Những năm gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng thù địch với nhà nuớc Việt Nam thuường đẩy mạnh tuyên truyền về cái gọi là “chủ nghĩa đa nguyên” và hô hào “Việt Nam cần phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về chủ nghĩa đa nguyên xin trao đổi mấy vấn đề sau:
Phần 1: Bản chất chính trị, thù địch của chủ nghĩa đa nguyên
Chủ nghĩa đa nguyên là một trường phái triết học xã hội của giai cấp tư sản ra đời vào đầu thế kỷ XVIII (năm 1712). Bản chất chính trị, thù địch của chủ nghĩa đa nguyên thể hiện qua một số điểm đặc trưng sau:
- Phân chia xã hội thành nhiều nhóm cá nhân bởi nhiều tiêu chuẩn khác nhau (màu da, chính kiến, tôn giáo...). Thực chất của luận điểm này là phủ định và chống lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phân chia giai cấp trong xã hội, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuyệt đối hoá tính đa dạng và phức tạp của xã hội dù trên thực tế giai cấp và đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại và việc áp dụng cách phân chia xã hội của chủ nghĩa đa nguyên vào thực tế là không thể thực hiện vì không có sự phân biệt rõ ràng (một cá nhân có thể thuộc nhiều nhóm cá nhân khác nhau).
- Trong xã hội đa nguyên, mọi người đều tự do dân chủ không giới hạn. Luận điểm này đi ngược với “thuyết tưuơng đối” của Anh-Xtanh đã được cả thế giới thừa nhận; tuyệt đối hoá về tự do dân chủ, không thừa nhận bất cứ một sự ràng buộc nào; đối lập với nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam; tạo điều kiện làm nảy sinh những quan điểm tưu tưuởng và hành động phản cách mạng trong xã hội Việt Nam.
- Trong xã hội đa nguyên, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý xã hội phải được thực hiện trên nguyên tắc đa đảng phái, đa lực lượng đối lập nhau. Thực chất là nhằm hình thành các lực lưuợng, đảng phái chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận và nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trong xã hội đa nguyên, có nhà nước là nhà nước phúc lợi chung, được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, thoả hiệp. Giải quyết những lợi ích khác nhau theo nguyên tắc “thoả hiệp, trung hoà lợi ích” với nhau. Luận điểm này nhằm xoá nhoà giai cấp và đấu tranh giai cấp, phủ nhận mâu thuẫn đối kháng trong xã hội khi xã hội còn các giai cấp có mâu thuẫn lợi ích căn bản với nhau. Do đó, phủ nhận chính mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tuư sản và vô sản trong giai đoạn hiện nay. Tuyên truyền nhà nuước phúc lợi chung thực chất là hướng theo con đuường tư bản chủ nghĩa, dung hoà và hoà nhập nhà nuước của giai cấp tuư sản và nhà nuước của giai cấp vô sản.
Búa liềm
Theo: http://tiengnoicuadan2012.blogspot.com
Tôi không tán thành áp dụng chế độ này tại VN
Trả lờiXóaĐa nguyên đa đảng thì xã hội ta loạn mất, lo tranh giành chính quyền lấy thời gian đâu mà chăm lo cho nhân dân, không chấp nhận là quá chính xác
Trả lờiXóaMột nhận định sai lầm., nếu Việt Nam theo chủ nghĩa tư bản. trong khi TQ đang phát triển như vũ bão, liệu rằng ta có sống yên ổn không
Trả lờiXóaĐó là một tư tưởng lệch lạc, thiếu định hướng. Do bị văn hóa phương Tây du nhập vào VIệt Nam
Trả lờiXóaSẽ thế nào nếu nước ta theo chủ nghĩa đa nguyên đa Đảng. Cho dù nền kinh tế có phát triển như thế nào đi nữa, thì chắc chắn sẽ có sự mâu thuẫn xung đột giữa các Đảng phái, dẫn đến sự mất đoàn kết dân tộc Việt Nam. Đó chính là cái mà các thế lực thù địch hướng tới
Trả lờiXóa