LâmTrực@
Người ta thường so sánh to và nhỏ và để đi đến kết luận rằng, to là kẻ mạnh. Điều này không phải bao giờ cũng đúng.
Nếu đem so sánh Trung Quốc và Việt Nam, theo logic đã nói ở trên, Trung Quốc bao giờ cũng là kẻ mạnh. Tuy nhiên, kích cỡ lãnh thổ, dân số đông chưa nói lên nhiều điều.
Hãy hình dung, một gia đình đông con, quản lý giáo dục kém, thì sao có thể sánh với một gia đình nhỏ, ít con nhưng quản lý giáo dục đàng hoàng. Thực tế cũng đã cho thấy điều đó hiện diện ở mọi nơi trong xã hội. Nhật bản Bản là một minh chứng rõ nét trong tương quan so sánh với Trung Quốc. Rõ ràng, Nhật rất mạnh. Đưa lên bàn cân, Trung Quốc liệu thắng được bao nhiêu phần trăm?
Đã vài chục năm qua, từ thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc tìm cách lôi kéo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tạo nên một trật tự liên minh mới nhằm củng cố cho tham vọng bá quyền của mình. Công bằng mà nói, họ đã phần nào gặt hái được thành công qua các chuyến công du, ve vãn Myanmar và Capuchia. Vào năm 2010, hai bên đã đồng ý thỏa thuận một chương trình tự do thương mại, tạo ra một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Cho đến thời điểm đó dường như mọi thứ – bao gồm cả các vấn đề ngoại giao và thương mại – đã tiến triển một cách rất thuận lợi giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam. Ngay cả với Việt Nam, đối thủ cứng đầu của Trung Quốc trong mọi mối quan hệ, cũng được cải thiện rõ rệt. Một số nước ở khu vực này bắt đầu thấy mối đe dọa từ người Hoa đối với kinh tế xã hội và với quốc phòng an ninh cua rhoj không lớn như trước đây.
Tại diễn đàn khu vực năm 2010 ở Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có thái độ nổi giận với các nước chủ nhà Đông Nam Á vì họ lên tiếng ủng hộ lẫn nhau cũng như cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ liên quan đến các tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông mà khởi nguồn là do thái độ tham lam của Trung Quốc trong việc vẽ lại bản đồ lãnh hải. Sự tham lam và hung hăng của phía Trung Quốc đã đẩy giới tuyến trên biển đến sát của nhà của các quốc gia láng giềng và điều này dẫn đến nguy cơ những nỗ lực của Bắc Kinh trong vài thập kỷ qua sẽ bị đổ xuống biển.
Dương Khiết Trì tuyên bố một cách điên cuồng rằng: “Có một sự khác biệt lớn giữa chúng ta”, và rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các bạn là những quốc gia nhỏ hơn”. Trong phát biểu của mình, Dương Khiết Trì chỉ trích Việt Nam, Indonesia và các nước khác với hàm ý đe dọa trừng phạt về kinh tế cũng như quân sự nếu các nước nhỏ hơn không tuân thủ luật chơi của Trung Quốc đặt ra. Mỉa mai thay, những phát biểu hàm hồ và non nớt về ngoại giao và chính trị của ông Dương không làm cho các nước này lo ngại mà trái lại, làm cho họ xích lại gần nhau và tịnh tiến về phía Hoa Kỳ.
Sau sự kiện này, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng chuyển sang gam màu tối. Trung quốc đã chủ động gây sự và tạo ra các cuộc đụng độ trên biển và các tranh chấp tại Biển Đông với hai nước Đông Nam Á khác là Việt Nam và Philippines. Trong tình thế đó, một số nước khác rà soát lại nội dung của bản thỏa thuận tự do thương mại vì họ cảm thấy rằng phía Trung Quốc chiếm quá nhiều ảnh hưởng.
Ai cũng biết nỗ lực của Bắc Kinh là sử dụng sức mạnh của họ đối với các nước ASEAN yếu thế hơn, như Campuchia và Myanmar để ngăn chặn một mặt trận thống nhất nhưng tác động này đã mang lại hiệu ứng ngược.
Những động thái của Trung Quốc ve vãn Capuchia và Myanmar làm tăng mối nghi ngờ của các nước Đông Nam á. Một kết luận được đưa ra một cách thận trọng rằng Trung Quốc đang tìm cách chia rẽ sự đoàn kết của ASEAN. Trong bối cảnh, các nước như Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nga đang ra sức kiềm chế Trung Quốc và vì thế người ta không khó nhận ra mối quan hệ giữa Bắc Kinh và ASEAN đang ngày càng trở nên tồi tệ.
Các nhà quan sát quốc tế cho rằng mâu thuẫn sâu sắc trong giải quyết những tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông (và quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở đây) liên quan đến toàn bộ mối quan hệ giữa Trung Quốc và cả khu vực trong tương lai.
Chính phủ Mỹ đã khuyến cáo thái độ hung hăng của Trung Quốc và khuyến khích các cuộc đối thoại ôn hoà, nhưng Bắc Kinh vẫn làm ngơ và tiếp tục gia tăng các hoạt động gây rối bằng chiêu sử dụng lực lượng quân sự ngụy trang dưới bóng dân sự đề hiếp đáp các nước láng giềng, nhằm buộc họ phải đi theo quỹ đạo của mình. Động thái này, làm cho tất cả nước lớn trong khu vực ASEAN đã tiến lại gần hơn với Washington. Luận điệu cũ rích mà Bắc Kinh luôn rêu rao rằng "đó chỉ là hình thức tự vệ" đã không được dư luận quốc tế và khu vực chấp nhận. Mục đích tối quan trọng dẫn đến Bắc Kinh mạnh tay và thể hiện sự hung hãn của mình với các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines hay Nhật Bản, chính là nguồn tài nguyên rất cần cho tương lai phát triển của Trung Quốc.
Giới chức diều hâu trong quân đội Trung Quốc và người dân nước này (đã bị bưng bít thông tin và họ hoàn toàn không được tiếp cận các thông tin chính xác, khách quan) đòi hỏi một lập trường cứng rắn về các vấn đề liên quan đến lãnh thổ, như cuộc xung đột với Nhật Bản tại quần đảo ở Biển Hoa Đông. Một số người đã tỏ ra giận dữ về những nỗ lực của ASEAN trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ và rằng Trung Quốc đã không tỏ ra mạnh mẽ giành lại sức ảnh hưởng.
Có một điều quan trọng tác động đến thái độ của Bắc Kinh trong câu chuyện này. Vì lòng tự hào thái quá, Trung Quốc tự cho rằng vị trí của họ trong khu vực là tối quan trọng. Trung Quốc tự xem họ là một nước lớn và muốn các nước khác phải tôn trọng họ một cách tương thích. Và vì thế không ai lạ gì cách hành xử của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán ngoại giao với các tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, cách hành xử của họ đối với ngư dân các quốc gia khác lại mang đậm tính dã man và mang màu sắc của cướp biển nhiều hơn là một anh nhà giàu có học. Với đường lối ngoại giao này trong thời gian dài sẽ không có lợi cho Trung Quốc và theo các nhà phân tích, nó đang kìm hãm và làm suy giảm sức mạnh của Trung Quốc.
Một học giả đến từ Mỹ cho rằng: "Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với ASEAN tại Biển Đông chủ yếu nhắm đến các quốc gia có phương hướng ngoại giao chưa trưởng thành và chưa sẵn sàng để đảm nhận vai trò lãnh đạo trong khu vực". Thông điệp trên rõ ràng là ám chỉ Campuchia và Myanmar. Đây là cách làm tương tự như những gì mà Hoa Kỳ đã làm với các đồng minh sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ II chấm dứt. "Chính sách này sẽ không giúp Trung Quốc giành chiến thắng với vai trò chủ đạo trong của họ trong khu vực, và điều này chưa đề cập đến vị trí cường quốc toàn cầu mà họ mong muốn lâu nay".
Thêm vào đó, chính sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông lâu nay cũng không rõ ràng. Nước này chính thức tuyên bố cái gọi là “chủ quyền quyền lịch sử” dựa trên các định nghĩa rất mơ hồ, trong đó bao gồm hầu hết diện tích vùng biển phía nam. Chủ quyền đó thường được đưa ra bằng biểu tượng đường “lưỡi bò” chín đoạn trên các bản đồ hàng hải, trong đó họ tự nhận gần như toàn bộ vùng Biển Đông về mình. Các tuyên bố trên hoàn toàn không phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế. Hầu như các nhà ngoại giao Trung Quốc đều biết điều này.
Các chuyên gia quan hệ quốc tế đều cho rằng, nếu dựa vào cái gọi là "chủ quyền lịch sử" thì Việt Nam hoàn toàn có quyền đòi hỏi chủ quyền của mình đối với 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây hiện nay của Trung Quốc, vì thực tế lịch sử, Việt Nam đã quản lý trên thực tế 2 tỉnh này trong lịch sử. Tuy nhiên, đây chỉ là câu chuyện vô tiền khoáng hậu và chắc chắn không có hồi kết. Vì thế, điều tốt nhất mà Trung Quốc có thể làm hiện nay là tuyên bố chủ quyền trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhỏ. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển thì các đảo nhỏ không có người sinh sống, các nước không có quyền tuyên bố chủ quyền trong khu vực đặc quyền kinh tế trong vòng 200 dặm. Điều này Bắc Kinh nên nhìn nhận một cách tỉnh táo và khách quan hơn.
Thời điểm này ASEAM đang diễn ra tại Lào, một quốc gia mà Bắc Kinh đang ve vãn và thực tế đã tiến hành nhiều hành động được xem là xâm lấn về lãnh thổ một cách hòa bình. Đây cũng là thời điểm thích hợp để Trung Quốc và các nước khác thông qua bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Quy tắc này kêu gọi xây dựng lòng tin vững chắc và các biện pháp ngăn ngừa xung đột, bao gồm giảm các hoạt động quân sự trong khu vực. Cho đến nay, đây là thái độ tích cực nhất mà các nước đã làm được trong vùng biển đầy giông tố này mặc dù Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo.
Những phân tích trên có thể cho thấy, Trung Quốc có kích cỡ lớn về lãnh thổ và dân số, song hoàn toàn chưa phải là một quốc gia mạnh nếu như thiếu vắng sự quản lý, giáo dục tiên tiến, bớt đi sự hung hãn và lòng tham vô độ của mình.
-------------------------------------
GÁI XẤU
LâmTrực@
Chuyện trò với Hến gặm ổi, diện váy ngắn thời trang làm anh liên tưởng tới các gái thời nay.
Gái là chủ đề luôn hót. Gái xấu là loại mà anh muốn đề cập. Phân loại gái xấu chỉ là tương đối. Tất nhiên, gái xấu về hình thức khác với xấu về nội dung (đạo đức, tính cách...). Bài này không nói đến loại gái lưng cong cong như dấu hỏi, vú xệ đến cạp quần, môi dày thề lề thâm sì và ăn nói hỗn hào. Anh cũng không nói đến loại gái xấu nhưng kết cấu rất ổn.
Nói tới gái, chúng ta không nên chỉ nói về gái xấu, thông minh và mạnh mẽ - gái đẹp, ngây thơ và ngu rất cần nương nhờ vào tiền của trai. Loại gái này đích thị là gái xấu.
Vàng là một giống đực - đại diện cho phe lề trái, luôn yêu và bảo vệ các gái có vẻ ngoài xinh và một tư duy cấp phổ thông như em Huỳnh Thục Vy.
Vy hay Uyên có mùi rất hợp với khẩu vị của Vàng và BBC. Một em có bố bị chính quyền bắt giam, một em ham laptop đã dẫn tới hành động yêu nước hết sức cao đẹp - chống Trung Quốc. Thật nực cười!
Tư duy đại học như mình được đào tạo bởi Trường Bôn Ba danh tiếng chỉ thấy các em ấy toàn rải truyền đơn, viết blog chửi cộng sản hay đòi lật đổ chế độ, nhưng đến khi các em ấy bị cảnh sát bắt thì luôn kêu gào rằng mình bị bắt với lý do yêu nước.
Cũng như Vũ, Vũ được toà án bỏ tù vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước với các bằng chứng xác thực là hai cái bao cao su nhưng phe lề trái cứ tự lừa dối bản thân rằng 'cảnh sát dàn cảnh đánh ghen lừa tiền'. Tiền trong mắt nhiều người chỉ là phương tiện nhưng trong mắt của những người ham tiền thì nó như một thứ trang sức lộng lẫy giúp nâng giá trị của bản thân.
Từ nhận thức sai lầm về tiền, những con nghiện ma tuý đã nghĩ ra nhiều cách để kiếm tiền một nhanh chóng, chẳng hạn như cướp tài sản, uy hiếp trẻ con đòi tiền chuộc... Và những hành động đó đều được những con nghiện tự bào chữa: do nhà nước không lo được cho dân giàu nước mạnh.
Không những bản thân những con nghiện hoang tưởng về hành động cao đẹp của chúng, bạn bè, người thân của chúng cũng hết sức tin tưởng về người bạn hay con cái của mình không bao giờ xấu. Chỉ người mình ghét là xấu, người bắt giam mình là xấu... Nuyện có giết người, xảo trá đều do xã hội đẩy đưa. Tóm lại ai thuộc phe mình thì được nói tốt, vì thế mình chẳng hề nghe theo VNN hay BBC. Mình chỉ tin vào các chứng cứ và suy luận hợp lý:
Một con bò dù ở Mỹ, ở Hà Nội, ở SG, từng đoạt giải Fields, từng não nuyện truy mạng nhiều năm, làm nghề phát triết, vẽ hay bồi bàn thì bò luôn được gọi là bò.
Thế đấy, Hến ạ.
---------------------------------------------
NHỮNG CON BÒ TI TOE LÀM CHÍNH TRỊ
Sau sự kiện Nguyễn Phương Uyên bị cơ quan an ninh bắt, có nhiều kẻ khoác áo "nhân sĩ yêu nước" đưa hết ý kiến ý cò làm rồi loạn nhân tâm. Phàm quyết định cụ lớn chúng thường mượn cớ phản biện để phá thối. Mội sự vật, hiện tượng đều có tính hai mặt của nó. Đồng xu sao cứ nhìn mặt trái mà không thấy mặt phải?
Một tay như tay Diện Hán Nôm có tư tưởng chống Tàu. Chính y đã góp phần biểu tình đảo đảo Trung Quốc xâm lược lần 1 và lần 2, và quen mui thấy mùi ngủi mãi lần thứ 10 thử hỏi có bị bắt đâu mà người ta bắt em Uyên ti toe phản đối Khựa.
Cơ quan an ninh không phải thích bắt ai là bắt. Họ không ngu xuẩn bắt ai mà không toan tính trước. Hành động của Uyên được theo dõi tỷ mỉ. Uyên nói chuyện với ai, ủ mưu thế nào, hành động ra sao đều có chứng cớ thuyết phục.
Uyên hơn 20 tuổi với bản tính đua đòi lên thành phố thích được bằng chúng bằng bạn, như thích laptop để vào internet nghe nhaccuatui.com, thích có iPhone để chơi game và chụp những bức hình xì tin. Lợi dụng tính ham hố vật chất của Uyên bọn phản động hải ngoại thông qua yahoo chat đã dụ dỗ mua chuộc Uyên. Chúng vẽ ra cho Uyên con đường cách mạng đầy màu hồng, đi hơi lâu tí nhưng có quyền nghỉ lại uống nước bưởi pha mật ong thêm một chút đá lạnh. Chúng hứa hẹn với Uyên nếu làm điều này, điều kia thì sẽ có tiền mua những đồ chơi công nghệ mơ ước.
Bắt Uyên đơn giản. Nhưng qua đây tiện thể khóa mõm lũ đội cái danh nhân sĩ trí thức thối mồm kia lại. Đồng chí @ quyết định bắt Uyên với cách thể hiện bên ngoài rất mờ ám. Nhân sĩ rởm nhao nhao viết kiến nghị lên chủ tích nước là Uyên bản chất là vô tội chỉ có một cái được coi là tội yêu nước chống Tàu. Lúc đó cơ quan an ninh mới đưa ra bằng chứng lịch sử chat của Uyên, voichat Uyên bàn chuyện mua hóa chất làm thuốc nổ, Uyên may cờ vàng và in truyền đơn... Hiện nay đã có một số trí thức thức thời nhận ra lỗi lầm của mình chối bai bải là em không có viết thư, em không ký vào kiến nghị...
Qua vụ của Uyên các người tự coi là nhân sĩ hãy cẩn trọng lời ăn tiếng nói của mình. Một bọn không biết phân biệt phản ứng phân hạch với phản ứng nhiệt hạch là gì mà đòi phản đối dự án điện hạt nhân. Chúng đưa ra vài lý do về sự mất an toàn của điện hạt nhân mà tỷ lệ xác suất nhỏ hơn chim én bay trên trời ỉa rơi vào cốc bia mà bọn chúng uống trong quán Hải Xồm có mái che. Chúng trơ trẽn cố tình quên những lý do cấp thiết cần phải có điện hạt nhân. Không có điện liệu chúng có pin để chạy laptop lên web phản biện các cụ lớn, không có điện liệu chúng điện thoại hỏi thăm sức khỏe của bố mẹ, con cái chúng bên kia bờ đại dương?
Cơ quan an ninh đã rất khéo khi bắt Uyên và sử dụng kế giả chết bắt quạ. Bọn khoác áo nhân sĩ trí thức hớ rồi. Đáng buồn là ngôi sao Ngô Bảo Châu cũng tự mình biến thành con cừu theo lề trái. Trường hợp của Châu quả thật là đáng tiếc, hy vọng anh ấy tự cảnh tỉnh mình.
Tất nhiên, đó cũng là cảnh báo tới lũ bò chính trị nữa.
Bài của Songoku, có đẽo gọt tí ti.
SỰ THẬT VỀ VỤ BÉ UYÊN CỦA MẤY ANH "DÂN CHỦ"
LâmTrực@
Kể từ khi bé Uyên của anh Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh, Vinh Ba Sàm, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Thái, Hoàng Hưng...bị bắt, các anh lo cho bé lắm. Vì lo cho bé, mấy anh này ra sức phóng tác, giật tít dân chủ nhân quyền thổi tung trời đất.
Mẹ của bé đã lên tận BBC, VOA, RFA để tố công an vô cớ bắt bé. Mẹ của bé và các anh quan tâm lắm lắm đến bé, bởi vì bé còn nhỏ, biết gì mà phạm tội chứ?
Bé mới 20 tuổi đầu thôi làm sao mà lại chống nhà nước được chứ? Làm sao bé dám chống lại cả chế độ này? Chắc chắn là oan rồi, vì bé Uyên còn ngây thơ lắm, bé bỏng cực.
Lạy mấy ông dân chủ trong nước, van mấy ông lưu vong nã truy, hãy cứu lấy bé Uyên. Ôi, thương vãi.
Chả rõ thực hư như thế nào, khổ mấy bác nhân sĩ trí thức ào ào đòi ký tên gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Gửi xong rồi mới ngã ngửa người ra, hóa ra chúng nó lừa mình. Chả biết trách ai, chỉ tự trách mình, già rồi mà ngu. Có bác vừa ký tên xong, vội thanh minh nhạt rằng, chỉ tại báo đài nhà nước chẳng đưa tin gì nên các bác không biết và mắc mưu tụi nó. Cơ khổ, phấn đấu cả một đời, làm nhà giáo, nhà báo, nhà vân vân, giờ thì còn đâu danh dự? Âu cũng là một bài học nhớ đời vì nghe hơi nồi chõ.
Chiều nay, báo chí đã đăng tải vụ bé Uyên, không biết mấy anh của bé nghĩ gì nhỉ? mấy tay cứu thế có cứu được bé không nhỉ? Đó là câu hỏi bỏ ngỏ và còn trông chờ vào sự thành khẩn "Xưng tội", "xám hối" của chính bé trước pháp luật nữa cơ. Nhưng có một câu hỏi lớn đặt ra: ai sẽ là người cứu vớt cho chính danh dự của các anh đây?
Câu chuyện bé Uyên bị "bắt oan" được người dân chú ý. Người tỉnh táo thì giữ miệng, kẻ chính danh thì kết tội đám "tào lao dân chủ" đã đấy bé vào vòng lao lý. Vâng, chính họ đã nhẫn tâm làm vẩn đục tâm hồn của bé, chính họ đã bợ đỡ xúi giục làm cho bé đánh mất chính mình, chính họ đã đẩy gia đình bè vào cảnh con trong tù, mẹ ngoài lao. Nước mắt đã đổ, đường học hành của bé bị gián đoạn, những kẻ tâm thần chính trị và lũ vọng ngoại kia nghĩ gì?
Vào trưa ngày hôm qua, 3/11, tại TP HCM, Sở Thông tin- Truyền thông, Công an TP HCM phối hợp với Công an Long An tổ chức họp báo thông tin về việc đối tượng Nguyễn Phương Uyên - sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM và Đinh Nguyên Kha (thường trú tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) cấu kết với nhau rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam tại cầu vượt Quang Trung (quận 12, TP HCM), vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tội tuyên truyền chống Nhà nước.
Được biết, trước đó vào hồi 7h15’ ngày 10/10/2012, Công an TP HCM phát hiện hàng ngàn tờ truyền đơn và cờ 3 sọc của chế độ cũ phát tán tại khu vực cầu vượt Quang Trung, TP HCM (Chống Trung Quốc mà có cờ ba sọc à?).
Công an TP HCM đã phối hợp với Công an tỉnh Long An điều tra và xác định 2 đối tượng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cấu kết với nhau thực hiện hành vi này.
Họp báo về vụ án
Mở rộng công tác điều tra cho thấy, hai đối tượng này nhận được sự chỉ đạo của Nguyễn Thiện Thành từ Thái Lan (đây cũng là một đối tượng đang bị Công an TP HCM truy nã) để thực hiện hành vi này.
Đinh Nguyên Kha có nhiệm vụ làm 2.000 cờ ba sọc và truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, chở lên chỗ Nguyễn Phương Uyên ở trọ và cùng nhau đóng vai tình nhân đến cầu vượt Quang Trung để rải truyền đơn.
Uyên còn nhận 2,5 triệu đồng để đổi ra tiền mệnh giá nhỏ, dán vào các tờ truyền đơn này để thu hút sự chú ý của người đi đường (Thủ đoạn ghê - Ai cũng tưởng Uyên còn ngây thơ lắm).
Điều tra của công an cũng cho thấy, Kha và Uyên không chỉ thực hiện hành vi rải, dán truyền đơn ở TP HCM mà còn ở một số tỉnh khác như: Long An, Bình Thuận.
Tang vật thu được của vụ án gồm hơn 700 tờ truyền đơn và cờ của chế độ Nguỵ quyền, hơn 2kg hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác.
Đối tượng Nguyễn Phương Uyên
Hiện đối tượng Nguyễn Phương Uyên đã được giao cho Công An Long An để tiếp tục mở rộng điều tra vụ án. Công An Long An đã khởi tố vụ án hình sự hai bị can Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Đại tá Nguyễn Sáu - Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết: “Hai đối tượng này, qua điều tra, chúng tôi có đủ cơ sở và chứng cứ để khẳng định chúng vi phạm Điều 88, Bộ Luật Hình sự. Hành vi của đối tượng là làm ra, tán phát tài liệu có nội dung chống lại Nhà nước. Trong vụ án còn một số dấu hiệu của tội khủng bố. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra”.
Thế là đã rõ vụ bé Uyên của đám tào lao dân chủ.
------------------------------------------------------------------------------
GÁI ĐĨ GIÀ MỒM
LâmTrực@
Suốt cả tháng nay, bọn Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào, VOA tiếng Việt, ChúaCứuThế, Lề trái và cả một số kẻ tự xung là đấu tranh cho tự do dân chủ luôn mồm kếu ca, gào thét đến lạc giọng vì vụ bắt Lê Đình Quản, em trai Lê Quốc Quân, nguyên giám đốc VietnamCredit.
Ngay từ khi bị bắt, bắt đầu từ Lê Quốc Quân, đám rận này đã lu loa rằng an ninh tấn công văn phòng VietnamCredit, rằng Công ty của gia đình luật sư Lê Quốc Quân bị tấn công.v.v..Ngay lập tức, những cái loa kiểu BBC tiếng Việt, RFI tiếng Việt lập tức cất tiếng véo von.
Thương thay cho những kẻ mù lòa. Sự thật chỉ có một mà không có hai. Bản chất của vấn đề không phải là lũ rận không biết, mà là biết nhưng chúng làm ngơ. Mục đích là để nói xấu chế độ, là để chứng minh cho quan thấy lưu vong thấy rằng rận tận lực, hòng kiếm mấy đồng bạc lẻ. Nhục không để đâu cho hết.
Vậy đâu là sự thật? Mời các bạn đọc bài sau:
Bắt giám đốc, kế toán làm giả gần 300 hợp đồng
Lợi dụng tư cách pháp nhân, Quản và Phương đã thực hiện nhiều thủ đoạn trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngày 2/11, lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an vừa thi hành lệnh bắt bị can đối với Lê Đình Quản (SN 1981), Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnamcredit) cùng Kế toán trưởng Phạm Thị Phương (SN 1982) vì hành vi trốn thuế.
Vietnamcredit có trụ sở làm việc tại phòng A1802, nhà M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội).
Theo điều tra ban đầu, Vietnamcredit do Quản làm giám đốc được thành lập từ năm 2004 đến nay có ngành nghề kinh doanh cung cấp thông tin tín nhiệm, dịch vụ cung cấp thông tin doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn và cung cấp dịch vụ đánh giá xếp hạng doanh nghiệp.
Để thực hiện việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, Lê Đình Quản thuê các chuyên gia kinh tế, các cộng tác viên tiến hành thu thập thông tin về các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp theo yêu cầu của khách hàng.
Lợi dụng tư cách pháp nhân, Quản đã bàn với Phương - Kế toán trưởng - tìm một số cán bộ, chuyên gia kinh tế để lấy thông tin cá nhân, sau đó làm các hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn, cộng tác viên khống, mục đích để làm tăng chi phí của công ty nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tính trong hai năm (2009-2010) với phương thức thủ đoạn trên, Lê Đình Quản và Phạm Thị Phương đã lập và sử dụng gần 300 hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn, phiếu chi khống, bỏ ngoài sổ sách công ty một lượng tiền lớn và trốn thuế hàng tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phi phạm của các đối tượng trên.
Đến đây, bọn rận còn gì để nói? Còn già mồm nữa không?
---------------------------------------------------------------------------------
NÀY THÌ THƯ KHẨN CỦA NHÂN SĨ - MỞ MẮT RA MÀ XEM
LâmTrực@
Thực lòng, anh không tin nhân sĩ trí thức ký vào đơn khả gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vụ Nguyễn Phương Uyên. Nhân sĩ gì mà có mắt như mù?
Đọc bài "THƯ KHẨN CỦA 144 NHÂN SĨ TRÍ THỨC KÍNH GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG" trên trang Ba Sàm của ông Vinh mà thấy bực mình. Bực vì mấy thằng nhân danh nhân sĩ trí thức ngu hết chỗ nói. Ngu là ở chỗ ký bừa, nói càn và làm liều.
Chuyện Nguyễn Phương Uyên có gì mà phải ầm ĩ? Anh cho rằng, nó phạm tội thì nó bị bắt và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Không phải bắt thường mà là bắt khẩn cấp. Tội gì ư? Báo chí nói rồi, anh không phải nhắc.
Vậy thì việc cái gì mà phải nhặng xị ngậu lên như mất cắp giữa chợ? Ôi nhân mới chả sĩ. Tất nhiên, anh hiểu có một số tay biết là Nguyễn Phương Uyên bị bắt vì tội gì, nhưng vẫn gào thét, chửi bới bằng luận điệu xuyên tạc. Anh nghĩ rằng, đó là câu chuyện nhỏ như con thỏ. Anh cá là ai chứ, Vinh Ba Sàm thì biết rất rõ. Nhưng cứ hô, cứ gào, cứ thét. Để làm gì thì con nít nó cũng biết.
Anh chỉ thương bạn nào không hiểu, tin vào mấy thằng ký đơn thì có mà cạp đất mà ăn.
Sự việc như thế này:
Vào ngày 10/10/2012 một số truyền đơn được cái gọi là tổ chức "Tuổi Trẻ Yêu Nước" gài bên cạnh thành cầu An Sương đoạn quốc lộ 1 A – Trường Chinh – Sài gòn. Số truyền đơn nầy được kèm theo nhiều tờ giấy bạc khác nhau và bỏ vào một thùng cạc tông được cài chốt bung bằng đồng hồ vào đúng 7 giờ sáng ngày 10/10/2012 thì số truyền đơn được bung xuống con đường dưới thành cầu An Sương.
Mục đich gắn truyền đơn với tiền là để người dân tranh nhau nhặt. Như thế, việc tán phát sẽ thành công mỹ mãn theo tính toán của cả nhóm "Tuổi Trẻ Yêu Nước".
Nguyễn Phương Uyên là một thành viên tích cực của nhóm này, và được giao làm nhiệm vụ phó nhòm cho diễn biến hôm đó. Nhiệm vụ cụ thể của Uyên là vừa cảnh giới cho đồng bọn, vừa chụp hình rồi tung lên mạng nhằm khuyếch trương thanh thế, tạo tiếng vang cho tổ chức. Ý đồ của Uyên là thông qua vụ này, kiếm chác tý danh và tý bạc lẻ của bọn ất ơ lưu vong.
Vụ rải truyền đơn này đưa tới việc Nguyễn Phương Uyên bị bắt vì công an đã cài người vào tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước để tìm xem ai là người đứng sau lưng tổ chức phản động này. Những nghi ngờ về hoạt động của đám này thực ra đã có từ lâu, đi kèm với nó là quá trình điều tra bí mật. Một thành viên của tổ chức này đã chủ động xin đầu thú để hưởng lượng khoan hồng. Thông tin về tổ chức đã được hơn một thành viên cung cấp cho cơ quan Công an. Việc điều tra tất nhiên không khó. Tin ban đầu cho thấy, một số thành viên có sinh hoạt trên Paltalk.
Sau khi Phương Uyên bị bắt, những kẻ cơ hội đã tự xào xáo thông tin, thêm mắm muối như thường lệ và bắt đàu chiến dịch tung tin Nguyễn Phương Uyên bị "bắt cóc". Nực cười là lý do Uyên bị bắt được rêu rao là vì "làm thơ chống Trung Quốc". Cùng với chiến dịch này, chúng kích động gia đình cô bé này lên BBC, RFA để tố Công an bắt người trái phép và tuyên bố “gia đình tôi khẳng định chắc chắn con tôi Nguyễn Phương Uyên không thể là “tội phạm hình sự”, nếu có chăng chỉ là hành vi “thể hiện LÒNG YÊU NƯỚC” chưa đúng theo định hướng!” ".
Rất nhiều bạn ngây thơ tin ngay vào cái luận điệu này của tụi rận. Từ cái luận điệu này có thể thấy được bản chất hèn hạ, dám làm mà không dám chịu của chúng. Vì sao ư? Hãy xem cái gọi là "truyền đơn chống Trung Quốc" của chúng là như thế này đây...
Dưới đây là những nội dung của truyền đơn được rải ngày 10/10/2012:
“Hỡi đồng bào Việt Nam, hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam. Hãy giành lại quyền lợi cho chính mình và gia đình, hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý. Đảng Cộng Sản Việt Nam sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào. Chúng cướp đất dân lành làm giàu cho đảng viên Cộng Sản, làm nô lệ để bán biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Làm ngơ để Trung Quốc bán vào nước ta những đồ ăn đọc hại làm suy nhược giống nòi Việt Nam. Vì quyền lợi của con em,vì tương lai của dân tộc, hãy xóa bỏ sợ hãi, cùng đứng lên chống lại bọn Độc Tài Cộng Sản Việt Nam. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”
“Đã 37 năm từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam với danh từ Giải Phóng, bọn chúng đã làm gì cho quê hương Việt Nam? Chúng ta phải lao động cực nhọc trong các công ty của Trung Quốc, bị ức hiếp trăm bề, phải rời xa quê cha đất tổ sống tha hương trên chính tổ quốc của mình để tìm kế sinh nhai cho gia đình. Trong khi chính quyền Cộng Sản thì tham nhũng ăn chơi sa đọa, vui thú trên mồi hôi và nước mắt của đồng bào. Bọn chúng cướp ruộng vườn, đất đai, nhà cửa, dồn chúng ta đến đường cùng phải rời bỏ xóm làng tha hương cầu thực. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, ngày Tết không có tiền về thăm gia đình. Chúng ta còn sợ gì nữa, vì tương lai của bản thân, gia đình và con cháu chúng ta, hãy cùng nhau xuống đường hô to: “Đả Đảo Cộng Sản Việt Nam”. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi….TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”
“Tôn giáo có được tự do trên quê hương không? Các tôn giáo, chức sắc hãy cùng nhau đứng lên đả đảo bọn Vô Thần Cộng Sản Việt Nam, đòi lại quyền tự do tín ngưỡng. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra sức đánh phá giáo lý của các tôn giáo, giải tỏa nhà thờ, chùa miếu. Là một người con của Chúa, của Phật chúng ta không thể ngồi yên để bọn ma quỷ làm hại đến Chánh Pháp và Đạo Lý. Xuyên tạc giáo lý các tôn giáo một cách trắng trợn, bôi đen danh dự của các chức sắc tôn giáo với mục đích từng bước xây dựng Xã Hội Cộng Sản Vô Tôn Giáo. Hãy cùng nhau xuống đường thắp lên đuốc thiêng dân tộc bảo vệ tự do tôn giáo. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”.
Đấy, truyền đơn chống Trung Quốc của bọn Nguyễn Tường Thụy, Bùi Văn Bồng, Nguyễn Hưng Quốc, bọn Ba Sàm...là thế đấy!!!
Về câu chuyện này, chị Beo chưa cần viện dẫn luật ta, mà dùng luôn luật Mỹ cho ra người "rân trủ" vì bọn này hay lấy Mỹ làm chuẩn: "Điều 2385 trong "Mỹ quốc pháp điển” quy định rằng: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”.
Thấy chưa, các nhân sĩ trí thức? Hãy mở mắt ra mà xem. Đây mới là sự thật.
ĐỊNH LÀM GÌ ĐÂY?
LâmTrực@
Sáng nay 31/10/2012, trên Vietnam Plus có một thông tin đáng chú ý. Một quốc gia là thành viên của ASIAN đã mua sắm hàng trăm xe quân sự bọc thép từ một quốc gia chưa rõ danh tính. Hàng đã về đến cảng lớn và chờ bốc dỡ. Đây là một tín hiệu khiến cho các nước láng giềng không khỏi suy ngĩ.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang nóng lên từng ngày, các quốc gia có lý do để lo ngại về những nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. Để khỏa lấp những nỗi lo chính đáng đó, việc mua sắm vũ khí quân sự với mục đích bảo vệ đất nước là hoàn toàn bình thường và cần thiết.
Khu vực Đông Nam á, cũng đang nóng lên từng ngày. Nóng do các nước này chịu sức ép bành trướng lãnh thổ thừ phía gã khổng lồ Trung Quốc. Một động thái của Trung Quốc trên bộ cũng như trên biển đều có ý đe dọa các nước láng giềng, kể các những nước ở rất xa vì ai cũng hiểu Trung Quốc là như thế nào. Nhiều quốc gia chịu thuần theo quỹ đạo của Bắc Kinh để được yên thân. Nhưng nhiều quốc gia sẽ phản ứng bằng cách bí mật hoặc công khai tăng cường cho tiềm lực quân sự của nước mình với nỗ lực bảo vệ lãnh thổ. Trường hợp này, mua bán vũ khí, khí tài quân sự là bình thường.
Có những quốc gia, dù không có bất cứ mối đe dọa nào từ bên ngoài lãnh thổ nhưng vẫn đột nhiên mua sắm cả một lượng lớn vũ khí cả bí mật hoặc công khai, thì đó là điều không bình thường.
Điều không bình thường nằm ở chỗ, quốc gia này mua sắm loại vũ khí cho việc di chuyển quân trên bộ, phương tiện có hỏa lực mạnh, có độ sát thương cao và tính cơ động cũng rất cao.
Điểm không bình thường cũng thể hiện ở việc nhiều nước biết rõ họ là sân sau của Trung Quốc và họ ủng hộ hay vỗ tay trong hội nghị ủng hộ Trung Quốc bất chấp đạo lý cũng chỉ vì tiền. Vì thế, cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi một nhà chính trị học đã ví von rằng, họ giống như một con đĩ, thằng nào cho nhiều tiền là theo.
Lịch sử cũng chứng minh rằng, chính họ từng năm lần bảy lươt cho Trung Quốc mượn đất để tiến hành chiến tranh xâm lươc các nước khác. Thậm chí là, họ trực tiếp điều quân xâm lược nước khác cũng chỉ vì muốn giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng bá quyền trong khu vực. Rất tiếc, họ vẫn chưa hiểu được, Trung Quốc chỉ coi họ như một quân cờ trong ván cờ chính trị khu vực mà thôi.
Gần đây nhất, họ, chính họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng các quốc gia Đông Nam á để công khai ủng hộ Trung Quốc, tạo nên một xì căng đan chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử ASIAN.
Còn nhớ, cách đây vài năm, họ ủng hộ Trung Quốc để đổi lấy xe quân sự, máy liên lạc và cả quần áo cho quân đội của mình. Gần đây nhất, mới ngày qua, họ công khai mua sắm hàng trăm xe quân sự bọc thép từ một quốc gia chưa xác định.
Ý đồ mua sắm vũ khí và khí tài quân sự của nước này, làm cho chúng ta có lý do để lo lắng. Đẩy chúng ta vào vòng "Bốn bề thọ địch" là một bước đi có tính lâu dài và chiến lược của Trung Quốc. Vậy nên chúng ta có quyền tự hỏi rằng lịch sử liệu có lặp lại?
Vâng, rất có thể lịch sử sẽ lặp lại. Vì thế chúng ta cần cảnh giác.
HÃY ĐI BẰNG ĐÔI CHÂN CỦA CHÍNH MÌNH
LâmTrực@
Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới không biết đến Trung Quốc. Nhiều người biết Trung Quốc do nước này có nền văn minh rực rỡ, song cũng nhiều người biết đến Trung Quốc qua cách hành xử của nước này với các nước khác và với lịch sử.
Vốn nổi tiếng là một quốc gia man rợ, tham lam và trơ trẽn vào bậc nhất thế giới, Trung Quốc ngày nay vẫn không tự sửa mình để hòa nhập xã hội. Chủ nghĩa Đại Hán vẫn hiện hữu ở khắp nơi trên thế giới.
Gần đây người ta biết đến sự hung hăng của Trung Quốc qua việc họ chén ép các nước nhỏ, qua việc mở rộng lãnh thổ bằng mọi thủ đoạn bẩn thỉu và ti tiện. Vì hành động côn đò và hiếu chiến đó, vùng biển giáp với Trung Quốc đều rất nóng và có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh quân sự, đe dọa đến hòa bình và ổn định ở cả phạm vi khu vực và quốc tế.
