Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ra đã đề ra đường lối đúng đắn, coi tôn giáo là nhu cầu sinh hoạt tinh thần của một bộ phận người dân, từ đó thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, tập hợp, đoàn kết các tôn giáo phục vụ lợi ích dân tộc, thực hiện sống tốt đời, đẹp đạo.
Hòa thượng Thích Trí Quảng
Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, đã thể hiện sự quan tâm của mình với những quan điểm rất thực tế về mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo, Hòa thượng nêu sự hòa hợp giữa các tôn giáo trong ngôi nhà chung Việt Nam: “Hiếm có quốc gia nào trên thế giới như Việt Nam – đất nước với đa tôn giáo, nhưng lại có sự hòa hợp, ổn định về xã hội và cùng bên nhau phát triển…”.
Cùng với Phật giáo và các tôn giáo khác tại Việt Nam, đạo Công giáo - một tôn giáo lớn thứ 2 tại Việt Nam cũng luôn thể hiện rõ quan điểm sự đồng hành với dân tộc với dòng chảy chung của đất nước. Điều đó được Giáo hội Công giáo Việt Nam khẳng định rõ trong Thư chung của giáo hội năm 1980: “…những người theo đạo Công giáo tốt cũng là người công dân tốt, sống phúc âm trong lòng dân tộc” hoặc trong Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn cũng khẳng định rằng: “… Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử. Thăng Long vẫn hiên ngang tồn tại trên bản đồ thế giới chính là nhờ công khai sinh lập quốc của các bậc tiền bối kiệt xuất, công bảo vệ giữ gìn của bao thế hệ anh hùng, công xây dựng phát triển của mọi thành phần xã hội, trong đó có cộng đồng Công giáo chúng ta. Từ khi có mặt trên quê hương Việt Nam cách đây gần 400 năm, Giáo hội Công giáo đã không ngừng chung tay góp sức với đồng bào mình trong công cuộc vun đắp giang sơn Việt Nam mỗi lúc một tươi đẹp hơn…”
Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn
Với những giá trị tốt đẹp mà các tôn giáo tại Việt Nam đã đóng góp cho xã hội, cho đất nước cũng như sự hòa hợp giữa các tôn giáo dưới mái nhà chung Việt Nam khiến chúng ta thấy thật yên tâm và hạnh phúc. Trên thế giới, đã xảy ra không ít các vụ xung đột giữa các tôn giáo gây thương vong lớn cả về người và của hoặc nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng các yếu tố nhạy cảm, sự hà khác của các giáo lý, giáo luật để tàn sát người vô tội hoặc kích động, tập hợp đông các tín đồ tôn giáo gây ra các vụ việc phức tạp mang màu sắc chính trị.
Thành phố Meiktila (Myanmar) ngày 22/3 sau vụ xung đột tôn giáo khiến ít nhất 20 người thiệt mạng
Còn tại Việt Nam, dưới dự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước cùng các chính sách phù hợp với đường hướng hoạt động của các tôn giáo, chúng ta tự hào rằng giữa các tôn giáo với nhau, giữa những người theo đạo và không theo đạo luôn đoàn kết, keo sơn. Bên cạnh đó vẫn còn những hiểu lầm gây ra những vụ mâu thuẫn nhỏ nhưng mọi việc đều được giải quyết ổn thỏa theo phương châm “biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, biến chuyện nhỏ thành không có”. Chính vì vậy, các tôn giáo ở Việt Nam luôn có xu hướng đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc.
Tuy nhiên, có một số người có tư tưởng tôn giáo cực đoan đã không ít lần dùng cái loa rách mà xuyên tạc rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mac- LêNin là chủ nghĩa vô thần, còn những người theo đạo là chủ nghĩa hữu thần, hai bên là hai thái cực khác nhau, có hệ tư tưởng đối lập, không thể là bạn và cũng không thể đối thoại được với nhau… Những luận điệu quen thuộc của những miệng lưỡi không xương đã lừa lọc những người nhẹ dạ cả tin, bóp méo sự thật về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cố tình tạo hiềm khích, tạo khoảng cách giữa Nhà nước với các tôn giáo.
Những người có tư tưởng đó không những là người công dân không tốt mà còn là một tín đồ không ngoan đạo, đã vi phạm pháp luật còn vi phạm cả giáo lý, giáo luật, chính vì thế, hãy lên án, phản đối những hành động trên, hãy để các tôn giáo hoạt động thuần túy theo các quy định của pháp luật, có như vậy khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam mới luôn vững mạnh, đủ sức đạp tan mọi luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, góp phần làm trong sạch xã hội và không làm vẩn đục những tinh hoa tốt đẹp của tôn giáo.
Mã Phi Long
Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam đều có 1 mục đích chung đó là làm sao cho nhân dân, tín đồ của mình có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đất nước phồn vình phát triển. Đó là một chân lý khong bao giờ mất, và tất nhiên nó sẽ được mọi người biết đến như một tinh thần đoàn kết dân tộc
Trả lờiXóaNhà nước ta đã có những chính sách ưu tiên phát triển đối với các tôn giáo nên các tôn giáo của chúng ta luôn đòng lòng cùng nhân dân chung tay vì tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số các tín đò lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền chống nhà nước ta vì vậy chúng ta phải thẳng tay nghiêm trị những tên này để trả lại hình ảnh đẹp cho các tôn giáo.
Trả lờiXóaViệt Nam là một đất nước có nhiều tôn giáo tuy vậy không vì thế mà chúng ta quá theo một tôn giáo nhất định nào đó mà luôn hài hòa giữa các tôn giáo với nhau cũng như tạo điều kiện để các tôn giáo có thể phát triển ở đất nước. Nhưng không vì thế mà các tôn giáo đó tuy được sự ưu ái nhưng vẫn phải tuân thue pháp luật của đất nước
Trả lờiXóaTôn giáo sinh ra đó là phục vụ cho đời sống nhân dân,hướng tới những điều tốt đẹp nhất,tất cả tôn giáo đồng hành với dân tộc.Nhưng chỉ có một số phần tử lợi dụng những tín ngưỡng tốt đẹp đó để làm những điều xấu xa mà thôi.
Trả lờiXóaCó thể nói Hiếm có quốc gia nào trên thế giới như Việt Nam – đất nước với đa tôn giáo, nhưng lại có sự hòa hợp, ổn định về xã hội và cùng bên nhau phát triển đến như vậy, có thể nói đó là do tính tình của nhân dân Việt Nam cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước luôn chú ý, quan tâm đến các tôn giáo nên mới có được điều tốt đẹp này
Trả lờiXóaTừ thuở sơ khai thi tôn giáo đã gắn liền với đời sống của con người,và nó thường hướng con người đến những điều hoàn mỹ nhất.Nhưng theo thời gian,có một số kẻ cực đoan đã lợi dụng những điều đó để truyền bá tư tưởng xấu và lợi dụng nó.
Trả lờiXóa"Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân", Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc thực hiện tự do tôn giáo là một biểu hiện cụ thể của vấn đề nhân quyền. Trên cơ sở đó hoạch định, triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách bảo đảm cho mọi công dân theo tín ngưỡng, tôn giáo được thực hành đức tin, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc!
Trả lờiXóaThực tế lịch sử Việt Nam cho thấy, nhiều tín ngưỡng, tôn giáo đã đồng hành cùng dân tộc. Hầu hết đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo đã đồng hành cùng những người cộng sản trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bất công, giành lại nền độc lập cho dân tộc, và ngày nay đang nỗ lực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc! và bây giờ các tín ngưỡng tôn giáo cũng đang góp phần giúp cho nước ta trở nên đa dạng hơn về văn hóa!
Trả lờiXóaViệt Nam là quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại, trong đó có một số tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,... và một số tôn giáo ra đời trong nước như Cao Ðài, Hòa Hảo...Trong các thành quả mà chúng ta đạt được trong tiến trình phấn đấu vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào theo tôn giáo.
Trả lờiXóaTrong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khi giải quyết vấn đề tôn giáo - dân tộc, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã có quan điểm, định hướng đúng đắn, coi vấn đề tôn giáo phải luôn đặt trong vấn đề quốc gia - dân tộc, chủ trương đoàn kết dân tộc, tôn giáo để kháng chiến - kiến quốc! và nhờ những chủ trương đúng đắn ấy, các dân tộc tôn giáo đang gắn kết chặt chẽ với Đảng và nhà nước ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc!
Trả lờiXóaRất hoan nghênh chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta đối với tôn giáo, tạo điều kiện củng cố hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân. Việt Nam tuy là quốc gia nhiều tôn giáo nhưng với đường lối lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng Sản, nước ta luôn ổn định về mọi mặt để phát triển kinh tế, xã hội.
Trả lờiXóachúng ta đang làm rất tốt việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tự do tôn giáo để tôn giáo thực hiện đúng bản chất của nó không để các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo lợi dụng những người dân tin vào tôn giáo để thực hiện hành vi xấu gây rối loạn an ninh đất nước.
Trả lờiXóaViệt Nam đất nước với đa tôn giáo, nhưng lại có sự hòa hợp, ổn định về xã hội và cùng bên nhau phát triển. đây cũng là thành quả của những chính sách hợp lý của đảng nahf nước về việc đảm bảo quyền tự do tin ngưỡng tự do tôn giáo. không để các phần tử cức đoan lợi dụng tôn giáo để phục vụ mục đích riêng của chúng.
Trả lờiXóaTừ thuở sơ khai thi tôn giáo đã gắn liền với đời sống của con người,và nó thường hướng con người đến những điều hoàn mỹ nhất.nhưng hiện nay có một số phần tử phản động vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng tôn giáo làm những điều trái với lợi ích của cả dân tộc.
Trả lờiXóaÐảng Cộng sản Việt Nam đã có quan điểm, định hướng đúng đắn, coi vấn đề tôn giáo phải luôn đặt trong vấn đề quốc gia – dân tộc, Trong các thành quả mà chúng ta đạt được trong tiến trình phấn đấu vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào theo tôn giáo.
Trả lờiXóaNhững thập niên qua, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ dừng lại ở việc nhận thức mà thực sự đã đi vào cuộc sống của đông đảo đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo, làm cho đồng bào an tâm phấn khởi, tin tưởng vào chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo
Trả lờiXóaViệt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và đa dân tộc. Giáo hội các tôn giáo khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đều được chính quyền các cấp quan tâm và tạo thuận lợi để hoạt động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ luật pháp
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm đã và sẽ là một trong những thứ vũ khí sắc bén, lâu bền, vững chắc nhất đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
Trả lờiXóa