MẤY TAY “DÂN CHỦ RỞM” YÊU NƯỚC NÀO?

tháng 11 30, 2014 |
Xứ Thanh

Cả không gian đỏ rực màu cờ hòa cùng tiếng hát, tiếng trống, kèn… tiếp thêm bội phần sức mạnh cho các cầu thủ Việt Nam. Chiến thắng áp đảo trước đội tuyển Philippine có công không nhỏ của hàng vạn cổ động viên đến từ khắp nơi, một lòng cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.

Sân Mỹ Đình lại được nhuộm thắm bởi sắc đỏ hoa vàng khi hàng vạn con tim không chỉ cùng chung một nhịp đập với trái bóng tròn, từng đợt sóng người được các cổ động viên liên tiếp cùng nhau tạo nên trên khán đài, mà còn thể hiện lòng tự tôn dân tộc một cách cực đại khi cùng hòa nhịp với giai điệu của các bài hát “Việt Nam tiến lên”, “Lên đàng”... đã tạo nên một không khí tưng bừng không nơi nào có được.

Bởi thế đã không dưới một lần, HLV trưởng ĐT bóng đá nam quốc gia, ông Toshiya Miura, bày tỏ sự cảm kích và bất ngờ với sự nhiệt tình của người hâm mộ Việt Nam với các cầu thủ. Và nếu một lần được hòa mình vào không khí rộn rã của sân cỏ, cổ vũ cho những chàng trai của nước nhà cống hiến vì trái bóng tròn, chắc hẳn nhiều người sẽ hiểu vì sao lại như vậy.

Hình ảnh lá cở Tổ quốc ngập gió tung bay trên khắp Mỹ Đình, gợi nhớ hình ảnh lá cờ Tổ quốc hiên ngang năm 1988 trên đảo Gạc Ma (Trường Sa), có 64 chiến sĩ đã hy sinh mà vẫn cố giữ vững lá cờ để không để mất đảo.

Liệt sĩ Trần Văn Phương, người đã dũng cảm giành lại cờ Tổ quốc từ tay địch trong trận Hải chiến Trường Sa 1988. Anh đã hô to trước lúc chết với câu nói bất hủ: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo! Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng...”.

Trong khi đó, một đám không biết đại diện cho quốc gia nào đã dám quăng bỏ cờ Tổ quốc của chúng ta khi chúng đi biểu tình chống Trung Quốc sau khi sự kiện Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam bằng cách hạ đặt trái phép giàn khoan HD - 981 tháng 5 năm 2014, tuy nhiên điều phi lý, ngược logic, đáng lên án là việc miệng chúng lại luôn đòi “tự do dân chủ, hô hào mình là người yêu nước”. Điều này thật khiến dư luận luôn không khỏi băn khoăn và tự đặt nghi vấn “chúng yêu nước nào”?

[gallery ids="5928"]
Read more…

ĐỨC GIÁO HOÀNG KÊU GỌI MỸ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TÌNH BÁO “HAI MẶT” ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI THẢM HỌA KHỦNG BỐ, PHI NHÂN ĐẠO TẠI KHU VỰC TRUNG ĐÔNG?

tháng 11 30, 2014 |
Ba Sáu

Trong bài diễn văn của mình tại dinh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tại thủ đô Ankara, trong chuyến thăm ngày 28/11/2014, Đức giáo hoàng Phanxico kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa cực đoan và khủng bố qua một cuộc đối thoại liên tôn lớn hơn dựa trên nguyên tắc tất cả các tín đồ đều có quyền như nhau. Không chỉ dừng lại ở luận điểm này, nhiều nhà phân tích chính trị thế giới cho rằng, cả Đức giáo hoàng Phanxico, và Ngài Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdoğan đã bày tỏ quan ngại sâu sắc tới hai vấn đề cốt tử: một là, chủ nghĩa khủng bố cực đoan đang ngày một lớn mạnh, nguy hiểm đe dọa hòa bình nhân loại; hai là, chính sách “tình báo hai mặt” của các nước lớn đứng đầu là Mỹ đã lợi dụng việc chống chủ nghĩa khủng bố để áp đặt những điều kiện, yêu sách phi lý có lợi cho mình trên khu vực Trung Đông, xa hơn là phạm vi toàn thế giới qua đó đã phần nào kích thích sự lớn mạnh và manh động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

[caption id="attachment_5920" align="aligncenter" width="250"]thổ Đức giáo hoàng Phanxico gặp Đức Thượng phụ Bartholomaios[/caption]

Cùng với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Ankara hôm thứ Sáu, Đức giáo hoàng lên án vụ Nhà nước Hồi giáo (ISIL hay ISIS) tấn công vào người Cơ đốc giáo và các nhóm thiểu số tôn giáo khác ở Iraq và Syria. Đức giáo hoàng cũng nói cộng đồng quốc tế có “nghĩa vụ đạo đức” phải giúp Ankara cung cấp sự hỗ trợ cho họ.



Trong khi Trung Đông đang chìm giữa nhiều bất ổn đang, cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng đang được coi như một cơ hội để cổ vũ đối thoại và khoan dung giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo cũng như giữa Vatican và Giáo Hội Chính Thống Giáo, đồng thời là tiếng nói có giá trị đối với những người đứng đầu các siêu cường thế giới về chính sách tình báo, ngoại giao của họ trong việc giải quyết các vấn đề bất ổn ở khu vực này. Đây cũng là nhận định của phát ngôn viên bộ ngoại giao Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tanju Bilgic. Ông này nói rằng vấn đề “liên minh giữa các nền văn minh, đối thoại giữa các nền văn hóa, việc bài ngoại, cuộc chiến chống kỳ thị chủng tộc và việc phát triển chính trị trong vùng” sẽ thuộc nghị trình của chuyến viếng thăm này.

Cụ thể hơn, khi nói tới cuộc chiến quốc tế chống ISIL, Đức GH Phanxicô cho hay: “Các vấn đề tại Trung Đông không thể được giải quyết bằng duy các phương tiện quân sự mà thôi. Chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa cực đoan và cả các nỗi sợ sệt vô lý vốn nuôi dưỡng hiểu lầm và kỳ thị, cần được phản công bằng tình liên đới giữa các tín hữu”.

Trong khi đó, Tổng Thống Recep Tayyip Erdoğan đả kích “chủ nghĩa bài ngoại và kỳ thị chủng tộc tại Tây Phương”, TT Erdogan cho hay sở dĩ “các tổ chức khủng bố như ISIL, Boko Haram và al-Qaeda có khả năng khai thác người ta” là vì các thất bại về chính sách (bá chủ, thực dân kiểu mới?) của các cường quốc trong khu vực, quốc tế đặc biệt là Mỹ và đồng minh. “Các cuộc đảo chánh quân sự, các cuộc tàn sát, vi phạm nhân quyền và đổ máu tại một số quốc gia đã không được thế giới phản ứng một cách thích đáng. Thực vậy, chúng gần như được khuyến khích” Ông Erdogan nói như thế, và mô tả các hành động của quốc tế, đặc biệt là các cường quốc là “hai mặt” (nhiều nhà phân tích cho rằng ông Erdogan đang lên tiếng ngầm phản đối chính sách tình báo của Mỹ -  vốn được xem là đồng minh của chính Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng việc chống chủ nghĩa khủng bố để can thiệp công việc nội bộ các quốc gia Trung Đông, qua đó đòi áp đặt yêu sách, quyền lợi chính trị, ngoại giao, quân sự tại khu vực luôn được xem là “yết hầu” của Thế giới).

Kết luận bài diễn văn, Đức GH Phanxicô nói rằng: Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề trong vùng. Ngài nói: “Thiên Chúa chúc lành cho Thổ Nhĩ Kỳ và biến nó thành người xây dựng hòa bình vĩ đại”.

Read more…

ĐIỀU HỢP LÝ TRONG QUY ĐỊNH MỚI VỀ TRẦN QUÂN HÀM CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

tháng 11 28, 2014 |
download (1)

Lực lượng vũ trang luôn có vai trò quan trọng trong một quốc gia. Nó vừa thể hiện sức mạnh cũng như tiềm lực của quốc gia đó. Việc cơ cấu, biên chế một cách hợp lý những đơn vị, vị trí trong lực lượng vũ trang không chỉ để phát huy sức mạnh cao nhất của lực lượng này; đồng thời còn là cơ sở, tiền đề phát triển lực lượng chính quy, tinh nhuệ.

Sau nhiều lần đề xuất, vừa qua quốc hội đã thông qua quy định mới về mức hàm trần quân hàm của những vị trí quan trọng trong quân độ và công an; quy định này được xem là có nhiều điểm hợp lý hơn trong tình hình mới.

images (2)



Trước hết, về lực lượng quân đội, sẽ có 03 vị trí giữ quân hàm Đại tướng đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị; cùng giữ quân hàm Đại tướng như vậy bên lực lượng công an có 02 vị trí là Bộ trưởng Bộ Công an và Thứ trưởng thường trực.

Vì cấp bậc hàm cao nhất của quân đội và công an địa phương, cấp tỉnh, cấp huyện phải bằng nhau do đó, trần quân hàm của Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Giám đốc Công an Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là trung tướng. Trần quân hàm của Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự quận, huyện thuộc Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Trưởng Công an các quận,huyện Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cao nhất là thượng tá. Giám đốc, chính uỷ học viện Quốc phòng có trần quân hàm Thượng tướng. Trần quân hàm với Tư lệnh Quân chủng Hải quân là Phó đô đốc, Tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân là trung tướng (tương đương Tư lệnh quân khu). Trường hợp Tư lệnh, Chính uỷ quân chủng Hải quân được bổ nhiệm chức vụ cao hơn như Phó tổng tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thứ trưởng Quốc phòng, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chỉ huy Hải quân thì được thăng quân hàm Thượng tướng, Đô đốc Hải quân. Trần quân hàm trung tướng với Giám đốc, Chính uỷ Học viện Lục quân; các học viện, trường sĩ quan khác trần quân hàm Thiếu tướng. Trần quân hàm thiếu tướng với phó giám đốc, bí thư hoặc phó bí thư Đảng uỷ bệnh viện trung ương Quân đội 108. Trần quân hàm Thiếu tướng đối với Chủ nhiệm khoa Mác Lê nin của Học viện Quốc phòng. Trần quân hàm Thiếu tướng với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, quân đội.

