Những mức độ thất vọng được thể hiện rõ trong các cuộc tự sát chỉ có thể sánh với thất bại lớn của các chính sách Tây Tạng của Trung Quốc trong suốt một thập kỷ nắm quyền của Chủ tịch Hồ cẩm Đào.
Các sinh viên học bộ môn lịch sử và văn học Phật giáo biết rõ những truyền thuyết cổ xưa về những sự hiện thân ban đầu của đức Phật, được mọi người biết đến với cái tên Jataka Tales. Theo một truyền thuyết, đức Phật là một hoàng tử phải chống chọi với một con hổ cái đói khát, tuyệt vọng với 7 con hổ con mới được sinh ra. Điều rõ ràng đối với hoàng tử và nhóm bạn của chàng là con hổ mẹ sẽ xé xác bầy con của chính mình, và có lẽ sẽ giết cả con mồi khác để tiếp tục tồn tại. Trong khi những người bạn của hoàng tử cưỡi ngựa ra ngoài để tìm mồi cho con thú, hoàng tử rạch họng và xả thịt bản thân mình cho con hổ ăn và ngăn không cho nó ăn thịt đàn con của chính mình. Sau sự xả thân này, hoàng tử được đầu thai thành Đức phật – và theo một khuynh hướng khác của nghiệp chướng, 7 con hổ con cuối cùng cũng được đầu thai thành các môn đồ của Đức phật.
Những bức tranh tường minh họa truyền thuyết nổi tiếng này vẫn còn quyến rũ du khách tới thăm những địa điểm Phật giáo có từ 1.400 năm nằm dọc theo Con đường Tơ lụa đã thành huyền thoại. Nhưng câu chuyện nàv đang diễn ra theo kiểu ẩn dụ tàn nhẫn hơn nhiều trong các cộng đồng Tây Tạng. Tháng 1/2012, một đức Lạtma (nhà sư Phật giáo ở Tây Tạng) tên là Sobha biết được rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã không chịu cấp hộ chiếu cho ông đi Ấn Độ để tham dự một buổi lễ tôn giáo do lãnh tụ tinh thần Tây Tạng phải sống lưu vong, Đạt Lai Lạtma chủ trì. Sobha đã ghi âm lời nhắn lại kéo dài 9 phút và giấu nó trong bộ áo choàng màu nâu sẫm của mình. Sau đó, ông đã đổ dầu lửa lên mình và châm lửa tự thiêu ở bên ngoài tu viện của ông thuộc tỉnh Thanh Hải. Bức thư tuyệt mệnh của ông tuyên bố ông đã hy sinh thân mình để “xua đuổi sự đen tối… với niềm tin chắc chắn và một trái tim trong trắng giống như Đức Phật đã dũng cảm hiến thân mình cho con hổ đói”.
Ít nhất 53 người Tây Tạng khác đã tự sát kể từ tháng 2/2009 để phản đối các chính sách của Trung Quốc mà Đạtlai Lạtma gọi là nạn “diệt chủng văn hóa”. Trong vụ mới đây nhất, diễn ra vào ngày 6/10, một thanh niên Tây Tạng 27 tuổi tên là Sangay Gyatso đã chết sau khi tự thiêu ở khu vườn tu viện Dokar thuộc tỉnh Cam túc, Trung Quốc. Hai tuần trước đó, một nhà văn Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải tên là Gudrub cũng đã chết vì tự thiêu. Trở lại hồi tháng 3/2012, Grudrub đã viết một bài báo chỉ trích chính sách tăng cường kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc ở các vùng Tây Tạng: “Những ai quan tâm đến phúc lợi của người dân khó tránh khỏi những vụ bắt bớ tùy tiện và những vụ đánh đập. Những người Tây Tạng từ chối lên án Đức Đạtlai Lạtma hoặc chấp nhận quyền thống trị của Trung Quốc đối với Tây Tạng đều bị giết hại một cách bí mật hoặc bị làm cho mất tích… Vùng đất tuyết phủ tinh khiết giờ đây đã bị vấy máu đỏ”.
Tự sát là một hành động tuyệt vọng trong bất kỳ cộng đồng nào, nhưng thậm chí còn hơn thế giữa những tín đồ Phật giáo ở Tây Tạng, những người tin rằng việc lấy đi bất kỳ một mạng sống nào (ngay cả của chính bản thân mình) có thể khiến cho một người không có đủ tư cách để đầu thai. Tuy nhiên, đối với những người phải viện đến hành động cấm kỵ này, câu chuyện ngụ ngôn về Đức Phật và con hổ cái mang đến một tia hy vọng rằng những người tự giết họ “với một trái tim trong sạch” vẫn có thể được tái sinh.
Làn sóng tự sát hiến thân hiện nay bắt đầu diễn ra từ cách đây 3 năm ở huyện Đồng Nhân thuộc tỉnh Thanh Hải. Năm 2008, sau khi các cuộc nổi loạn chống chính phủ làm rung chuyển thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, trong đó Bắc Kinh cho biết có 19 người chết, chủ yếu là người dân tộc Hán Trung Quốc, các quan chức đã thực hiện lệnh thiết quân luật ở nhiều cộng đồng Tây Tạng. Họ cũng đã gia tăng những nỗ lực buộc giới tăng lữ Phật giáo lên án Đạtlai Lạtma và đẩy mạnh một chương trình ngột ngạt đến khó thở về “giáo dục lòng yêu nước” ủng hộ Bắc Kinh. Việc tăng cường kiểm soát đã làm tăng nỗi tức giận ở Tây Tạng. Tại tu viện Rongpo ở huyện Đồng Nhân, một số nhà sư đã bị các nhà chức trách giam giữ hàng tháng sau khi xảy ra bạo động. Một người trong số họ, 43 tuổi, được biết đã tự sát vào tháng 2/2009 sau khi bị tra tấn trong khi bị giam. Kể từ đó, một trào lưu đều đặn của việc tự sát đã diễn ra, thường mạnh thêm xung quanh những thời điểm quan trọng về chính trị, chẳng hạn như lễ kỷ niệm cuộc đổ máu xảy ra vào tháng 3/2008 hoặc cuộc nổi dậy sớm bị thất bại ở Tây Tạng vào năm 1959 làm Đạtlai Lạtma phải bỏ chạy và lâm vào cảnh sống lưu vong.
Những mức độ thất vọng được thể hiện rõ trong các cuộc tự sát chỉ có thể sánh với thất bại lớn của các chính sách Tây Tạng của Trung Quốc trong suốt một thập kỷ nắm quyền của Chủ tịch Hồ cẩm Đào. Những căng thẳng giữa Bắc Kinh và cộng đồng Phật giáo Tây Tạng đã đến thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc bạo động năm 2008 mà Bắc Kinh đã đổ lỗi cho Đạtlai Lạtma. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản theo đường lối cứng rắn của Tây Tạng lúc đó, Zhang Qingli, đã gọi Đạtlai Lạtma là “một con chó rừng trong bộ áo choàng của thầy tu”, trong khi hãng tin Tân Hoa chính thức đã kết tội ông là “kẻ nói dối gian xảo” – ủng hộ các chính sách “giống như sự hủy diệt hàng loạt” để trục xuất người Trung Quốc dân tộc Hán ra khỏi các vùng Tây Tạng truyền thống của Trung Quốc, về phần mình, lãnh tụ tinh thần lưu vong này và là người đoạt giải Nôben Hòa bình năm 1989, đã nói rằng ông cảm thấy bất lực trong việc ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối, nhưng hứa hẹn sẽ từ bỏ chức lãnh tụ tinh thần cộng đồng Phật giáo Tây Tạng nếu bạo động vẫn tiếp tục diễn ra. Sau đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau bạo động, ông đã thừa nhận với tạp chí Newsweek rằng ông đã bật khóc công khai khi nhìn thấy hình ảnh những xác chết tả tơi của người Tây Tạng trên điện thoại di động.
Cho đến nay, chiến lược của Bắc Kinh là cuối cùng chờ đợi cái chết của Đạtlai Lạtma, người hiện 77 tuổi, để giúp giải quyết các vấn đề Tây Tạng rắc rối của mình. Sau khi ông này qua đời, các nhà cầm quyền Trung Quốc rõ ràng có kế hoạch xức dầu phong tước hiệu cho một thanh niên Tây Tạng dễ bảo như là một sự hóa thân ngay sau đó của vị Lạtma này và sẽ nuôi dưỡng người này trong khi làm suy yếu hoặc ngăn cản những người khác đòi trở thành Đạtlai Lạtma. (Bắc Kinh đã theo chiến lược này khi Panchen Lạtma thứ 10, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng quan trọng thứ hai, đã chết ở Trung Quốc vào năm 1989.) Bắc Kinh dường như hy vọng rằng cái chết của Đạtlai Lạtma này – và cuộc chiến về quyền kế vị không thể tránh khỏi – sẽ làm giảm mong muốn của lớp người Tây Tạng trẻ hơn về quyền độc lập đồng thời củng cố sự khẳng định của Bắc Kinh rằng Tây Tạng luôn thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Trên thực tế, cái chết của Đạtlai Lạtma dường như sẽ có tác động ngược lại: đó là cấp tiến hóa lớp trẻ Tây Tạng, kích động những người biểu tình tiến tới bạo động lớn hơn, làm tan vỡ sự nhất trí hiện nay trong việc ủng hộ “con đường trung dung” ôn hòa của Đạtlai Lạtma theo đó chủ trương quyền tự trị văn hóa và tôn giáo ở bên trong Trung Quốc, nhưng không phải hoàn toàn độc lập.
Trong khi đó, một vài nhà phân tích hy vọng rằng chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh có thể dịu bớt sau việc chuyển giao quyền lãnh đạo xảy ra một lần trong một thập kỷ bắt đầu sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 diễn ra vào tháng 11/2012, khi một thế hệ mới các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ lên nắm giữ các vị trí cao nhất trong đảng. Người đứng đầu nhóm các nhà lãnh đạo mới này hầu như chắc chắn sẽ là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được đề cử kế vị ông Hồ Cẩm Đào giữ chức chủ tịch và tổng bí thư đảng. Hơn 3/5 trong tổng số 370 ghế hàng đầu của đảng này cũng sẽ có chủ mới, và lời hứa về những khuôn mặt mới đã khiến một số người Tây Tạng hy vọng về những ngày tốt đẹp hơn ở phía trước. Woeser, một nhà hoạt động và là blogger người Tây Tạng nổi tiếng đã bày tỏ với tờ “Newsweek”: “Tôi cảm thấy lạc quan một cách thận trọng. Tuy nhiên, hệ thống chính trị Trung Quốc là ở đó, và nhiều đơn vị chính phủ vận hành hệ thống đó, vì vậy, tôi không biết là liệu Tập Cận Bình có thể làm được bao nhiêu”.
Đó chính là câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu Tây Tạng đang đặt ra khi họ phân tích gốc gác gia đình của Tập. Tập là một ông hoàng con, nghĩa là bố mẹ ông có phẩm chất cách mạng tuyệt vời. Người cha quá cố của ông, Tập Trọng Huân, là một cựu phó thủ tướng được biết đến là người có quan điểm khá tự do về cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị. Ồng Tập bố từng là mũi nhọn dẫn đầu việc hình thành “các đặc khu kinh tế” theo tư tưởng cải cách và gần mang tính tư bản chủ nghĩa của Trung Quốc, điều đã mở ra nỗ lực hiện đại hóa thời hậu Mao của nước này. Và ông đã có điểm mềm yếu về tình cảm đối với các lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cấp cao, trong đó có cả Đạtlai Lạtma hiện nay, người nhớ lại cuộc gặp mặt Tập cha vào năm 1954, khi nhà lãnh đạo Tây Tạng này đến Bắc Kinh trong vài tháng để theo học tiếng phổ thông Trung Quốc và chủ nghĩa Mác. Đạtlai Lạtma đã tặng Tập cha một chiếc đồng hồ đắt tiền mua ở Ấn Độ và, như ông nhớ lại trong một cuộc trả lời phỏng vẩn mới đây hãng tin Reuters, ông thấy nhà chính khách Trung Quốc này “rất thân thiện, có đầu óc tương đối cởi mở hơn và rất dễ chịu”.
Quả thực, Đạtlai Lạtma này dường như bị quyến rũ – dù không hoàn toàn bị thuyết phục – bởi khả năng về một thái độ tự do hơn ở Bắc Kinh. Ông nói với hãng tin Reuters rằng ông hy vọng đội ngũ lãnh đạo sắp tới sẽ có một đường hướng “thực tế” đối với các vấn đề Tây Tạng, và ông cảm thấy được “khích lệ” bởi các cuộc gặp gỡ mới đây với các phái viên quả quyết là có mối quan hệ mật thiết với các quan chức cấp cao Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Newsweek trong năm ngoái, ông nói ông không muốn làm nảy sinh quá nhiều sự trông mong của cộng đồng lưu vong, Nhớ lại những hy vọng mãnh liệt của ông đối với Hồ cẩm Đào cách đây một thập kỷ, ông nói: “Khi Hồ cẩm Đào lên nắm quyền, một số chuyên gia nước ngoài hy vọng có sự thay đổi tích cực. Nhưng 10 năm đã trôi qua và không có gì xảy ra cả. Tập Cận Bình …đã công khai nói rằng Trung Quốc cần cải cách chính trị …nhưng chúng tôi cũng biết những người Cộng sản là những người bậc thầy về nghệ thuật đạo đức giả.
Nhiều người trong cuộc, cả người Trung Quốc và người Tây Tạng, ngần ngại suy đoán về những xu hướng chính trị của Tập Cận Bình – hoặc khả năng của ông trong việc dẫn đến những thay đổi chính sách ngay cho là ông muốn như vậy, đặc biệt căn cứ vào nỗi ám ảnh của Đảng Cộng sản về sự nhất trí của giới lãnh đạo. “Người cha ông có quan điểm tự do về vấn đề Tây Tạng và đã xử lý rất tốt vấn đề đó nhưng tôi không biết gì về Tập Cận Bình về mặt này,” đó là nhận xét của Bao Tong, một cựu phụ tá cấp cao của cố Tổng bí thư đảng Triệu Tử Dương, người đã bị thanh trừng khỏi đảng sau khi diễn ra các cuộc biểu tình phản đối ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và bị quản thúc tại gia cho đến khi ông chết vào năm 2005. (Bản thân Bao đã trải qua 7 năm trong tù vì tỏ ra đồng cảm với những người biểu tình ủng hộ dân chủ.) Tương tự như vậy, Tenzin Taklna – cháu trai của Đạtlai Lạtma và là thư ký tại văn phòng của vị lãnh tụ tinh thần sống lưu vong – đã nói với tạp chí Newsweek “Thật là khó khăn cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào để thay đổi tư duy về một định kiến được thể chế hóa chống lại người dân Tây Tạng”.
Ông nói, “tuy nhiên, chúng tôi, những người Tây Tạng vẫn hy vọng rằng giới lãnh đạo mới sắp tới của Trung Quốc do Tập Cận Bình đứng đầu sẽ tỏ ra thực tế” và họ sẽ hiểu rằng một “chính sách đàn áp đã thất bại trong việc giành được trái tim và khối óc của người dân Tây Tạng”.
Điều rõ ràng là Tây Tạng đã nổi lên như một con bài mặc cả – và thậm chí có khả năng như là một quân át chủ bài – khi mà các nhân vật có nhiều triển vọng của Trung Quốc dùng mánh khóe để giành quyền lực, Theo Robert Barnett, chuyên gia nghiên cứu vấn đề Tâv Tạng ở trường Đại học Columbia, “Năm vừa qua lại cho thấy rằng chúng ta, những người bên ngoài chỉ biết không đáng kể về những gì đang xảy ra trong chiếc hộp đen ghi lại hoạt động chính trị của giới tinh hoa ở Trung Quốc. Tây Tạng đã trở thành một yếu tố quan trọng trong thương lượng bên trong giới tinh hoa, hơn những gì mà chúng ta đã từng chứng kiến trước đây. Và vì vậy nó có thể được coi như một con bài để chơi vào bất kỳ lúc nào”.
Barnett và những người khác chỉ rõ những thay đổi ngày càng tăng trong chính sách Tây Tạng ở cấp địa phương, có thể để đối phó với công luận hoặc như là các biện pháp tránh xung đột. Ở Lhasa, tại các trung tâm giam giữ nơi nhiều người Tây Tạng bị bắt giam trong nhiều tháng sau khi trở về từ các buổi lễ của Phật giáo ở Ấn Độ, Barnett cho biết “các nhà chức trách đã từ bỏ việc nỗ lực buộc mọi người lên án Đạtlai Lạtma hoặc thừa nhận họ đã gặp ông này sau khi một vài người đứng tuổi hơn nói rằng họ sẽ nhảy qua cửa sổ”. Các nhà chức trách cũng rút lui sau khi giới trí thức tự do Trung Quốc chỉ trích họ đã buộc các tu viện Phật giáo Tây Tạng treo các bức chân dung của Mao và các nhà lãnh đạo Cộng sản khác ở những chỗ dễ thấy. Theo Barnett, hiện nay, nghe nói hoạt động này là “tự nguyện” và ông này cho biết thêm tuyên bố trên có thể chỉ là để tô điểm vẻ bề ngoài mà “không có sự nới lỏng trên thực tế
Bất chấp những “sửa đổi rất nhỏ” này như Barnett nói, các vụ tự sát tiếp tục xảy ra. Các vụ việc này vì vậy đã và đang gây náo động, và trớ trêu thay chúng đã mang đến một điểm chung nhất định cho cả Bắc Kinh lần cho Chính quyền Tây Tạng lưu vong. Cả hai bên đã kêu gọi chấm dứt các cuộc phản đối tự gây thiệt hại cho chính bản thân mình. Cuối tháng 9/2012, hơn 400 nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng đã đến tham dự một cuộc họp đặc biệt ở Dharamsala, Ấn Độ, để bàn về những vụ tự sát và cách làm nản lòng những người Tây Tạng trong việc tiến hành những vụ việc trên như thế nào. Lobsang Sangay, người kế tục Đạtlai Lạtma với tư cách là người đứng đầu chính trị của chính phủ lưu vong vào năm ngoái nói rằng “Sự thật về việc những người Tây Tạng sau hơn 50 năm vẫn đang phản kháng – và dưới hình thức quyết liệt là tự sát – rõ ràng cho thấy họ đang phản đối việc chiếm đóng Tây Tạng và các chính sách đàn áp của Chính phủ Trung Quốc”. Một người phát ngôn của chính phủ này đã kêu gọi Bắc Kinh và cộng đồng quốc tế giúp “tìm ra một giải pháp cuối cùng cho cuộc khủng hoảng” và kêu gọi những người Tây Tạng kiềm chế việc tự sát.
Các nhà chức trách Bắc Kinh cũng muốn chứng kiến việc kết thúc các vụ tự sát. Các quan chức đã bắt giam những người Tây Tạng phổ biến tin về những vụ tự sát, ngăn chặn giới truyền thông và các nhà ngoại giao nước ngoài đến nhiều khu vực Tây Tạng đồng thời tăng cường lực lượng gìn giữ an ninh – bao gồm cảnh sát chống bạo động và các xe cứu hỏa – ở các cộng đồng Tây Tạng. Và trong khi các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn lên án “bè lũ Đạtlai” khuyến khích tự sát, họ dường như không còn đổ lỗi cho ông về việc đặt kế hoạch hoặc khởi xướng các vụ việc này. Trong một cuộc họp báo sau một phiên họp quốc hội diễn ra hồi tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gây ấn tượng bằng một giọng khoan dung hơn. Ông cho rằng các nạn nhân tự sát “là vô tội” “và chúng ta cảm thấy đau buồn sâu sắc trước những cách hành xử của họ”. Liệu nỗi đau buồn đó có biến thành những thay đổi chính sách hay không vẫn còn phải chờ xem.
Trích: trelangblogspotcom.blogspot.com
hơn 50 năm mà vẫn đứng dậy đòi độc lập cho dân tộc. riêng cá nhân tôi rất kính phục nhưng ko tán thành những hành động như vậy.
Trả lờiXóaĐòi độc lập mà phải làm như vậy thì không nên
Trả lờiXóachính sách lãnh đạo sai lầm đã khiến nhiều ng phải trả giá bằng tính mạng mình
Trả lờiXóaThật là một chính sách bì ổi của chính quyền Trung Quốc. Từ xưa đến nay ai cũng hiểu rõ bộ mặt của Trung Quốc để có thể đạt được mục đích của mình mà họ không trừ bất kì thủ đoạn nào.
Trả lờiXóaCó lẽ bên kia biên giới nước Trung Quốc đã có quá nhiều dân rồi. Nên chính sách của chính quyền Nhà nước TQ là hi sinh con người một cách tàn nhẫn.
Trả lờiXóaKhủng hoảng chết mie bọn tàu khựa đi, cho chừa cái tội xâm lấn đất nước khác
Trả lờiXóaĐợi đến bao giờ khủng hoảng chứ. Bây giờ hàng TQ tràn ngập cả TG, khó lắm khó lắm
Trả lờiXóaCho đến bây giờ và mai sau, những luận điểm và nguyên tắc cách mạng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là tài sản vô giá để toàn Đảng, toàn dân ta duy trì và phát triển, xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Trả lờiXóa