Những năm gần
đây, chúng ta thường thấy bóng dáng của một ni cô hay vãng lai ở các tụ điểm, ổ
nhóm của đám rận chủ, nhất là nhòm người tự nhận mình là “dân oan”. Đó chính là
sư Thích Đàm Thoa (tên thế lục là Lý Thị Hà). Qua tìm hiểu, có thể thấy tiểu sử
của sư cô này cũng thật bất hảo, bản chất giang hồ, chợ búa đã vấy bẩn lên tấm
áo thầy tu mà y mặc trên mình. Những hoạt động gắn bó với Đàm Thoa cho thấy rằng,
vị sư này không chịu khó tu tập, chuyên tâm tu hành, phản thầy, phản sơn môn, hệ
phái để rồi hết bị sư trụ trì chùa Hang, chùa Đại Kim, chùa Ảm, chùa Nguyệt
Nhang nhắc nhở, giáo dục, thậm chí bị trục xuất khỏi chùa, bàn giao về cho gia
đình. Tính từ năm 1992 đến nay, Đàm Thoa
đã hai lần bị sư thầy đuổi khỏi chùa, ba lần bị trục xuất khỏi địa phương.
Thành tích này của y không khác gì những kẻ đầu voi, đuôi chuột.
Thích Đàm Thoa (Lý Thị Hà)
Với lý lịch
“tối tăm” như vậy, sư Đàm Thoa đã không được chào đón ở bất kỳ một ngôi chùa
nào, tuy triết lý nhà Phật phải “từ by hỷ xả”, nhưng thật không may cho chùa
nào nhận Đàm Thoa về tu hành tại đó. Chính vì không thể nương nhờ cửa Phật,
Thích Đàm Thoa đã giao du với đám rận chủ quốc nội, số đối tượng giang hồ đã tiến
hành nhiều việc làm trái với đạo lý, cho đến nay y đã biến chất trở thành một kẻ
đầu đơn, khiếu kiện chuyên nghiệp đội lốt nhà tu hành. Thời gian qua, y mang
đơn thư khiếu kiện khắp nơi, tham gia bất kỳ một cuộc tuần hành nào (năm 2014
khi người dân biểu tình phản đối TQ đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển Việt
Nam, thì y cùng lợi dụng trương băng rôn chẳng giống ai hòa vào dòng người biểu
tình) cũng đề le ve góp mặt, gây sự chú ý. Chính sự năng nổ như vậy, nên cho đến
hiện nay, Đàm Thoa đã được đào tạo trở thành một rận chủ chuyên nghiệp với cái
mác nhà tu hành.
Không nghề nghiệp, không chùa nào đón nhận, Đàm Thoa không còn
cách nào khác để mưu sinh ngoài việc bám víu số rận chủ quốc nối, số “dân oan”
Dương Nội. Theo dõi các hoạt động của y, càng thấy rõ việc đội lốt người tu
hành đi khiếu kiện mục đích để kiếm tiền. Đặc biệt, gần đây Đàm Thoa còn được
đào tạo để sử dụng mạng xã hội công khai các hoạt động “rồ dại” của mình. Trong
đó, chủ yếu là đăng tải các bài viết về số khiếu kiện để giật tít kêu gọi tài
trợ, thậm
trí dùng chiêu bài mới mà số khiếu kiện chưa ai dám làm là tổ chức bán đấu giá
một số tại vật dụng đã dùng nhằm cho bàn dân thiên hạ thấy rằng hoàn cảnh khá
khó khăn. Tuy nhiên, mặc dù kêu gào thảm thiết như thế nhưng ngoài “Hội Bầu bí tương thân” của Tường Thụy và
Thích Vĩnh Phước - miền nam thi thoảng cho tiền thì rất ít thấy Đàm Thoa nhận
được tiền từ nguồn khác. Cho nên, nhiều lúc sư Thoa phải tự sướng, ứng trước tiền của bản
thân cho số khiếu kiện sống lân cận mình ở khu vực vỉa hè rồi đăng tải lên
facebook, mượn danh các nhà hảo tâm gửi tiền qua tay sư Thoa cho một số dân kiện có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, với số tiền èo ọt
và đạo đức của một kẻ giả danh người tu hành, đã không làm cho
số khiếu kiện ở đây tâm phục theo hàng. Một mình sư Thoa vẫn đơn thân lẻ bóng
nằm một góc so với những người dân khiếu kiện địa phương khác tại trụ sở. Không
ăn được thì đạp đổ, sẵn việc ghen ăn tức ở với một số người khiếu kiện được đại
diện nhận và phát tài trợ cho số khiếu kiện tại trụ sở, cộng với thói tóc mách
sẵn có, sư Thoa luôn tìm mọi cách “đưa ra ánh sáng”, hoặc khuếch đại những
vụ lùm xùm việc phân phát tài trợ của những người đó
trên cộng đồng mạng.
Đây là giọng điệu của một kẻ vô học đội lốt thầy tu
Ngoài ra, Đàm Thoa cũng học đòi số rận chủ thần kinh
chính trị đã dùng “loa rách” của mình để chửi bới xã hội, nói xấu
lãnh đạo, dùng những lời lẽ “giang hồ” rách rưới để bôi nhọ hình ảnh của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước. Thậm chí y còn tung lên mạng facebook một status khiến
người đọc không dám nghĩ đây là ngôn từ của một nhà tu hành.
Bài viết trên facebook của Thích Đàm Thoa
Giáo lý Phật
giáo cho rằng nguyên nhân tạo ra sự khổ nằm ngay trong bản thân con người, đó
là: tham lam, nóng giận, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ, thân kiến, trong đó ba
nguyên nhân đầu (tham - sân - si) là nguyên nhân chính của khổ, gọi là “tam độc”.
Và Phật giáo hướng con người đến sự
tu hành theo “Bát chính đạo”
và “Tam học”. Bát
chính đạo tức là tám con đường tu hành chân chính: Chính ngữ (lời
nói thanh tịnh, thẳng thắn, không nói điều sai trái để không tạo ra nghiệp ác từ
miệng); Chính nghiệp (hành động chân chính có lợi cho nhân sinh để thân
nghiệp được thanh tịnh); Chính tinh tiến (tiến tới trong con đường tu
hành, làm điều thiện, bỏ điều ác); Chính mệnh (sống bằng nghề nghiệp
chân chính để thân - khẩu - ý được trong sạch); Chính niệm (luôn suy
nghĩ về chính pháp, gạt bỏ những suy nghĩ sai lầm, những hành động bất chính);
Chính định (giữ cho thân tâm được vắng lặng, không vọng động để trí tuệ bừng
sáng); Chính tri kiến (quan niệm chân chính về đạo, có niềm tin vào sự giải thoát); Chín tư duy
(suy nghĩ chân chính, nhất là về ý nghĩa của Tứ diệu đế để lìa bỏ tham dục).
Đàm Thoa là một nhà tu hành, y hiểu rõ những điều này hơn ai hết, nhưng
bản chất của một kẻ mang nặng bản tính “tham – sân – si” cùng với những việc
làm, lời nói trái ngược lại với “Bát chính đạo” thì Đàm Thoa không còn đủ nhân phẩm và đạo hạnh của một thầy tu. Cho nên, pháp danh Thích Đàm Thoa cũng
không nên được sử dụng vì bản chất của y đã biến thái thành một kẻ giang hồ, chợ búa đang đội lốt nhà tu hành. Xin dùng một câu châm ngôn "chiếc áo không làm nên thầy tu" để như một lời kết về con người của Thích Đàm Thoa.
Mã Phi Long
Không nghề nghiệp, không chùa nào đón nhận, Đàm Thoa không còn cách nào khác để mưu sinh ngoài việc bám víu số rận chủ quốc nối, số “dân oan” Dương Nội. Theo dõi các hoạt động của y, càng thấy rõ việc đội lốt người tu hành đi khiếu kiện mục đích để kiếm tiền
Trả lờiXóa