Như vậy, so với hiện nay, quy định mới về trần quân hàm trong lực lượng vũ trang có nhiều điểm mới. Một số vị trí lãnh đạo cấp cao, quan trọng, được nâng mức hàm trần lên một mức phù hợp với vai trò,vị trí của họ; bên cạnh đó một số vị trí khác như Giám đốc công an các tỉnh, công an các quận, huyện được quy định thấp hơn một bậc. Những quy định mới có tính phù hợp cao đối với thực tiễn trong tình hình mới. Việc cơ cấu lại mức trần quân hàm lực lượng vũ trang là điều cần thiết để phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng này chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ngang tầm với lực lượng vũ trang các nước những phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

   Khánh Việt


Read more…

AI "SƯỚNG" NHƯ TẠ PHONG TẦN???

tháng 11 26, 2014 |
images

Tạ Phong Tần, con người không lấy gì làm xa lạ trong hội zân chủ cuội Việt Nam lâu lâu ẩn tích nay lại được đem ra khua chiêng, múa trống. Danlambao và bài viết “Tạ Phong Tần, người phụ nữ phi thường” là một cái chiêng như thế. Nhắc lại quá khứ Tạ Phong Tần là chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó. Tạ Phong Tần là chủ của Blog "Công lý - Sự thật"; là nơi đăng tải những bài viết với nội dung quan điểm sai trái, những luận điệu vu khống, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước… Những hành động vi phạm pháp luật của Tạ Phong Tần đã bị nhiều người dân lên tiếng phản đối đặc biệt là việc con người này sử dụng những bài viết chống Nhà nước để kiếm tiền với con số 64 bài trên blog Công lý -  Sự thật; trên BBC, RFI, RFA là 100 bài và cứ mỗi bài là 28 bảng Anh (khoảng 40 USD).

Tuy nhiên, Tạ Phong Tần và những hành động đó của mình lại là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ giống như Tần khai thác. Khai thác để dùng Tần là công cụ kiếm tiền, lấy chủ đề Tần để làm ý tưởng sáng tác. Hơn thế, còn dùng hoàn cảnh của Tạ Phong Tần để nói xấu Nhà nước Việt Nam. Thân thế, sự nghiệp và những hoạt động của Tạ Phong Tần không biết bao nhiêu người Việt Nam cay ghét, nó đã làm xấu đi hình ảnh người Việt yêu nước và là nơi mà những vở kịch được bên ngoài hậu thuẫn thêu dệt.

Khi còn viết những bài báo chống Đảng, chống Nhà nước và hơn hết là những lời cay nghiệt chửi quê hương, và nhận những đồng Đô la lẻ của bên ngoài chắc có lẽ con người này cảm thấy rất hạnh phúc. Và có lẽ khi ngồi trong tù thì Tạ Phong Tần cũng không nghĩ rằng mình vẫn còn giá trị đối với “những ông chủ” của mình; vẫn là chủ đề cho những bài viết kiểu như thế. Rồi cuộc đời Tạ Phong Tần sẽ ra sao? Khi mà trước hết suy nghĩ của con người này vẫn còn những lệch lạc, sai lầm, và những sai lầm đó luôn được những chú rận tung hô, xu nịnh và dẫn lối cho những sai lầm càng trở nên sai lầm; dẫn lối cho những sai lầm trong suy nghĩ của Tạ Phong Tần trở thành vinh quang, là chiến công của một “người phụ nữ phi thường” mà đâu có biết những suy nghĩ đó và những hành động đó đang lạc lõng trong sự oán trách của người thân và xã hội.

Tạ Phong Tần và những nhân vật kiểu như vậy có lẽ sẽ mãi chỉ là nhân vật chính trên những trang mạng kiểu như Danlambao để được đám rận chủ tung hô thần thánh, lãnh tụ; để mãi mãi chỉ tự sướng trong sự hư ảo, ảo tưởng sức mạnh và công danh của mình; để theo đuổi những thứ sai trái mà những lầm lỗi mang lại cho mình. Đọc những bài viết đó cảm thấy nhục nhã thay cho Tạ Phong Tần; là nhân vật, chủ đề mà người ta thích viết gì thì viết, nói gì thì nói với bất kỳ chủ đề nào?

Phải không Tạ Phong Tần?

Nguyễn Nga

Read more…

NẠN NHÂN TIẾP THEO "RỚT ĐÀI" SAU ĐẤU ĐÁ QUYỀN LỰC TRONG NỘI BỘ CHÍNH GIỚI MỸ

tháng 11 25, 2014 |
Ba Sáu

Tổng thống Barack Obama xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ từ chức sau chưa đầy hai năm nắm quyền.

[caption id="attachment_5901" align="aligncenter" width="300"]Hagel Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel[/caption]
Ông Hagel, 68 tuổi, từng tham chiến ở Việt Nam và từng ngồi ghế thượng nghị sỹ, là bộ trưởng quốc phòng hồi năm 2013. Ông sẽ vẫn tại vị cho tới khi chính quyền Mỹ xác nhận người kế nhiệm ông.

Ông Jon Sopel, chủ biên trang Bắc Mỹ của BBC nói: “Ông ấy đã tự nhảy hay bị đẩy đi? Có lẽ cả hai.” Còn tờ New York Times đưa tin ông Obama trước đó đã yêu cầu ông Hagel từ chức. Tuy trước công luận, một số quan chức cho rằng ông Hagel từ chức dựa trên sự đồng thuận, nhưng số khác thì bí mật nói rằng ông bị buộc thôi việc. "Không còn nghi ngờ gì nữa, ông ấy bị sa thải", một nguồn tin hiểu rõ vấn đề nói.

Mọi sự bất đồng trong giới lãnh đạo nước Mỹ bắt đầu từ sự việc ông Hagel, chỉ trích việc Hoa Kỳ can dự vào Iraq mặc dù bỏ phiếu để Washington lâm chiến.

Ông Hagel thay ông Leon Panetta trong cương vị bộ trưởng quốc phòng trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Obama và đóng vai trò giảm cường độ hai cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan và Iraq cùng lúc giúp chính quyền ông Obama chuyển cán cân quân sự sang châu Á. Đồng thời, ông từng thể hiện sự thất vọng, bất đồng đối với các phe phái quyền lực khác về chiến lược của chính quyền Mỹ về Iraq và Syria, cũng như việc ông có ít ảnh hưởng trong quá trình ra quyết sách, một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết.

Mâu thuẫn được đẩy đến đỉnh điểm khi Ông Hagel từng đặt nghi vấn về chiến lược của Obama ở Syria trong một văn bản chính sách nội bộ. Văn bản này bị hé lộ mùa thu vừa qua, trong đó cho rằng chính sách của tổng thống đang lâm nguy vì nó không làm rõ ý đồ với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Kể từ khi ấy, giới phân tích cho rằng ông Hagel đã trở thành “cái gai” trong mắt của tổng thống Obama và phe chủ chiến tại Nhà Trắng.

Ngay sau đó để làm giảm vai trò của ông Hagel, tổng thống Obama đã chỉ định John R. Allen, một vị tướng đã về hưu, làm phái viên phụ trách tập hợp liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Còn Thượng nghị sĩ John McCain, đứng đầu phe hiếu chiến (người có thể giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào đầu năm tới) thừa nhận đã bỏ phiếu không đồng thuận việc đề cử ông Hagel làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Trong khi đó, ông Hagel cũng tự nhận định bản thân là một nhân vật trầm lặng trong hầu hết các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại, và ông hết sức "thất vọng với nhiều mặt trong chính sách an ninh quốc gia của chính quyền và quá trình ra quyết sách của ông" bởi việc Nhà Trắng "quản lý vi mô quá mức".

Ông Hagel dù là người đứng đầu Lầu Năm Góc nhưng trên sân khấu chính trị Mỹ uy tín và tầm ảnh hưởng của ông thường bị lấn át bởi các đối thủ chính trị khác như Ngoại trưởng John Kerry và Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.

Read more…

CHUYẾN CÔNG DU MANG TẦM CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

tháng 11 25, 2014 |
nptvaputin-1416479607899

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đang có chuyến thăm LB Nga và Belarus từ ngày 23 đến 28/11. Chuyến công du của Tổng Bí Thư lần nay trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - LB Nga đang ngày càng phát triển sâu rộng và hiệu quả và cũng sẽ là đấu mốc vô cùng quan trọng trong quan hệ của hai nước, chuyến thăm này cũng nhân dịp hai nước kỷ niệm 65 năm đặt quan hệ ngoại giao.


12a_KGXX.jpg

Trong hai cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, LB Xô Viết (nay là LB Nga) đã giúp đợ Việt Nam rất nhiều, đặc biệt trên lĩnh vực quân sự giúp Việt Nam đánh đuổi hai đế quốc hùng mạnh nhất ra khỏi bờ cõi. Sau đó, Nga đã giúp Việt Nam trong việc khai thác dầu mỏ trên biển Đông và ngay nay Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt – Xô là nhân chứng sống cho mối quan hệ tốt dẹp, thắm tình giữa hai quốc gia.


228 giankhoan

Với Việt Nam, LB Nga luôn là đối tác quan trọng, tin cậy hàng đầu và Tổng thống Nga Putin cũng nhấn mạnh Nga và Việt Nam được gắn bó với nhau bởi truyền thống lâu đời của tình bạn và hợp tác. Đây chính là nền tảng cho mối quan hệ giữa hai nước và là động lực cho hợp tác trong các lĩnh vực khác.


tong_bi_thu_3_VNHJ

Những năm gần đây, quan hệ chính trị tốt đẹp với độ tin cậy cao tiếp tục được tăng cường thông qua trao đổi đoàn các cấp, trong đó có cấp cao nhất, giữa các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức xã hội hai nước, tạo nền tảng và động lực thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác. Đặc biệt, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo tiền đề cho việc Việt Nam trở thành đối tác đầu tiên ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Hải quan (Nga - Kazakhstan - Belarus) trong năm 2015.


tongbithu24-11-83378

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng lần này mang tầm chiến lược lâu dài, trong bối cảnh Nga đang vấp phải những sức ép từ dư luận thế giới cũng như lệnh cấm vận về kinh tế vẫn chưa được dỡ bỏ. Đây sẽ là dịp để hai lãnh đạo cao nhất của hai nước có thể trao đổi những thông tin quan trọng, chiến lược nhất trong việc trao đổi, hợp tác phát triển kinh tế, quân sự, chính trị, an ninh quốc phòng và cũng như các lĩnh vực xã hội khác.


Thế giới cũng như giới chính kiến của hai nước đánh giá rất cao chuyến thăm này của Tổng Bí thư. Chúng ta hy vọng mối quan giữa hai nước ngày càng phát triển hơn nữa sau chuyến thăm này.


Mã Phi Long

Read more…

ĐẾN BAO GIỜ MỚI CHẤM DỨT NHỮNG THẢM KỊCH KIỂU NÀY, NƯỚC MỸ ƠI?

tháng 11 25, 2014 |
Xứ Thanh

Một cậu bé 12 tuổi đã bị cảnh sát bắn chết tại thành phố Cleveland, bang Ohio ở Mỹ, sau khi đeo một khẩu súng giả tại một sân chơi. Nhiều nhân chứng cho biết cậu bé không hề nói một lời đe dọa nào cũng như không chĩa súng về phía các nhân viên cảnh sát.

[caption id="attachment_5874" align="aligncenter" width="288"]tamir-rice-promo-380x300jpg-c96331107774a2e7 Nạn nhân Tamir Rice, 12 tuổi[/caption]
Dư luận nhân dân ở thành phố Cleveland nói chung hết sức phẫn nộ sau sự việc tác trách này của những người thi hành và bảo vệ pháp luật tại thành phố, và một câu hỏi nhanh chóng được đặt ra, liệu nạn nhân là cậu bé 12 tuổi trên có đáng bị bắn chết bởi một khẩu súng giả như những gì nhà chức trách loan báo hay không?

Diễn biến vụ việc như sau:

Một nhân viên cảnh sát đã nổ hai phát súng sau khi cậu bé này đã không tuân theo lệnh phải giơ tay lên.

Trước đó, một người gọi điện thoại báo tin với cảnh sát khi cậu bé dọa những mọi người bằng một khẩu súng nhưng nói ông không nghĩ đó là súng thật.

Một trong những cảnh sát là người mới gia nhập lực lượng này năm đầu tiên và người kia đã có hơn 10 năm kinh nghiệm.

Các bác sĩ pháp y của tỉnh Cuyahoga xác định cậu bé này tên là Tamir Rice.

Cậu bé bị bắn vào chiều thứ Bảy và qua đời tại bệnh viện sáng sớm Chủ nhật.

Cảnh sát cho biết vũ khí của cậu bé là một loại súng giả bắn đạn mềm, giống một khẩu súng lục bán tự động, và nói thêm rằng bộ phận an toàn màu cam đã bị gỡ bỏ.

Người gọi điện cho cảnh sát nói cậu bé này đang rút súng ra rút vào. "Tôi không biết súng thật hay giả", người này nói với cảnh sát.

Một luật sư cho gia đình cậu bé Tamir Rice, ôngTimothy Kucharski, khẳng định rằng ông sẽ tiến hành một cuộc điều tra, "song song" với cuộc điều tra của cảnh sát, để xác định chính xác những gì đã xảy ra.

"Nếu trên thực tế, chúng tôi xác định rằng các quyền của Tamir bị vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành kiện dân sự đối với cảnh sát," ông nói.

Trước đó lực lượng cảnh sát Cleveland đã từng gây ra nhiều vụ việc khiến dư luận phẫn nỗ, điển hình là vụ săn đuổi xe hơi của người vi phạm giao thông cuối năm 2012 mà kết thúc là hai người thiệt mạng sau khicảnh sát đã bắn 137 phát súng.

Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang tiến hành một cuộc điều tra các cách thức lực lượng cảnh sát vẫn sử dụng khi săn đuổi và sử dụng vũ lực.

Thật khôi hài ngay sau vụ việc chấn động xảy ra, không có một ý kiến từ phía nhà chức trách nào được đưa ra có giá trị thật thiết yếu như người dân Mỹ vẫn mong đợi, như: tăng cường thêm các điều luật về việc kiểm soát quyền sử dụng súng, đạn rộng rãi như hiện naytrên khắp nước Mỹ; hay như hạn chế thêm quyền, chức trách, nhiệm vụ của những người bảo vệ luật pháp (lực lượng cảnh sát, quân đội…) vốn được nhiều nhà phân tích đánh giá là lạm dụng quyền lực ở Mỹ v.v

Trong khi đó, ông Phó cảnh sát trưởng Cleveland - Ed Tomba lại đưa ra một kiến nghị hết sức nực cười khi cho rằng cần kiểm soát súng giả chặt chẽ hơn. Còn một nghị sĩ ở địa phương khác là bà Alicia Reece - nói bà có ý định đưa ra một điều luật yêu cầu súng giả bán ở Ohio phải có màu sáng.

Vâng, có lẽ theo họ khẩu súng giả chính là nguyên nhân đã lấy đi mạng sống vô tội của nạn nhân 12 tuổi trên.

Có lẽ ở Việt Nam chúng ta hàng năm cũng sẽ có hàng ngàn trẻ em vô tội sẽ bị cướp đi mạng sống, nếu những nhà chức trách, hay lực lượng cảnh sát cũng giữ lối suy nghĩ đặc biệt như chính những nhà cầm quyền nước Mỹ, bởi chỉ tính riêng trong đêm Trung Thu cảnh sát Việt Nam có thể dễ dàng bắt gặp trẻ em dùng súng giả đầy đường.


Read more…

LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ - BÀI CŨ NHƯNG DÙNG VỚI NGƯỜI MỚI

tháng 11 24, 2014 |
download

Dường như cứ những tranh chấp trên thế giới đều có những điểm chung là xuất phát từ những tranh giành về quyền lợi kinh tế, chính trị, lãnh thổ, đó là những nguyên nhân cơ bản của những cuộc tranh chấp mang tính quốc gia hiện nay, và đặc biệt là sự góp mặt của cường quốc lớn. Tranh chấp trên biển Đông, khủng hoảng Ukraina... đang là những nơi đặc biệt quan trọng và kết quả của các cuộc tranh giành tại những nơi này mang tính thay đổi chiến lược căn bản vị thế các quốc gia trên thế giới giữa Nga-Mỹ-Trung Quốc-Châu Âu.

Có một thực tế là, để phục vụ cho những toan tính chính trị của riêng mình, trong các cuộc tranh chấp, chính quyền các quốc gia đều đưa ra những sách lược, cách của riêng mình là vũ khí mũi nhọn để răn đe đối phương. Người ta không ngần ngại sử dụng kinh tế, chính trị, ngoại giao... liên minh câc quốc gia để tạo áp lực thành phe có ưu thế. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt được đúc kết qua nhiều sự kiện rằng Mỹ và Châu Âu, khi những sức mạnh về kinh tế, chính trị và thậm chí là quân sự không còn mang cho họ những ưu thế vượt trội trong các tranh chấp thì “họ” sẽ quay sang với cách truyền thống đó là tìm cách thay đổi chế độ từ những quốc gia phía bên kia.

Các trận chiến ở Irắc, Lybia, Ukraina, Apganistan, Syria... với những cuộc cách mạng mà giới chức Mỹ gọi với cái tên cách mạng nhung, cách mạng mùa xuân Ảrập với những giá trị phương Tây lôi cuốn, thu hút người khác tham gia vào cuộc lật đổ và thay đổi hẳn một thể chế chính trị ở một quốc gia để dễ sai bảo hơn. Những cuộc cách mạng nhung, cách mạng mùa xuân Ả rập, hay như cả cách mạng màu với các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây và bây giờ chỉ đem lại cho Mỹ và Châu Âu những thành quả trong quá khứ; còn bây giờ, khi mà thế giới đã hiểu bản chất của vấn đề, khi mà con bài chiến lược này đã được sử dụng một cách quá đáng thì không dễ dàng để người ta có thể thực hiện nó.

Nước Mỹ không ngần ngại sử dụng con bài chiến lược này với bất kỳ quốc gia nào; miễn là thấy cần thiết. Ngay cả đối với đại kình địch Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh trước đây, Mỹ và Châu Âu cũng đã sử dụng thành công thủ đoạn này và đưa Liên Xô (Nga) sang một ngã rẽ khác; bị hụt hơi trong cuộc chạy đua với các cường quốc Châu Âu và Mỹ. Và từ lịch sử, người Nga đã rút ra kinh nghiệm vô cùng sâu sắc, là bài học sẽ không bao giờ quyên đối với họ. Nước Nga đang trên con đường tìm lại vị thế chính trị, kinh tế, quân sự của một siêu cường như họ đáng phải có.Và thực tế, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Putin thì Nga đang hồi sinh mạnh mẽ. Uy tín của ông Putin đang lên rất cao trong lòng người dân Nga cũng như trên thế giới sau những gì ông đã làm; điều đó đồng nghĩa với việc uy tín của nhà cầm quyền Mỹ và những chiến lược của họ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đứng trước điều đó, một lần nữa Mỹ và Châu Âu lại nghĩ tới con bài truyền thống là tìm cách thay đổi chế đô ở Nga. Chính Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Lavrov đã khẳng định điều đó. Nước Mỹ tiến hành những lệnh trừng phạt với mục đích muốn những cuộc biểu tình xảy ra và làm thay đổi chế độ ở Nga. Có lẽ đây không phải là một lời nói đùa và cũng không phải là một bài phát biểu mang ý nghĩa vũ khí ngoại giao mà quan trọng hơn mà chúng ta cảm nhận được qua lời nói đó của ông Lavrov rằng, nước Nga sẽ không bao giờ lại những sai lầm như trước đây, giờ đây, người Nga đủ mạnh đủ bản lĩnh để đương đầu với những con bài cũ rích của Mỹ và Châu Âu.

Điều đó không phải là vu vơ mà chúng ta đã thấy người nga đoàn kết như thế nào trong nhiệm kỳ của tổng thống Putin, ông đã vực dậy đất nước, người dân ủng hộ ông, trước những hành động của đối phương, ông vẫn được tín nhiệm cao.... những điều đó đủ để chúng ta có thể thấy rằng, Mỹ và Châu Âu sẽ khó có thể lặp lại kịch bản với Nga, điều mà như một bài học xương máu đối với họ.

 Khánh Việt



Read more…

CHỈ CÓ THỂ LÀ VIỆT NAM

tháng 11 22, 2014 |

Phó thủ tướng Đức bí mật dạo phố cổ Hà Nội



Ông Sigmar Gabriel dạo quanh Nhà thờ lớn và dừng chân nếm thử cà phê tại một con phố ở thủ đô.













thu-tuong-duc-3-8082-1416563882

Phó thủ tướng Đức - ông Sigmar Gabriel - trong vòng bảo vệ dày đặc và đứng sau lưng người đàn ông chính giữa hình: Ảnh: Facebook Cong Caphe



Chủ yếu là đi bộ, vị chính khách cùng một số bạn bè, đồng nghiệp dạo qua Nhà thờ lớn - nơi giới trẻ Hà Thành và những người đam mê nhiếp ảnh thường chọn làm điểm hẹn. Giống những du khách thông thường, nhóm của ông thăm thú, chụp hình lưu niệm và nếm thử món uống đặc trưng ở Hà Nội là cà phê.












thu-tuong-duc-4-6416-1416563883.jpg

Ông Sigmar bên bạn bè, đồng nghiệp tại phố Nhà Chung - Hà Nội. Ảnh: Facebook Cong Caphe



Để bảo đảm an ninh, xung quanh ông luôn có người hộ tống và bảo vệ nghiêm ngặt. Một thành viên trong đoàn đi cùng tiết lộ vị chính khách cảm thấy rất hài lòng và luôn tỏ ra vui vẻ.


Do lịch làm việc dày đặc, ông cũng không thể ở lâu tại Hà Nội để thưởng thức hết những món ăn hay danh lam thắng cảnh khác. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức Sigmar Gabriel đến Việt Nam từ ngày 18 đến 22/11 để dự Hội nghị Châu Á -Thái Bình Dương lần thứ 14 của giới kinh tế Đức (APK).


Một sự kiện chúng ta lại nhớ đến Thủ tướng John Howard của Australia chạy bộ quanh hồ Hoàn Kiếm tại sự kiện APEC tại Việt Nam, với ổn định chính trị trên đất nước hình chữ S cũng như những sự thân thiện, mến khách của người Việt Nam đã khiến Thủ tướng Úc yên tâm chạy tập thể dục mà không cần có  nhiều lực lượng an ninh bảo vệ. 


233826a67be66a810b23a263230da62e_L


                               Thủ tướng Australia John Howard tại APEC 14 Ở Việt Nam


Và lần này là Ông Sigmar Gabriel phó Thủ tướng Đức. Một đất nước thanh bình, cùng sự hiền hòa, hiếu khách và sự thân thiên trở thành thương hiệu của Việt Nam đã tạo sự tin tưởng tuyệt đối với các nhà lãnh đạo phương tây. Sự yên tâm đến mức họ sãn sàng hòa mình vào dòng người Việt, họ tỏ ra không chút quan ngại về bất cứ điều gì trên phố phường Việt Nam để có thời gian thăm quan và hiểu hơn về quê hương, đất nước Việt Nam cũng như sự sôi động xen lẫn nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội.


Chúng ta thật tự hào thay, đây sẽ là một hình ảnh ấn tượng nữa của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Một lần nữa, Phó Thủ tướng Đức đã guiwur gắm đến bạn bè thế giới một Việt Nam đẹp từ đất nước đến con người. Xin cám ơn Ngài.


Bình Nam





Read more…

NHỮNG NHÀ RẬN CHỦ LIỆU CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG NÀY KHÔNG NHỈ

tháng 11 22, 2014 |













csgt-5599-1416565651

Thượng sĩ Nguyễn Hồng Nhung trả lại chiếc iPhone cho người đánh rơi.



Ngày 21/11, thượng sĩ Nguyễn Hồng Nhung (Đội CSGT số 6, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) trên đường đi làm nhiệm vụ phân luồng giao thông tại ngã tư Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám đã nhặt được một chiếc túi nilon có điện thoại iPhone 6 màu trắng đựng trong hộp cùng hoá đơn mua hàng.


Dừng xe ngay lúc đó trên đường Phạm Hùng, thượng úy Nhung đã gọi cho số điện thoại trên chiếc hoá đơn mua hàng để xác minh. Hơn 16h cùng ngày, chủ nhân chiếc iPhone mới mua là Phạm Đăng Quang đã đến nhận lại điện thoại.


Anh Quang cho hay vừa mua điện thoại với giá 20 triệu đồng. Dọc đường đi, anh treo túi trên xe và rơi lúc nào không biết. Về đến cơ quan, anh mới phát hiện ra và không nghĩ sẽ tìm lại được.


Một tấm gương cán bộ công an làm việc thiện  được vinh danh, những phẩm chất tốt đẹp cao quý của những người hết lòng phục vụ nhân dân lại được thắp sáng bởi bồng hồng trong lực lượng công an thượng sĩ Nguyễn Hồng Nhung.


Chúng ta gửi tặng đến Nhung những tình cảm thật mến phục, đồng thời muốn gửi gắm đến các nhà rận chủ một cái "tát" đau đớn khi đã không ít lần lăng mạ lực lượng công an, lấy những hình ảnh giả tạo cùng những lời lẽ xuyên tạc để bôi nhọ hình ảnh tốt đẹp của các chiến sĩ, cán bộ công an ngày đêm chăm lo sự yên bình, ổn định cho nhân dân, cho xã hội và sự vững trãi trên mặt trậ bảo vệ tổ quốc của đất nước ta.


Thiên Quốc




Read more…

CÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC

tháng 11 21, 2014 |
1210_b19

Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ra đã đề ra đường lối đúng đắn, coi tôn giáo là nhu cầu sinh hoạt tinh thần của một bộ phận người dân, từ đó thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, tập hợp, đoàn kết các tôn giáo phục vụ lợi ích dân  tộc, thực hiện sống tốt đời, đẹp đạo.


thich-tri-quang

                                              Hòa thượng Thích Trí Quảng


Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, đã thể hiện sự quan tâm của mình với những quan điểm rất thực tế về mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo, Hòa thượng nêu sự hòa hợp giữa các tôn giáo trong ngôi nhà chung Việt Nam: “Hiếm có quốc gia nào trên thế giới như Việt Nam – đất nước với đa tôn giáo, nhưng lại có sự hòa hợp, ổn định về xã hội và cùng bên nhau phát triển…”.


grab1399892656img_8409

Cùng với Phật giáo và các tôn giáo khác tại Việt Nam, đạo Công giáo - một tôn giáo lớn thứ 2 tại Việt Nam cũng luôn thể hiện rõ quan điểm sự đồng hành với dân tộc với dòng chảy chung của đất nước. Điều đó được Giáo hội Công giáo Việt Nam khẳng định rõ trong Thư chung của giáo hội năm 1980: “…những người theo đạo Công giáo tốt cũng là người công dân tốt, sống phúc âm trong lòng dân tộc” hoặc trong Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn cũng khẳng định rằng: “… Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử. Thăng Long vẫn hiên ngang tồn tại trên bản đồ thế giới chính là nhờ công khai sinh lập quốc của các bậc tiền bối kiệt xuất, công bảo vệ giữ gìn của bao thế hệ anh hùng, công xây dựng phát triển của mọi thành phần xã hội, trong đó có cộng đồng Công giáo chúng ta. Từ khi có mặt trên quê hương Việt Nam cách đây gần 400 năm, Giáo hội Công giáo đã không ngừng chung tay góp sức với đồng bào mình trong công cuộc vun đắp giang sơn Việt Nam mỗi lúc một tươi đẹp hơn…”


tải xuống

                                                 Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn


Với những giá trị tốt đẹp mà các tôn giáo tại Việt Nam đã đóng góp cho xã hội, cho đất nước cũng như sự hòa hợp giữa các tôn giáo dưới mái nhà chung Việt Nam khiến chúng ta thấy thật yên tâm và hạnh phúc. Trên thế giới, đã xảy ra không ít các vụ xung đột giữa các tôn giáo gây thương vong lớn cả về người và của hoặc nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng các yếu tố nhạy cảm, sự hà khác của các giáo lý, giáo luật để tàn sát người vô tội hoặc kích động, tập hợp đông các tín đồ tôn giáo gây ra các vụ việc phức tạp mang màu sắc chính trị.


???????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

   Thành phố Meiktila (Myanmar) ngày 22/3 sau vụ xung đột tôn giáo khiến ít nhất 20 người thiệt mạng


Còn tại Việt Nam, dưới dự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước cùng các chính sách phù hợp với đường hướng hoạt động của các tôn giáo, chúng ta tự hào rằng giữa các tôn giáo với nhau, giữa những người theo đạo và không theo đạo luôn đoàn kết, keo sơn. Bên cạnh đó vẫn còn những hiểu lầm gây ra những vụ mâu thuẫn nhỏ nhưng mọi việc đều được giải quyết ổn thỏa theo phương châm “biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, biến chuyện nhỏ thành không có”. Chính vì vậy, các tôn giáo ở Việt Nam luôn có xu hướng đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc.


dsc_0875

Tuy nhiên, có một số người có tư tưởng tôn giáo cực đoan đã không ít lần dùng cái loa rách mà xuyên tạc rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mac- LêNin là chủ nghĩa vô thần, còn những người theo đạo là chủ nghĩa hữu thần, hai bên là hai thái cực khác nhau, có hệ tư tưởng đối lập, không thể là bạn và cũng không thể đối thoại được với nhau… Những luận điệu quen thuộc của những miệng lưỡi không xương đã lừa lọc những người nhẹ dạ cả tin, bóp méo sự thật về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cố tình tạo hiềm khích, tạo khoảng cách giữa Nhà nước với các tôn giáo.


Những người có tư tưởng đó không những là người công dân không tốt mà còn là một tín đồ không ngoan đạo, đã vi phạm pháp luật còn vi phạm cả giáo lý, giáo luật, chính vì thế, hãy lên án, phản đối những hành động trên, hãy để các tôn giáo hoạt động thuần túy theo các quy định của pháp luật, có như vậy khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam mới luôn vững mạnh, đủ sức đạp tan mọi luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, góp phần làm trong sạch xã hội và không làm vẩn đục những tinh hoa tốt đẹp của tôn giáo.


Mã Phi Long

Read more…

Tranh chấp Biển Đông được dự đoán còn phức tạp

tháng 11 21, 2014 |

Các chuyên gia nhận định, nếu Trung Quốc đã tuyên bố Vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông thì rất có thể họ sẽ thực hiện việc này ở biển Đông, dẫn đến các xung đột có thể đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.




Chiều 18/11, Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 đã bế mạc tại Đà Nẵng. Sau hai ngày thảo luận, gần 200 học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế đã vẽ ra bức tranh toàn cảnh cho vấn đề Biển Đông hiện nay. Với tầm quan trọng chiến lược, biển Đông trở thành không gian cạnh tranh gián tiếp giữa các cường quốc và là "nguồn cơn" làm phức tạp thêm tình hình.


Trung Quốc được dự đoán có tham vọng nâng tầm năng lực biển và sức mạnh hải quân của mình nhằm cho thế giới thấy sự hữu hình của một siêu cường. Trong khi đó, Mỹ cũng không dễ gì nhường lại khu vực Biển Đông cho Trung Quốc, bởi đi kèm với đó là lợi ích của nước này ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dù mới đây hai bên đã có tuyên bố giảm đối đầu về quân sự.












IMG-3260-6021-1416369433

Các đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 6. Ảnh: Nguyễn Đông.



Chính tham vọng trở thành cường quốc biển tại Hoa Đông và Biển Đông đã khiến Trung Quốc có quan niệm mới về cấu trúc an ninh khu vực châu Á, và tình hình trở nên phức tạp thêm khi sự cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt.


"Nếu Trung Quốc tiếp tục cứng rắn trong yêu sách của mình, cũng như hung hăng trong cách ứng xử thì căng thẳng giữa các nước láng giềng sẽ dẫn đến bất đồng", ông Anup Singh, nguyên Tư lệnh Hạm đội Hải quân miền Đông Ấn Độ, nói.


Theo ông Anup Singh, sau sự kiện Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rất khó khăn mới có thể xây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên, với hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi đầu tháng 5 vừa qua, chính Trung Quốc đã xới lại những căng thẳng cũ và khơi mào cho một giai đoạn không mấy dễ chịu.


"Ai cũng hiểu rằng Trung Quốc đang hành động với cách nghĩ chỉ dựa trên cơ sở của sự tự tin thái quá đến từ sức mạnh kinh tế và quân sự của mình", ông nói.


"Cán cân quyền lực đã mất cân bằng tại khu vực chiếm tới một nửa lượng hàng hóa vận chuyển của thế giới, sở hữu một nguồn năng lượng và nguyên liệu công nghiệp dồi dào - dầu khí - và các nền kinh tế đầy hứa hẹn. Tranh chấp đang làm gia tăng sự bất hòa, sự phản kháng và các cuộc biểu tình công khai không mấy dễ chịu, làm thay đổi kết cấu của việc chung sống hòa bình".


Ông Anup Singh nhận định môi trường địa chính trị tại biển Đông chắc chắc đã thay đổi theo hướng xấu đi trong vòng 5 năm qua. Lo ngại gia tăng cùng với việc Trung Quốc tăng sức mạnh hải quân và quyết đoán hơn trong các yêu sách chủ quyền. Đó là lý do tại sao các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu một chiến dịch hiện đại hóa và mở rộng hoạt động quân sự, dấu hiệu của cuộc chạy đua vũ trang mới đang hiển hiện.


Giáo sư Robert Beckman và Tiến sĩ Phan Huy Thảo đến từ Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh trong tham luận của mình rằng, việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông ngày 23/11/2013, chống lấn lên vùng ADIZ trước đó của Nhật Bản, Hàn Quốc gây ra nhiều quan ngại và vấp phải sự chỉ trích từ các nước cũng như các nhà bình luận trong khu vực.


"Nếu Trung Quốc đã tuyên bố ADIZ ở vùng biển Hoa Đông thì khả năng họ tuyên bố ADIZ ở biển Đông trong thời gian tới là có thể xảy ra, khi đó, tình hình sẽ hết sức phức tạp. Nó cũng sẽ dẫn đến các xung đột khiến cho hoà bình và an ninh khu vực trở nên phức tạp và khó giải quyết. Vì lợi ích hoà bình và ổn định khu vực, các quốc gia liên quan không nên tuyên bố và thực hiện ADIZ", bài tham luận của hai chuyên gia này nêu.












HD981-6-3637-1416369433.jpg

Giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc hạ đặt ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam hồi đầu tháng 5/2014. Ảnh: Nguyễn Đông



Tại hội thảo, nhiều chuyên gia nhận định, các quốc gia sẽ tìm kiếm biện pháp pháp lý, thay cho những cuộc chạy đua vũ trang cho vấn đề Biển Đông. Từ đó dẫn đến việc định hướng lại các liên minh, và khả năng xảy ra cạnh tranh "không tốt đẹp" trên biển sẽ cao hơn.


Các học giả cho rằng hành động tốt nhất cho các quốc gia là tìm kiếm sự công bằng thông qua Tòa Công lý quốc tế, hay tòa trọng tài thường trực. Cộng đồng quốc tế cũng cần tăng cường tiếng nói phản đối nguy cơ đe dọa tới tự do trên biển và cho nền kinh tế thế giới. Trong tình hình căng thẳng hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông. Các hành động bồi đắp đảo nhân tạo để khẳng định yêu sách của mình không chỉ trái với luật pháp quốc tế hiện hành mà còn làm gia tăng nghi kỵ khiến tình hình thêm phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến xung đột.


Ông Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói những biến chuyển to lớn ở phạm vi toàn cầu và khu vực đang tác động trực tiếp và gián tiếp tới nhận thức, lợi ích, chiến lược và chính sách của tất cả các bên, tạo ra rất nhiều "khoảng mờ" trong không gian địa chính trị ở biển Đông, làm gia tăng nghi kỵ và nguy cơ rủi ro tính toán sai lầm, nhất là sai lầm về chiến lược, với các hệ lụy khó lường.


"Vấn đề được nhiều học giả bàn đến là việc hiểu rõ và thống nhất "luật chơi chung" ở biển Đông. Tuân thủ "luật chơi chung" là thước đo mức độ thiện chí và trách nhiệm của mỗi bên với hòa bình, ổn định và an ninh chung ở biển Đông", ông Quý nói.


                                                                                                  Người đưa tin




Read more…

VAI TRÒ CỦA GIỚI CHỨC MỸ TRONG SỰ VỤ IS TIẾP TỤC GIẾT CON TIN NGƯỜI MỸ

tháng 11 17, 2014 |
Xứ Thanh

Cái chết của Peter Kassig được xác nhận sau khi giới chức xem xét một video mà Nhà nước Hồi giáo công bố hôm Chủ nhật cho thấy những kẻ cực đoan chặt đầu một số binh sĩ Syria, và kết thúc với việc một kẻ chủ chiến tuyên bố đã giết chết công dân người Mỹ.

[caption id="attachment_5815" align="aligncenter" width="300"]Kissiger Peter Kassig[/caption]
Kẻ chặt đầu có hình dáng và cách ăn mặc giống với Jihadi John, người được cho là từ Anh sang và người đã giết chết bốn con tin phương Tây cho biết đang chôn "lính thập tự chinh đầu tiên của Mỹ" ở thị trấn Dabig phía bắc Syria, và cảnh báo rằng binh lính Mỹ sẽ gặp số phận tương tự.

Anh Kassig, 26 tuổi, cựu binh sĩ lục quân Mỹ, đã bị bắt cách nay 13 tháng trong lúc tham gia công tác cứu trợ ở Syria. Gia đình anh nói rằng anh cải đạo sang đạo Hồi trong thời gian bị giam và đã đổi tên từ Peter thành Abdul-Rahman.

Mẹ anh, bà Paula Kassig cho biết cách đây vài tuần bà và chồng bà nhận được một đoan băng thu thanh của Peter trong đó anh nói rằng anh lo sợ là sắp bị giết.

Ba nạn nhân bị chặt đầu trước đây và được nhìn thấy trong những đoạn video rùng rợn của nhóm Nhà nước Hồi giáo là một nhà báo người Mỹ, một ký giả người Israel gốc Mỹ, và một nhân viên cứu trợ người Anh.

Trong khi tổ chức khủng bố Hồi giáo IS vẫn đang lớn mạnh, và không ngừng tàn sát dã man hàng ngàn người vô tội, đồng thời buộc hàng trăm ngàn thường dân khác phải chịu cảnh li hương, thì cộng đồng quốc tế đang tự hỏi vai trò, và kế hoạch thực sự của giới chức Mỹ là như thế nào? Liệu có đúng như những lời tuyên bố hùng hồn mà ông OBama vẫn tuyên bố về mục tiêu duy nhất, và cấp bách nhất của người đứng đầu nhà Trắng là bằng mọi cách phải tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng – IS hay không.

Bởi ngay trước khi đoạn video được đăng tải, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, phát biểu tại Australia rằng ông bác bỏ bất kỳ liên minh nào với nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Tổng thống nói thêm rằng việc Hoa Kỳ ”có mục đích chung” với ông Assad để chống các phần tử hiếu chiến Nhà nước Hồi giáo chỉ làm cho có thêm người Hồi giáo Sunni ở Syria đi theo nhóm Nhà nước Hồi giáo và  làm yếu đi liên minh quốc tế chống lại những phần tử khủng bố này.

Tuy nhiên theo quan điểm của phóng viên blog Vitoquocvietnam.wordpress; không thể có chuyện nước Mỹ đặt chính phủ Syria ra bên lề của cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS. Bởi hai lý do, thứ nhất nước Mỹ sẽ không thể tiêu diệt được tận gốc tổ chức khủng bố này do điểm xuất phát của IS chính là từ Syria; hoặc nếu nước Mỹ tiêu diệt IS ngay tại sào huyệt ở Syria mà không hợp tác với chính quyền hợp pháp do tổng thống Bashar al-Assad, vô hình chung sẽ là hành động xâm phạm chủ quyền, cao hơn là xâm lược một quốc gia có chủ quyền.

Và với việc hành động luôn bất nhất với phát ngôn như vậy, liệu đến bao giờ công cuộc tiêu diệt IS do nước Mỹ khởi xướng mới thành công, hay kết quả chỉ là gây thêm tang thương cho hàng ngàn thường dân vô tội phải chịu số phận làm vật thí cho bom đạn của cả 2 phía: liên quân chống khủng bố và tổ chức  khủng bố.
Read more…

Đại biểu thông cảm khi Bộ trưởng Y tế có tín nhiệm thấp nhất

tháng 11 16, 2014 |

tinnhiema-6849-1416046778


Dù có nhiều cố gắng để khắc phục yếu kém của ngành, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn nhận được nhiều nhất số phiếu tín nhiệm thấp. Đa số đại biểu Quốc hội thông cảm vì y tế là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, khó có thể chuyển biến ngay.





Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên giữa năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người được tín nhiệm nhất với 372 lá phiếu tín nhiệm cao, chỉ 14 phiếu tín nhiệm thấp. Lần lấy phiếu tín nhiệm này, bà Ngân tiếp tục giữ vị trí đầu tiên với 390 phiếu tín nhiệm cao (chiếm 78,47% tổng số đại biểu Quốc hội). Số phiếu tín nhiệm thấp hạ xuống chỉ còn 9 phiếu (chiếm 1,81% tổng số đại biểu Quốc hội).


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đợt lấy phiếu tín nhiệm giữa năm 2013 được 210 tín nhiệm cao và 160 tín nhiệm thấp. Lần này, số phiếu tín nhiệm cao tăng lên 110 phiếu (tức 320 phiếu, chiếm 64,39% tổng số đại biểu Quốc hội). Số phiếu tín nhiệm thấp cũng giảm 92 phiếu, còn 68 phiếu (chiếm 13,68% tổng số đại biểu Quốc hội).


Ông Vũ Đức Đam, lần lấy phiếu tín nhiệm trước còn giữ vị trí Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đạt 215 phiếu tín nhiệm cao và 29 phiếu tín nhiệm thấp. Lần này, với vị trí Phó thủ tướng, số phiếu tín nhiệm cao tăng lên, với 257 phiếu (chiếm 51,71% tổng số đại biểu Quốc hội), số phiếu tín nhiệm thấp tăng không đáng kể với 32 phiếu (chiếm 6,44% tổng số đại biểu Quốc hội).


Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, có số phiếu tín nhiệm cao tăng so với đợt đầu. Theo đó, từ 238 phiếu trong đợt 1, số phiếu tín nhiệm cao dành cho ông trong đợt 2 là 320 phiếu (chiếm 64,39% tổng số đại biểu Quốc hội). Số phiếu tín nhiệm thấp giảm từ 21 xuống 19 phiếu (chiếm 3,82% tổng số đại biểu Quốc hội).


Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, ông Phạm Vũ Luận dù có nhiều cố gắng trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, nỗ lực đưa giáo dục đi vào thực chất cũng chưa nhận được nhiều đánh giá cao từ các đại biểu Quốc hội. So với lần đầu, vị trí xếp hạng tín nhiệm cao của ông có cải thiện, nhưng chưa đáng kể. Nếu như lần lấy phiếu đầu tiên, số phiếu tín nhiệm cao của Bộ trưởng Giáo dục là 86 phiếu, thì lần này con số đã tăng lên 47 phiếu, đạt 133 phiếu (chiếm 26,76% tổng số đại biểu Quốc hội). Số tín nhiệm thấp cũng giảm từ 177 xuống 149 phiếu (chiếm 29,98% tổng số đại biểu Quốc hội).


Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, được đại biểu quốc hội tín nhiệm cao tăng rõ rệt so với đợt đầu tiên. Số phiếu tín nhiệm cao từ 186 tăng lên gần gấp đôi, đạt 362 phiếu (chiếm 72,84% tổng số đại biểu Quốc hội) và ông Thăng đã vươn lên đứng thứ 4 về số phiếu tín nhiệm cao (362) so với 186 phiếu lần đầu. Ông cũng là thành viên Chính phủ được tín nhiệm cao nhất. Số phiếu tín nhiệm thấp từ 99 cũng giảm mạnh, xuống còn 28 phiếu (chiếm 5,63% tổng số đại biểu Quốc hội).












ba-tien-8031-1396409686-2906-1416053106.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.



Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dù đã có nhiều nỗ lực thay đổi cơ chế làm việc của ngành y tế như cấm nhân viên y tế nhận phong bì, yêu cầu các bệnh viện công khai đường dây nóng để bệnh nhân và người nhà phản ánh tiêu cực, lắp camera theo dõi ở một số bệnh viện lớn... nhưng cũng chưa nhận được đánh giá cao của đại biểu Quốc hội vì những sự kiện gây bất bình trong ngành y như nhiều trẻ em bị chết sau khi tiêm phòng, bệnh viện quá tải, chất lượng phục vụ một số nơi chưa tốt...


Số phiếu tín nhiệm cao của bà Tiến từ 108 của đợt đầu giảm xuống còn 97 phiếu (chiếm 19,52% tổng số đại biểu Quốc hội), còn số phiếu tín nhiệm thấp từ 146 cũng tăng lên 192 phiếu (chiếm 38,63% tổng số đại biểu Quốc hội).


Đứng cuối bảng xếp hạng lần trước với 88 phiếu, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lần này lội ngược dòng khi đạt 323 phiếu tín nhiệm cao.


Trao đổi với báo chí ngay sau khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) cho rằng, kết quả này đã phản ánh đúng tình hình kinh tế xã hội của đất nước và mong đợi của cử tri. Trong thời gian qua việc điều hành trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngân hàng, giao thông, công thương đã hết sức quyết liệt, tạo hiệu ứng tốt cho xã hội, cử tri hết sức phấn khởi.


"Tôi đánh giá kết quả vừa công bố đã phản ánh đúng với tâm tư nguyện vọng của cử tri. Tôi tin kết quả này sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo tinh thần, lòng tin của người dân với điều hành của Chính phủ, đối với những tư lệnh ngành", bà Hải nói.


Theo bà Hải, chất lượng y tế, văn hóa trong thời gian qua, sự hưởng thụ của người dân cũng còn những hạn chế và những bất cập, chưa hẳn do điều hành của người đứng đầu mà do mối liên kết giữa các ngành nghề với nhau và do cơ sở hạ tầng tạo nên. Tuy nhiên, bà cũng khẳng định, kết quả lấy phiếu tín nhiệm này sẽ giúp các ngành đó tìm được các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển, khắc phục những hạn chế trong thời gian tới.


Đồng quan điểm, thượng tướng Nguyễn Văn Rinh (đại biểu tỉnh Hải Dương) cho biết kết quả này không làm ông bất ngờ vì nó đã phản ánh đúng thực tế đang diễn ra. “Các đại biểu Quốc hội đã thực hiện trọng trách của mình theo tôi là hết sức công tâm và đầy trách nhiệm”, tướng Rinh đánh giá.


Theo ông, những vị Bộ trưởng, tư lệnh ngành lần lấy phiếu đầu có số phiếu tín nhiệm thấp khá nhiều như Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình... đã có những nỗ lực và sự tiến bộ trong suốt hơn một năm qua. Vì vậy, lần này họ nhận được số phiếu tín nhiệm cao tăng vọt là không có gì bất ngờ.


Với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người hai lần liền đều có số phiếu tín nhiệm thấp rất cao, tướng Rinh cho rằng khó có thể trách y tế là lĩnh vực liên quan trực tiếp tới người dân, muốn có sự chuyển biến ngay phải đòi hỏi sự cộng hưởng của nhiều đơn vị, bộ ngành liên quan. "Theo tôi, Bộ trưởng Tiến cũng đã có nhiều nỗ lực trong thời gian qua", ông Rinh nhận xét.


Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này hay ở chỗ những người trước đây nhiều phiếu tín nhiệm thấp thì lần này có sức bật vươn lên rất mạnh mẽ. Điển hình trong đó là Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Đại biểu Bùi Thị An cũng đánh giá cao những nỗ lực của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Theo bà An, trong lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên, số phiếu tín nhiệm thấp của ông Thăng không quá thấp, lần này, trong khối hành pháp, ông có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất, điều này phản ánh đúng nỗ lực của bộ trưởng, được cử tri cả nước ghi nhận.


5-4226-1416050745


"Tôi đánh giá cao kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này, đó là ghi nhận đánh giá của cử tri cả nước, thông qua đại biểu Quốc hội, được thể hiện ở lá phiếu. Tôi rất mong các vị có nhiều tín nhiệm thấp cố gắng tập hợp anh em trong ngành, tìm giải pháp hữu hiệu, gỡ những khó khăn trong giai đoạn trước mắt. Chúng tôi biết phải gỡ dần chứ không thể gỡ ngay vì điều kiện rất khó khăn", bà An nói.


                                                                 Người đưa tin




Read more…

NGYỄN PHƯƠNG UYÊN LIỆU CÓ TRỞ THÀNH PHIÊN BẢN 2.1 CỦA BÙI THỊ MINH HẰNG?

tháng 11 16, 2014 |

Nguyễn Phương Uyên – một cái tên không mấy xa lạ với chúng ta. Hai năm  về trước Phương Uyên với vai trò là thành viên của một phong trào chống đối nhà nước đó là phong trào “tuổi trẻ yêu nước”. Nghe thì ai cũng nghĩ đây là phong trào của các đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhưng thực chất đây là phong trào được lập nên để chống đối chính quyền.


Với những hành vi như vậy, trong bản cáo trạng của Tòa án nhân dân tỉnh Long An có nêu: “… Qua việc Thành lôi kéo, rủ rê Kha và Uyên tàng trữ, lưu hành các tài liệu chống Nhà nước XHCN VN qua các hành vi như: 8/2012, tại địa bàn thành phố Tân An, tại các xã Hàm Trí thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, dán các khẩu hiệu, cờ vàng ba sọc đỏ ở những nơi công cộng rồi chụp ảnh gửi cho Thành  để đưa lên các trang web “tuổi trẻ yêu nước”; ngày 10/10/2012 rải truyền đơn trên cầu vượt An Sương, thuộc xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM….  Theo cáo trạng, Kha và Uyên phạm tội có tổ chức, trong đó Kha giữ vai trò người thực hiện, còn Uyên giữ vai trò là người giúp việc tích cực”.


Ngay sau khi Phương Uyên bị tòa tuyên án, với những chứng cứ xác thực để buộc tội, Uyên không dám nói nên lời mà chỉ lặng lẽ nhận tội. Với tội danh như vậy, Uyên cũng đã bị buộc thôi học khi cô đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP.HCM khóa 2010-2013.


Bản án giành cho Phương Uyên có phần ưu ái, xét về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Uyên chỉ bị cải tạo hơn 1 năm. Chúng ta ai cũng mong rằng, với sự nhân đạo xã hội chủ nghĩa, Phương Uyên sẽ biết ăn năn hối cải, động lòng trước sự ưu ái giành cho cô để sau khi ra tù, Uyên sẽ trở lại với chính mình, một cô gái xinh đẹp, trẻ trung, có lý tưởng phấn đấu góp phần xây dựng quên hương.


Nhưng mọi việc đâu phải muốn là được, Phương Uyên rồi Mỹ Hạnh, đều là những nạn nhân của một âm mưu chính trị đen tối mà các nhà rận chủ đã đẩy các cô vào vòng luẩn quẩn từ vi phạm pháp luật đến việc phải ngồi nhà đá “bóc lịch”.


Những kẻ “lòng lang dạ sói kia” chưa bao giờ buông tha Phương Uyên, sự bủa vây, sự cám dỗ của họ đã làm cô điêu đứng và một cố gái yếu ớt như Phương Uyên  không thể thoát được bóng tối lẽo đẽo theo cô mọi lúc mọi nơi. Vì thế, mà sau khi ra tù, Uyên cũng như Mỹ Hạnh tiếp tục đi theo vết xe đổ của mình. Có phải các cô hận thù chế độ này đã khiến cho các cô mất tương lai hay lại bị che mắt bởi những đồng tiền đô la kia… Nếu thực như vậy, Phương Uyên và Mỹ Hạnh có bị bỏ tù cả trăm lần cũng đúng thôi vì đầu óc của các cô không sáng lên được, không phân biệt được cái tốt cái xấu, không nhận thức được sự sai trái của các hành vi của mình cũng như âm mưu xấu xa của những kẻ đứng đằng sau giật giây các cô, những kẻ cố tình biên Uyên và Hạnh thành con tốt đen trên bàn cờ chính trị, thành con rối chỉ bảo làm gì là làm theo.


Bằng chứng là gần đây, trên trang Facebook của Uyên với tên chủ tài khoản là Uyên Phương Nguyễn đã có nhiều bài viết và hình ảnh mang nội dung xấu chống lại Nhà nước CHXHCN VN do Uyên thu thập và đăng lên trang cá nhân của mình.


Dưới đây là một số hình ảnh trên facebook của Phương Uyên:

photo1 photo2 photo3

Như vậy, Phương Uyên đã không chịu sám hối, tiếp tục muốn làm tay sai cho những phần tử xấu để quay lưng lại với cả dân tộc Việt Nam. Gia đình và cha mẹ cô sẽ rất buồn và đau khổ nếu cô tiếp tục lấn sâu vào sự dại dột đã trở thành ngu ngốc. Những tấm gương “mờ” bằng liếp như Bùi Thị Minh Hằng to như vậy mà cô không thấy được mà còn lấn sâu vào những sai lầm của tuổi trẻ bồng bột.


Mong rằng một ngày gần nhất, Phương Uyên sẽ nhận thức được điều đó, quay đầu lại là bờ. Một tương lai tốt đẹp đang chờ Uyên nếu cô biết mình đang ở đâu và làm gì... Còn tiếp tục Uyên sẽ hủy hoại chính tương lai và tuổi xuân của mình như Bùi Hằng đã mắc phải và rồi sẽ không có một lối thoát nào ngoài việc tiếp tục phùng tùng, hầu hạ những kẻ lợi dụng cô chống lại Nhà nước Việt Nam. Phương Uyên hãy nhớ các nhà rận chủ không những biến cô thành con cờ chính trị mà cả gia đình và người thân của cô cũng sẽ bị cuốn vào vòng xoáy đó như những người thân của Bùi Hằng, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Nguyên Hữu Vinh… cũng đang dần dần bị chúng lợi dụng để chống đối chính quyền, chúng muốn tập hợp một lực lượng hùng mạnh để giúp chúng thực hiện âm mưu thâm độc, mà nguồn lực lượng đó không ai khác chính là nhân thân của các con rối trong tay họ. Hy vọng cô sẽ hiểu, đừng để mình lấn thêm vào sự sai trái, đứng để người thân của mình cũng sẽ trở thành những nhà rận chủ chống lại dân tộc, đất nước Việt Nam.


Mã Phi Long

Read more…

CHÍNH THỨC CÔNG BỐ KẾT QUẢ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM

tháng 11 16, 2014 |
15112014tqh01170539880

Sáng 15-11, Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đến cuối giờ họp buổi chiều, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, với tỉ lệ tham gia 451 đại biểu (ĐB) (đạt 90,74%) và tỉ lệ tán thành 451 ĐB (đạt 90,74%). Cụ thể, kết quả như sau:



  1. Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 380 phiếu (chiếm 76,46% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 84 phiếu (chiếm 16,9% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4,02% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 302 phiếu (chiếm 60,76% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 168 phiếu (chiếm 33,8% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 15 phiếu (chiếm 3,02% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 340 phiếu (chiếm 68,41% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 93 phiếu (chiếm 18,71% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 52 phiếu (chiếm 10,46% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 344 phiếu (chiếm 69,22% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 124 phiếu (chiếm 24,95% tổng số đại biểu Quốc hội)

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 14 phiếu (chiếm 2,82% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 390 phiếu (chiếm 78,47% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 86 phiếu (chiếm 17,3% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 9 phiếu (chiếm 1,81% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 325 phiếu (chiếm 65,39% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 127 phiếu (chiếm 25,55% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 31 phiếu (chiếm 6,24% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 295 phiếu (chiếm 59,36% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 159 phiếu (chiếm 31,99% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 28 phiếu (chiếm 5,63% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 212 phiếu (chiếm 42,66% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 248 phiếu (chiếm 49,9% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 23 phiếu (chiếm 4,63% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 317 phiếu (chiếm 63,78% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 155 phiếu (chiếm 31,19% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 12 phiếu (chiếm 2,41% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Trần Văn Hằng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 284 phiếu (chiếm 57,14% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 183 phiếu (chiếm 36,82% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 13 phiếu (chiếm 2,62% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 315 phiếu (chiếm 63,38% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 148 phiếu (chiếm 29,78% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4,02% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 203 phiếu (chiếm 40,85% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 245 phiếu (chiếm 49,3% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 36 phiếu (chiếm 7,24% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Đức Hiền, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 225 phiếu (chiếm 45,27% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 228 phiếu (chiếm 45,88% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 30 phiếu (chiếm 6,04% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Kim Khoa, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 290 phiếu (chiếm 58,35% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 174 phiếu (chiếm 35,01% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 19 phiếu (chiếm 3,82% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Phan Trung Lý, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 311 phiếu (chiếm 62,58% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 145 phiếu (chiếm 29,18% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 27 phiếu (chiếm 5,43% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 365 phiếu (chiếm 73,44% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 104 phiếu (chiếm 20,93% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 13 phiếu (chiếm 2,62% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Bà Nguyễn Thị Nương, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 272 phiếu (chiếm 54,73% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 183 phiếu (chiếm 36,82% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 28 phiếu (chiếm 5,63% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn Thư ký kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội,



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 303 phiếu (chiếm 60,97% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 154 phiếu (chiếm 30,99% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 26 phiếu (chiếm 5,23% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Ksor Phước, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 302 phiếu (chiếm 60,76% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 164 phiếu (chiếm 33,00% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 16 phiếu (chiếm 3,22% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Đào Trọng Thi, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 224 phiếu (chiếm 45,07% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 220 phiếu (chiếm 44,27% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 39 phiếu (chiếm 7,85% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 320 phiếu (chiếm 64,39% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 96 phiếu (chiếm 19,32% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 68 phiếu (chiếm 13,68% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 257 phiếu (chiếm 51,71% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 196 phiếu (chiếm 39,44% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 32 phiếu (chiếm 6,44% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 225 phiếu (chiếm 45,27% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 226 phiếu (chiếm 45,47% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 34 phiếu (chiếm 6,84% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 320 phiếu (chiếm 64,39% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 146 phiếu (chiếm 29,38% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 19 phiếu (chiếm 3,82% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 202 phiếu (chiếm 40,64% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 246 phiếu (chiếm 49,5% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 35 phiếu (chiếm 7,04% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 356 phiếu (chiếm 71,63% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 103 phiếu (chiếm 20,72% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 26 phiếu (chiếm 5,23% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 93 phiếu (chiếm 18,71% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 235 phiếu (chiếm 47,28% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 157 phiếu (chiếm 31,59% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 98 phiếu (chiếm 19,72% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 233 phiếu (chiếm 46,88% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 154 phiếu (chiếm 30,99% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 323 phiếu (chiếm 64,99% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 118 phiếu (chiếm 23,74% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 41 phiếu (chiếm 8,25% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 108 phiếu (chiếm 21,73% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 256 phiếu (chiếm 51,51% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 119 phiếu (chiếm 23,94% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 200 phiếu (chiếm 40,24% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 234 phiếu (chiếm 47,08% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 49 phiếu (chiếm 9,86% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 236 phiếu (chiếm 47,48% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 201 phiếu (chiếm 40,44% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 48 phiếu (chiếm 9,66% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 247 phiếu (chiếm 49,7% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 197 phiếu (chiếm 39,64% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 41 phiếu (chiếm 8,25% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 156 phiếu (chiếm 31,39% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 224 phiếu (chiếm 45,07% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 102 phiếu (chiếm 20,52% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 133 phiếu (chiếm 26,76% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 202 phiếu (chiếm 40,64% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 149 phiếu (chiếm 29,98% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 200 phiếu (chiếm 40,24% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 243 phiếu (chiếm 48,89% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 39 phiếu (chiếm 7,85% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 206 phiếu (chiếm 41,45% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 224 phiếu (chiếm 45,07% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 54 phiếu (chiếm 10,87% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 127 phiếu (chiếm 25,55% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 262 phiếu (chiếm 52,72% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 95 phiếu (chiếm 19,11% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 264 phiếu (chiếm 53,12% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 166 phiếu (chiếm 33,4% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 50 phiếu (chiếm 10,06% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 85 phiếu (chiếm 17,1% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 287 phiếu (chiếm 57,75% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 111 phiếu (chiếm 22,33% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 105 phiếu (chiếm 21,13% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 313 phiếu (chiếm 62,98% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 65 phiếu (chiếm 13,08% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 136 phiếu (chiếm 27,36% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 267 phiếu (chiếm 53,72% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 79 phiếu (chiếm 15,9% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 313 phiếu (chiếm 62,98% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 129 phiếu (chiếm 25,96% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 41 phiếu (chiếm 8,25% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 362 phiếu (chiếm 72,84% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 91 phiếu (chiếm 18,31% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 28 phiếu (chiếm 5,63% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 97 phiếu (chiếm 19,52% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 192 phiếu (chiếm 38,63% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 192 phiếu (chiếm 38,63% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 170 phiếu (chiếm 34,21% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 244 phiếu (chiếm 49,09% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 68 phiếu (chiếm 13,68% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 351 phiếu (chiếm 70,62% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 112 phiếu (chiếm 22,54% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4,02% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 205 phiếu (chiếm 41,25% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 225 phiếu (chiếm 45,27% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 50 phiếu (chiếm 10,06% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 207 phiếu (chiếm 41,65% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 235 phiếu (chiếm 47,28% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 43 phiếu (chiếm 8,65% tổng số đại biểu Quốc hội).



  1. Ông Nguyễn Hữu Vạn, Tổng Kiểm toán Nhà nước



+ Số phiếu tín nhiệm cao: 105 phiếu (chiếm 21,13% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm: 318 phiếu (chiếm 63,98% tổng số đại biểu Quốc hội),

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 62 phiếu (chiếm 12,47% tổng số đại biểu Quốc hội).

Theo HOÀNG LAN

Read more…

CÁCH LÀM BÁO CỦA BBC - KIỂU DÂY CÀ RA DÂY MUỐNG

tháng 11 16, 2014 |

tải xuống


Thiền sư Thích Nhất Hạnh



Câu chuyện BBC Vietnamese vô tình hay hữu ý đưa những bài viết có nội dung không được kiểm chứng; thậm chí là sai sự thật đã quá quen thuộc với cư dân mạng. Mọi nhân vật, lĩnh vực BBC đều ngó qua và bình luận theo đúng chất BBC.

Mới đây, sự kiện thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện vì sức khỏe yếu cũng được BBC chọn một chủ đề để viết; vừa mang tính chất đưa tinh vừa mang tính xuyên tạc lếu láo.

Theo tìm hiểu qua các trang mạng được biết, Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, vào ngày 11 tháng 10 năm 1926, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Pháp hiệu “Thích” được sử dụng bởi các nhà sư Việt Nam, nghĩa là họ là một phần của dòng tu Thích Ca. Ông là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân”

Ông đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để nghiên cứu và diễn thuyết tại Viện Đại học Princeton và Viện Đại học Cornell, và sau này giảng dạy tại Viện Đại học Columbia. Mặc dầu vậy, mục đích chính cho các chuyến đi ra nước ngoài (Mỹ và Âu Châu) của ông trong thời gian này vẫn là để vận động cho hòa bình. Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình. Vào năm 1967, King đề cử Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho Giải Nobel Hòa bình. Nhất Hạnh dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Paris. Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và các phương pháp thực hành của Thích Nhất Hạnh thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau.

Tuy nhiên, dưới lăng kính dây cà ra dây muống của BBC, thiền sư Thích Nhất Hạnh lại trở thành một người có những hành động hoàn toàn khác; và vô hình chung khiến người đọc bài viết có cái nhìn khác về Phật giáo ở Việt Nam. Đặc biệt là vụ việc tại Tu viện Bát Nhã (Lâm Đồng) năm 2009 có liên quan đến vị Thiền sư này. Cần phải hiểu rõ về sự việc để không nhầm lẫn như những gì BBC đã đưa tin.

Sự kiện Tu viện Bát Nhã là như thế nào?

Và vì sao các môn đồ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh lại bị chính quyền giải tán?

Năm 2006, tại tu viện Bát Nhã có các khoá tu tập cho những người theo pháp môn Làng Mai, một pháp môn tu hành do Thiền sư Thích Nhất Hạnh (sinh sống ở Pháp) sáng lập. Việc mở các khoá tu tập đã được Thượng toạ Thích Đức Nghi, Viện chủ Tu viện Bát Nhã bảo lãnh và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chấp thuận. Từ tháng 5.2008 cho đến nay, tại tu viện Bát Nhã có khoảng trên 400 người theo môn pháp Làng Mai. Sự chênh lệch về tương quan lực lượng đã tạo nên sự nghi ngờ của những người thuộc tu viện Bát Nhã, mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh và lớn dần.

Ngày 1.9.2008, Thượng toạ Thích Đức Nghi có văn bản gửi các cấp chính quyền và GHPGVN thông báo không bảo lãnh cho số người theo pháp môn Làng Mai và yêu cầu họ rời khỏi tu viện Bát Nhã. Yêu cầu này không được những người tu theo pháp môn Làng Mai chấp nhận. GHPGVN, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có ý kiến bằng văn bản để giải quyết sự việc.

Ngày 29.6, khi đoàn chức sắc Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng đến tu viện Bát Nhã để xúc tiến việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên thì một số phật tử của tu viện Bát Nhã, cho rằng các vị trong Ban Trị sự Phật giáo Lâm Đồng ủng hộ những người tu theo pháp môn Làng Mai nên đã có nhiều hành vi quá khích như dùng đá, gậy gộc tấn công đoàn chức sắc tôn giáo tỉnh Lâm Đồng. Chỉ có một vị trong đoàn bị thương nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng gây hậu quả xấu về nhiều mặt. Ngày 27.9, một số phật tử tu viện Bát Nhã đã tập trung gây áp lực buộc những người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi đây. Trong hai ngày 27 và 28.9, số người tu theo pháp môn Làng Mai đã rời khỏi tu viện Bát Nhã để tới chùa Phước Huệ (cách đó 15 km)”.


tải xuống (1)



Tu viện Bát Nhã (Lâm Đồng)


Đạo Việt






Read more…