Sau nhiều thập niên che giấu tham vọng bành trướng để xây dựng phát triển kinh tế, hiện đại hóa quân đội, ngày nay Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, có lực lượng quân sự hùng hậu, hiện đại. Chính từ khi nắm trong tay vũ khí “sát thương hàng loạt”, Trung cộng lộ dần bộ mặt man rợ, ngang ngược bất chấp quy tắc ứng xử văn minh chung của cộng đồng nhân loại trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc đã lộ nguyên hình là tên đồ tể tham lam và tàn ác. Trung Quốc đã dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến lộ liễu, cướp đất cướp tài nguyên của các nước khác và không ngần ngại phô diễn sức mạnh “cơ bắp” nhằm răn đe, nắn gân các nước có ý định ngăn chặn hoặc chống lại tham vọng bá quyền Đại Hán.
Hỗ trợ cho âm mưu bá chủ thiên hạ, Trung Quốc thường sử dụng thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" nhằm thu tóm, hợp thức hóa những vùng lãnh thổ lãnh hải đã, đang nằm trong ý đồ xâm lược. Biển Đông của Việt Nam lọt vào danh sách lợi ích cốt lõi nên Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động ngang ngược, tự vẽ ra cái bản đồ lưỡi bò chiếm hầu hết vùng biển của Việt Nam và các nước lân cận. Tính dã man, vô nhân đạo của Trung Quốc thể hiện ở việc họ đã đuổi bắn giết cướp, bắt giữ tàu thuyền của ngư dân rồi đòi tiền chuộc, tạo các chứng cứ giả tạo nhằm lu loa cho cái gọi là chủ quyền không thể chối cãi của họ ngay trên vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Gần đây nhất, họ liên tiếp, tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp như lập thành phố Tam Sa, xây dựng các căn cứ hải quân, khia thác trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tất nhiên, ai cũng biết ý đồ của Bắc Kinh không chỉ là vùn biển Việt Nam.
Cùng với Việt Nam, Nhật Bản cũng đang trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của chính sách bành trướng và ngoại giao pháo hạm của Bắc Kinh, mà Senkaku là một điển hình.
Tại Senkaku, Trung Quốc tiến hành một loạt hành động côn đồ như đạo diễn cho dân Tàu biểu dương sức mạnh tinh thần dân tộc Đại Hán qua các cuộc biểu tình bạo động tấn công đoàn xe của đại sứ Nhật, đốt xe, xé cờ Nhật, đập phá các cơ sở thương mại Nhật ở nhiều tỉnh thành trên khắp lãnh thổ Trung Hoa. Bên cạnh đó là việc hủy bỏ một số hợp đồng thương mại song phương và tập trung số lượng lớn tàu cá, thành lập lực lượng dân quân biển ồ ạt tiến đến bao vây Senkaku. Kịch bản Bắc kinh đạo diến được mô tả là khá giống với việc đưa hàng ngàn tàu cá tràn ngập quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đáp trả lại hành động ngày càng leo thang gây hấn của Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản phản ứng tự vệ chừng mực, nhưng cương quyết đúng với cung cách ngoại giao mềm dẻo, không để Senkaku ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của hai nước. Do đó, sau nhiều tháng kích động dân chúng hò hét, chửi bới gây căng thẳng ngoại giao tưởng chừng như chiến tranh sắp xảy và chính phủ Nhật Bản với cách ứng xử ngoại giao khôn ngoan, thể hiện ý chí sắt đá, quyết tâm giữ gìn chủ quyền biển đảo khiến cho nhiều lãnh đạo Bắc Kinh phải đơn phương dịu giọng không còn một mực khẳng định Senkaku là lợi ích cốt lõi trong quan hệ ngoại giao của hai nước.
Không phải chỉ với Nhật, ngay cả trong tranh chấp với các nước có chia sẻ chủ quyền chung ở biển Đông, khi gặp phản ứng cứng rắn của các nước này, điển hình là chính phủ Phi, Trung Quốc cũng không dám đuổi bắn giết, bắt giữ đòi tiền chuộc của các ngư dân vì họ biết đằng sau Phi có sự hỗ trợ của hiệp ước an ninh Mỹ - Phi. Vì lí do này, Bắc Kinh chỉ dám ồn ào đánh trận bằng mồm để giữ sĩ diện, rồi âm thầm xuống thang, lặng lẽ rút êm ra khỏi khu vực tuyên bố chủ quyền.
Với Việt Nam, giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa chắc chắn là công việc một sớm, một chiều. Có lẽ, để đứng vững trước một Trung Quốc khổng lồ đầy lòng tham và sự ngạo mạn là một công việc hết sức khó khăn. Song, hiểu được Trung Quốc đã là một lợi thế trong bảo vệ đất nước.
Người Việt Nam, không có cách nào khác, phải đoàn kết lại, sử dụng chính sức mạnh của dân tộc, kết hợp với đường lối ngoại giao khéo léo, với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mới có thể giữ vững được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
Điều cần chú ý là không nên tin vào lời lẽ của Bắc Kinh, vì họ nói một đằng, làm một nẻo. Cũng không lơ là mất cảnh giác, vì họ có thể dương đông kích tây. Phải luôn sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, vì không có gì là Trung Quốc không dám làm dù làm thô bỉ và trắng trợn đến đâu. Đừng vọng ngoại, trông chờ vào sự hứa hẹn hay giúp đỡ của một ông lớn nào, vì đơn giản ta không thể tin được họ. Lịch sử đã chứng minh, hơn một lần chúng ta bị các nước lớn thỏa thuận bán đứng chỉ vì lợi ích quốc gia của họ.
Vậy nên, hãy đi bằng chính đôi chân của chính mình.
Trung Quốc quá tham vọng và hiếu chiến. Điều đó khiến cho hình ảnh của Trung Quốc trong lòng người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Trả lờiXóa