo đúng tinh thần
chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng,
trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.
Kết luận buổi
làm việc, Trưởng đoàn kiểm tra đã yêu cầu Ban Thường vụ Thành uỷ tiếp tục chỉ
đạo các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các công việc để
hoàn thành tốt kế hoạch của Đoàn kiểm tra.
Như vậy, có thể thấy, chủ trương chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng
được người dân ủng hộ và thực tế rất nhiều người dân mong muốn được góp sức vào
"cuộc chiến" này. Tin rằng với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của
quần chúng nhân dân cùng với sự phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm đúng
người, đúng việc, việc triển khai mô hình Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong thực tế sẽ được cụ thể hóa bằng những chương trình
hành động, cách làm cụ thể, nghiêm minh với tinh thần mạnh dạn, sáng tạo, lấy
thực tiễn là tiêu chuẩn kiêm nghiệm chân lý; nhằm đạt mục tiêu đúng với kỳ vọng
của Ðảng, của nhân dân.
Chúng ta đều biết rằng, hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức đã được "luật hóa".
Trả lờiXóaKết luận buổi làm việc, Trưởng đoàn kiểm tra đã yêu cầu Ban Thường vụ Thành uỷ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các công việc để hoàn thành tốt kế hoạch của Đoàn kiểm tra.
XóaTại Hội nghị lần thứ năm, khóa XIII vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thống nhất rất cao với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là một trong những bước tiến mới và quan trọng cho thấy rõ quyết tâm của Đảng ta trong cuộc chiến đẩy lùi nạn tham nhũng góp phần xây dựng đất nước.
Trả lờiXóa