Mã
Phi Long
Nhân đọc bài của tác
giả ẩn danh BTV Tiếng Dân “Chiến dịch
đốt lò và các vụ ăn đất” tôi bức xúc lắm, vì kẻ này mở đầu bài viết
với những ngôn từ rất thô thiển “Vị lãnh đạo
được mệnh danh “một ghế hai đít”, “thoắt ẩn thoắt hiện”, mà lâu nay dư luận lo
lắng, không biết còn đủ sức để nắm giữ hai chức lãnh đạo cao nhất không, lại
xuất hiện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm nay chủ trì phiên
họp của Ban Chỉ đạo (Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng). Tổng – Chủ Trọng nêu ý kiến về một số vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo
dõi từ sau Phiên họp thứ 17 đến nay”. Quả là không thể chấp nhận
được, trong bài viết tác giả này còn viện dẫn một số vụ án tham nhũng nhằm mục
đích bôi nhọ, gây tò mò và hòng đánh lừa dư luận về chủ trương phòng chống tham
nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Nhân đây tôi cũng thông tin một số vấn đề để mọi
người rõ hơn chiêu trò của những kẻ như BTV Tiếng Dân.
Tham
nhũng là vấn nạn toàn cầu, không riêng một quốc gia nào. Để phòng và chống tệ nạn
này Đảng, Nhà nước ta đã có quyết tâm chính trị rất cao, triển khai quyết liệt,
cảnh tỉnh, răn đe, loại dần tệ nạn này. Song những kẻ như BTV Tiếng Dân lại cố
tình không thấy rõ điều đó, mà còn lợi dụng vấn đề này để tìm mọi cách chống
phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước của nhân dân ta.
Chúng
ta không xa lạ với những thông tin, bài viết có nội dung đề cập đến các hiện
tượng tham nhũng ở Việt Nam được đăng tải trên các blog, facebook,wesite… của
một số hội, nhóm “xã hội dân sự” và các cá nhân tự xưng là những nhà “dân chủ,
nhân quyền” , “vì dân, vì nước” … Nhìn vào những bài viết này chúng ta có thể
dễ dàng nhận thấy nó thường mang nặng sự suy diễn chủ quan, tô vẽ, thổi phồng,
thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và công tác phòng,
chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Để lôi kéo, lừa lọc nhằm lấy niềm tin
của người dân, những kẻ này thường lợi dụng những vụ án tham nhũng liên quan
đến cán bộ, đảng viên đã xảy ra hoặc những sự việc tiêu cực trong xã hội để suy
diễn, quy kết “do tham nhũng” và thổi phồng cho đó là tình trạng phổ biến, bản
chất của chế độ, một “căn bệnh” do cơ chế độc đảng, do “năng lực quản lý yếu
kém” của nhà nước… Chúng suy diễn rằng, có sự “dung
túng, bao che, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp việc
chống tham nhũng, lãng phí” của lãnh đạo, chính quyền các cấp nên nó mới
lộng hành như vậy. Nguy hiểm hơn, để truyền tải rộng rãi các thông tin xuyên
tạc tới người dân, chúng còn lập riêng các trang mạng cá nhân để đăng tải bài
viết, hình ảnh xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ về đời tư, quá trình cống hiến, sự
minh bạch của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét