Theo thông được chia sẻ
trên mạng xã hội, Nguyễn Nam Phong, lái xe cho linh mục Nguyễn Đình Thục (quản
xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã mãn hạn tù sau 2 năm chấp hành hình phạt vì
tội chống người thi hành công vụ, khi anh này cùng linh mục Nguyễn Đình Thục
dẫn đoàn tùy tòng đi biểu tình phản đối nhà máy formosa, gây cản trở, gây ách tắc
Quốc lộ 1A (ngày 14/2/2017). Trước đó, Nam Phong đã bị Công an Nghệ An bắt, lập biên bản với hành vi mua dâm.
Hành vi này của anh Phong sau đó cũng đã được gửi về thông báo cho gia đình, vợ
anh ta là chị Nguyễn Thị Yên ...
Thông báo của cơ quan công an về hành vi mua dâm của anh Phong
Điều đáng nói ở đây, đó là hệ quả của việc theo một người “thầy
đạo đức giả”. Nhân chi sơ, tính bản thiện, con người của anh Nam Phong này nếu
được đưa ra đánh giá có lẽ cũng có thể chấp nhận là một người sống lương thiện,
nhưng số phận an bài đẩy đưa cái duyên để anh này được làm người hầu cận cho
một kẻ chống phá đội lốt thầy tu như Nguyễn Đình Thục. Cái giá mà anh đi theo
người thầy vô phúc này có lẽ quá lớn. Vì sao thế ? Bởi các cụ có câu “gần mực
thì đen, gần đèn thì rạng”. Cho nên, là người hầu cận thân thiết nên anh Nam
Phong đã bị ảnh hưởng bởi quan điểm cực đoan và coi thường luân lý, đạo đức,
pháp luật từ linh mục Nguyễn Đình Thục. Đó cũng là căn nguyên dẫn đến các hành
động mang tính côn đồ, liều lĩnh, bất chấp pháp luật khiến anh phạm tội.
Hai năm trong tù với Nam Phong dài như hai thế kỷ. Bởi lẽ,
trong quá trình chấp hành hình phạt tù, thật không may khi con gái anh này mắc
bệnh nặng và không qua khỏi. Do đó, hành động mà anh khao khát, mong muốn sau
khi ra tù là được về nhà thật nhanh. Hãy nhìn cảnh tượng anh Nguyễn
Nam Phong gục khóc bên ban thờ đứa con gái xấu số khiến cho những người cứng
rắn nhất cũng khó mà kìm được cảm xúc. Nước mắt người cha này tưởng chừng như
không thể dừng chảy, bởi lẽ chan chứa trong dòng lệ đó có cả tình yêu thương
nghĩa tử và có cả những nỗi niềm ân hận của người cha chỉ vì phạm tội nên đã
không được gặp được đứa con lần cuối, không được làm tròn bổn phận của người
cha chăm sóc cho đứa con gái yêu thương những ngày con ốm đau bệnh tật. Đương nhiên, lịch sử không có chữ
nếu và không ai đổ tội cho ai cả, việc ai làm thì phải chịu trách nhiệm, nhưng
có lẽ nếu như có một phép màu thì mong rằng ngày hôm đó, Nam Phong không phải
đi “phục dịch” cho cha xứ hoạt động, không liều lĩnh bảo vệ sự sai trái của cha
đạo thì đâu có xảy ra những biến cố đầy đau thương mà anh và gia đình là người
hứng chịu.
Nguyễn Đình Thục và Nguyễn Nam Phong
Cho
nên, nhìn hình ảnh Nguyễn Đình Thục với những dòng nước mắt “giả tạo” để đón
anh Nam Phong tại nhà riêng lại càng thấy xót xa hơn. Đây là bài học cho những
ai theo bước chân của những con ác quỷ đội lốt thầy tu. Vì vậy mà trong giáo xứ
Song Ngọc đã có nhiều ý kiến cho rằng: cha Thục vốn chỉ "giúp" được
các con vào tù ra tội, cho nên việc đón Phong cũng coi như chút ân tình sót lại
của cha Nguyễn Đình Thục cũng như để che mắt thiên hạ về tình cảm của Cha đối
với con chiên. Nếu Cha Thục đã thương các con đến như vậy thì mong Cha đừng để
các con vào vòng lao lý.
Hi
vọng rằng 2 năm tù đã đủ để Nguyễn Nam Phong tỉnh ngộ. Cái giá phải trả không
chỉ là án phạt 2 năm đó, mà chính là lương tâm cắn rứt suốt cuộc đời này trong
anh Phong. Do vậy, mong rằng không chỉ có Nam Phong mà những người khác cũng
coi đây là một bài học. Dù rằng, trong Công giáo, những người tín hữu luôn chia
sẻ những tình thương yêu cho nhau, nhưng mong anh Nam Phong hãy tỉnh táo, đừng
để những lời từ miệng lưỡi không xương xoa dịu, khích lệ bằng những lời ngon
ngọt mà mất đi lý trí, đừng để những sự tôn vinh, những mâm cỗ đầy ắp mà linh
mục Thục tổ chức để chào đón, vinh danh anh trước nhà thờ giáo xứ Song Ngọc sẽ có thể khiến anh đánh mất mình thêm lần nữa. Tin đạo chứ chớ nên tin người có đạo. Đó là những gì mà chúng ta mong chờ từ sự thay đổi
của anh Nam Phong trong thời gian tới.
Mã
Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét