NẠN NHÂN TIẾP THEO "RỚT ĐÀI" SAU ĐẤU ĐÁ QUYỀN LỰC TRONG NỘI BỘ CHÍNH
GIỚI MỸ
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
Ba Sáu
Tổng thống Barack Obama xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ từ chức sau chưa đầy hai năm nắm quyền.
[caption id="attachment_5901" align="aligncenter" width="300"]
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel[/caption]
Ông Hagel, 68 tuổi, từng tham chiến ở Việt Nam và từng ngồi ghế thượng nghị sỹ, là bộ trưởng quốc phòng hồi năm 2013. Ông sẽ vẫn tại vị cho tới khi chính quyền Mỹ xác nhận người kế nhiệm ông.
Ông Jon Sopel, chủ biên trang Bắc Mỹ của BBC nói: “Ông ấy đã tự nhảy hay bị đẩy đi? Có lẽ cả hai.” Còn tờ New York Times đưa tin ông Obama trước đó đã yêu cầu ông Hagel từ chức. Tuy trước công luận, một số quan chức cho rằng ông Hagel từ chức dựa trên sự đồng thuận, nhưng số khác thì bí mật nói rằng ông bị buộc thôi việc. "Không còn nghi ngờ gì nữa, ông ấy bị sa thải", một nguồn tin hiểu rõ vấn đề nói.
Mọi sự bất đồng trong giới lãnh đạo nước Mỹ bắt đầu từ sự việc ông Hagel, chỉ trích việc Hoa Kỳ can dự vào Iraq mặc dù bỏ phiếu để Washington lâm chiến.
Ông Hagel thay ông Leon Panetta trong cương vị bộ trưởng quốc phòng trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Obama và đóng vai trò giảm cường độ hai cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan và Iraq cùng lúc giúp chính quyền ông Obama chuyển cán cân quân sự sang châu Á. Đồng thời, ông từng thể hiện sự thất vọng, bất đồng đối với các phe phái quyền lực khác về chiến lược của chính quyền Mỹ về Iraq và Syria, cũng như việc ông có ít ảnh hưởng trong quá trình ra quyết sách, một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết.
Mâu thuẫn được đẩy đến đỉnh điểm khi Ông Hagel từng đặt nghi vấn về chiến lược của Obama ở Syria trong một văn bản chính sách nội bộ. Văn bản này bị hé lộ mùa thu vừa qua, trong đó cho rằng chính sách của tổng thống đang lâm nguy vì nó không làm rõ ý đồ với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Kể từ khi ấy, giới phân tích cho rằng ông Hagel đã trở thành “cái gai” trong mắt của tổng thống Obama và phe chủ chiến tại Nhà Trắng.
Ngay sau đó để làm giảm vai trò của ông Hagel, tổng thống Obama đã chỉ định John R. Allen, một vị tướng đã về hưu, làm phái viên phụ trách tập hợp liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Còn Thượng nghị sĩ John McCain, đứng đầu phe hiếu chiến (người có thể giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào đầu năm tới) thừa nhận đã bỏ phiếu không đồng thuận việc đề cử ông Hagel làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Trong khi đó, ông Hagel cũng tự nhận định bản thân là một nhân vật trầm lặng trong hầu hết các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại, và ông hết sức "thất vọng với nhiều mặt trong chính sách an ninh quốc gia của chính quyền và quá trình ra quyết sách của ông" bởi việc Nhà Trắng "quản lý vi mô quá mức".
Ông Hagel dù là người đứng đầu Lầu Năm Góc nhưng trên sân khấu chính trị Mỹ uy tín và tầm ảnh hưởng của ông thường bị lấn át bởi các đối thủ chính trị khác như Ngoại trưởng John Kerry và Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
Chúng ta thường có câu thương trường là chiến trường nhưng bây giờ thì còn có chính trị cũng là một chiến trường ý tôi muốn nói ở đây là ở nhà trắng của Mỹ ở đó hành ngày vẫn đang diễn ra những cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực mà ở đó những người có quyền lực hơn sẽ thắng và được theo ý mình mà nếu tồ tại như thế thì cuộc sống của nhân dân thật là khổ phải chịu dưới sự lãnh đạo của những ông quan tham quyền như thế chúng ta biết được thực trạng nước Mỹ hiện nay như thế nào.
Trả lờiXóaTưởng nước mĩ thế nào chứ như thế này thì không ăn thua rồi, hay là trong nội bô nước này đang có những mâu thuẩn mà người dân không thể biết được, những sự việc này chính là cái cơ hội cho nguwoif ta thấy được bản chất của nước mĩ mà thôi
Trả lờiXóaViệc chính phủ Mỹ có những sự đối đầu nhau cũng như rất nhiều cuộc có thể nói là ganh đua nhau để dìm nhau xuống, có thể nói là cuộc chiến này cũng vô cùng khốc liệt. Bằng chứng gần đây nhất là việc bộ trưởng bộ quốc phòng của Mỹ đã phải từ chức khi mới nhậm chức được 2 năm
Trả lờiXóaTổng thống Barack Obama xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ từ chức sau chưa đầy hai năm nắm quyền. Điều đó cho thấy những gì mà mặt trận chính trị trên đất Mỹ vô cùng khắc nghiệt không khác gì trên chiến trường. Và có nguộn tin cho rằng bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ đã bị buộc thôi việc chứ không hẳn là ông xin từ chức
Trả lờiXóaĐiều này càng chứng tỏ rằng nội bộ chính trị nước Mỹ đang còn rất nhiều những bất ổn và sự không đoàn kết. Càng chứng tỏ hơn nữa mô hình kiểu tư bản chủ luôn tồn tại những mâu thuẫn nội tại của nó!
Trả lờiXóamỹ đang gặp vấn đề cực kì nguy hiểm , Những diễn biến trên thực địa gần đây cho thấy, quân đội I-rắc đã giành lại nhiều vùng lãnh thổ từ tay IS. Lực lượng an ninh với sự hỗ trợ của các nhóm vũ trang người Si-ít và lực lượng người Cuốc đã tăng cường tiến hành chiến dịch chống IS. Những bước tiến trên mặt trận này xuất phát từ nỗ lực của quân đội I-rắc
Trả lờiXóaông bộ trưởng chỉ là bù nhìn , Bản thân chính quyền I-rắc không muốn phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài. Từ thực tế đó, các quan chức quân sự Mỹ hướng tới tăng cường hỗ trợ các lực lượng địa phương nhằm giúp họ "tự lực cánh sinh" chứ không chỉ phụ thuộc các chiến dịch không kích.
Trả lờiXóaông obama đang có suy tính , Lầu năm góc có kế hoạch trang bị vũ khí cho các bộ tộc Hồi giáo dòng Xun-nít ở I-rắc nhằm hỗ trợ cuộc chiến tại tỉnh An-ba. Oa-sinh-tơn hy vọng các thành viên bộ tộc dòng Xun-nít có thể trở thành một phần của lực lượng Vệ binh quốc gia I-rắc mang tính chính quy hơn.
Trả lờiXóamY đang âm mưu gì đó , Kể từ tháng 8 đến nay, Mỹ đã tiến hành hơn 800 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS. Các quan chức quân đội Mỹ đang tính toán khả năng tăng cường chiến dịch không kích khi quân đội I-rắc được huấn luyện và trang bị tốt hơn. Tuy nhiên, trước các tuyên bố gần đây về sự mở rộng ảnh hưởng của IS ở một loạt nước như Li-bi, Ai Cập, An-giê-ri, Y-ê-men
Trả lờiXóaTrong nội bộ nước Mỹ cũng đang có nhiều những sự khó khăn, mâu thuẫn và thiếu đoàn kết. Đó cũng là một trong những điểm bất lợi của đa nguyên đa đảng. Những sự việc đó chắc chắn sẽ không tồn tại ở nước ta, vì thế chúng ta sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn.
Trả lờiXóaNước Mỹ luôn có những chính sách để chống phá đất nước ta, phá hoại chế độ của nước ta. Nước Mỹ luôn có những sự tài trợ cho bọn phản động tiến hành các hoạt động trong nước cũng như ngoài nước. Vì thế chúng ta phải hết sức cẩn trọng trong mối quan hệ với nước này.
Trả lờiXóaỞ nước Mỹ có một sự đấu đá trong nội bộ hết sức quyết liệt giữa các đảng phái trong nước cũng như các nghị sĩ trong thượng viện và nghị viện. Nhìn lại Việt Nam chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều khi được sống trong cảnh yên bình hạnh phúc.
Trả lờiXóaNước Mỹ là một nước rất mạnh cả về kinh tế và quân sự nhưng họ lại lạm dụng sức mạnh của mình để can thiệp vào nội bộ các nước trên thế giới. Chính nước Mỹ là nguyên nhân gây ra những cuộc chiến tranh trong những năm gần đây trên toàn thế giới.
Trả lờiXóathế mới biết cái chính quyền mà Obama đang tại vị tại một đất nước Mỹ mà từ trước tới nay luôn tự nhận mình là tối ưu và hoàn thiện nhất thế giới rồi lại đi đặt áp lực cho các nước là phải theo mình. Bắt ép các nước đã đành, đăng này Mỹ còn tự coi mình như quan tòa phán xét cả thế giới, thậm chí còn còn cố tình dùng các công cụ vu khống các nước khác trong đó có Việt Nam
Trả lờiXóaĐừng nhìn vào tình hình nước Mỹ hiện nay mà chúng ta nhầm tưởng là nội bộ họ ổn định,cũng như các nước khác,các quan chức đấu đá nhau,tranh chấp nhau để lên nắm quyền.Sống giữa hệ thộng chính trị như thế cũng chẳng phải sung sướng gì.
Trả lờiXóachúng ta nên nhớ cái cơ bản của chủ nghĩa tư bản là gì, nó luôn hướng tới những quyền lợi cao nhất cho những người có quyền lực, vị thế trong tay, và đương nhiên nếu có cá nhân nào đi ngược lại với những hoạt động ấy, đi ngược lại với những lợi ích của giới cầm quyền thì chắc chắn họ không sớm thì muộn cũng sẽ bị "rớt đài" như tác giả bài viết nhắc tới thôi!
Trả lờiXóatrong nội bộ của một đất nước, đặc biệt là những nước tư bản chủ nghĩa thì họ luôn tồn tại một cuộc chiến ngay trong nội bộ! cuộc chiến ấy hướng tới những quyền lợi cho riêng cá nhân hay cho toàn thể giới cầm quyền! như bài viết đã nhắc tới một trường hợp bị rớt đài, nhưng có lẽ đây không phải là người đầu tiên và chắc chắn hơn nữa thì đây cũng không thể là người cuối cùng!
Trả lờiXóavấn đề nội bộ của Mỹ có lẽ chưa bao giờ lặng sóng, và mọi người cũng đã biết tới nhiều trường hợp trước đây cũng đã "rớt đài" khi mà họ có những quan điểm đối lập với phần còn lại của nhà nước Mỹ! có lẽ đây cũng là điều dễ hiểu vì Mỹ là một nước tư bản chủ nghĩa và Mỹ còn là nước đầu tiên đặt nền móng cho tư bản chủ nghĩa, vậy thì làm sao họ vứt bỏ đi cái quyền lợi cho giới cầm quyền được!
Trả lờiXóa