Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA ĐẠI LỄ VESAK
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
Với sự lớn mạnh và trưởng thành, thời gian qua, uy tín của Việt Nam đã ngày càng được củng cố trong khu vực cũng như trên quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, các tôn giáo ở Việt Nam cũng đã đóng góp nhiều công lao to lớn để nâng tầm hình ảnh của đất nước. Gần đây, đại lễ Phật đản Vesak sắp được tổ chức tại Việt Nam trong khoảng đầu tháng năm này; chính là một sự kiện lớn, có vị trí quan trọng và là một trong những niềm tự hào của chúng ta. Vậy, Vesak là gì? Và nó quan trọng như thế nào?
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, là tháng theo lịch Ấn Độ. Đó cũng là tháng đầu trong năm của lịch nước Nepal. Từ xa xưa, Đại lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hợp (Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật Niết bàn - là ngày lễ kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời của đức Phật Thích ca mâu ni), đã được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, bắt đầu từ Sri Lanka sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào... Trong khi đó, một số quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành ba dịp trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm. Tuy nhiên, ngày Rằm tháng Tư âm lịch được xem như là ngày lễ Phật giáo trọng đại nhất và đã được các truyền thống Phật giáo chấp nhận trong kỳ Ðại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 1961.
Vào ngày 28 tháng 10 năm 1999, đại diện các nước của 34 nước trên thế giới đã đệ trình lên Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) dự thảo nghị quyết công nhận Đại Lễ Vesak kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn. Đến ngày 12 tháng 11 năm 1999, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị Quyết A/54/235 công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật. Trong Nghị Quyết của Đại hội đồng LHQ viết rằng, “Lời dạy của đức Phật, và thông điệp về từ bi, hòa bình và thiện tâm của Ngài đã chuyển hóa hàng triệu người…Thừa nhận ngày trăng tròn tháng 5 hàng năm là ngày thiêng liêng nhất của người Phật tử, kỷ niệm ngày sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.”
Từ đó, năm 1999 đến nay, mỗi năm, tại trụ sở chính của LHQ ở New York và nhiều nơi trên thế giới, LHQ đều tổ chức lễ kỷ niệm Đại lễ Vesak. Đặc biệt, các nước có truyền thống Phật giáo lâu đời tại châu Á, mỗi năm đều theo tinh thần của nghị quyết LHQ mà long trọng tổ chức Đại lễ Vesak. Trong lịch sử, Việt Nam đã một lần đăng cai tổ chức đại lễ Vesak vào năm 2008 và đã đem lại những dấu ấn với bạn bè quốc tế. Từ sự tin tưởng đó, mà Đại lễ Vesak 2014 lần thứ hai được tổ chức ở Việt Nam; do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức với sự phối hợp của Ủy ban Tổ chức quốc tế (ICDV), sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, với chủ đề chính là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”. Ban tổ chức cho biết Đại lễ Vesak 2014 sẽ được tổ chức tại chùa Bái Đính – Ninh Bình từ 7/5 đến 10/5/2014 và sẽ đón gần 100 nước tham dự và dự kiến sẽ có khoảng 10 nghìn người đến với đại lễ này.
Có thể nói, đại lễ Phật đản Vesak không chỉ có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với những tín đồ Phật tử. Mà có thể thấy rằng, tinh thần từ bi của đức Phật đã lan tỏa khắp thế giới; được nhiều người học tập. Đại lễ Vesak còn có ý nghĩa thể hiện cho sự hòa bình thế giới. Chính vì vậy, đại lễ Vesak có ý nghĩa rất nhân văn. Với bất kỳ một quốc gia nào, được đăng cai tổ chức đại lễ Vesak đều là một niềm tự hào vô cùng lớn. Nó không chỉ vì đó là một ngày lễ rất có ý nghĩa, có tầm quốc tế mà hơn hết, điều đó sẽ giúp cho hình ảnh của đất nước được bạn bè quốc tế biết đến. Đối với Việt Nam, lần thứ hai tổ chức đại lễ quốc tế Vesak là một niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam. Có được thành quả này trước hết là tinh thần hướng đạo của người Việt Nam; đặc biệt là tín đồ Phật tử; bên cạnh đó là uy tín của chúng ta qua các kỳ đăng cải tổ chức các sự kiện quốc tế lớn (cụ thể là Vesak 2008). Và một yếu tố quan trọng là chính sách bình đẳng, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân; chính điều đó đã giúp phát huy vai trò to lớn của các tôn giáo (trong đó có Phật giáo) trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đạo Việt
Tags:
Bộ sưu tập,
CHUYÊN MỤC KHÁC
Mong rằng tôn giáo ở nước ta cũng như các nước trên toàn thế giới sẽ sống với đúng tôn chỉ tốt đời đẹp đạo, và đây là cái mà mỗi nhà nước muốn tôn giáo hướng đến để giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đúng như vậy thì ai cũng tin vào tôn giáo nhưng đồng thời cũng pháp luật thôi. Tôn giáo nó phải như vậy thì mới gọi là phổ độ chúng sinh.
Trả lờiXóaÔi zời! Chẳng phải mình có ý xấu đâu nhưng mình thấy người theo đạo họ quá tìn ngưỡng, họ coi trọng và tin tưởng các cha sứ tuyệt đối! thế mới sợ chứ! cha sứ mà tốt bụng thì chẳng sao, nhỡ may họ là những kẻ xấu thì sao, là những tay sai cho đế quốc Tư Bản Chủ Nghĩa thì sao?
Trả lờiXóaTôn giáo xuất hiện là để hướng con người đến với cái thiện chứ không phải là đưa con người ta làm theo những cái xấu. Các chức sắc trong tôn giáo là những người truyền đạo chứ không phải là những kẻ đi tuyên truyền chống phá nhà nước vì vậy xin các vị hãy làm đúng những gì các vị đã được phân công nhé!
Trả lờiXóaNgười theo tôn giáo cũng là một người công dân. Tất cả những tín ngưỡng tôn giáo, những giáo luật, giáo điều đều hướng tới hoàn thiện con người về cả đạo đức, nhân cách. Mỗi người giáo dân tốt sẽ luôn chấp hành tốt pháp luật. Chỉ có những kẻ mưu đồ bất chính mới lợi dụng tôn giáo để phá hoại đất nước mà thôi.
Trả lờiXóaTín ngưỡng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đại đa số người dân, Đảng và Nhà nước ta cũng có chính sách tự do tín ngưỡng nhưng tôn giáo thì phải tuân theo luật pháp Việt Nam để tránh tình trạng một số tôn giáo xấu tuyên truyền những luận điệu phản động đi ngược lái với đường lối chính sách của Đảng và nhà nước và thuần phong mỹ tục của người Việt ta! mặc dù cũng có những tôn giáo đã được công nhận ở nước ta nhưng bị thế lực thù địch lợi dụng làm biến chất một số thành phần chủ chốt trong tôn giáo để chống lại Đảng và Nhà nước, vì vậy bà con giáo dân cần tỉnh táo sáng suốt để tránh những sai lầm khi nghe theo kẻ xấu!Những thành phần thủ dâm chính trị không chấp nhé
Trả lờiXóaPhật giáo là tôn giáo chính, chủ yếu ở các nước phương Đông. Đạo Phật luôn khuyên răn con người làm những việc thiện tránh những việc ác, từ bi hỷ xả để cứu giúp người khác. Đạo Phật cũng là tôn giáo chính của Việt Nam, ở Việt Nam đạo Phật đã có truyền thống từ lâu đời và là tín ngưỡng chính của đa số người dân.
Trả lờiXóaDịp tổ chức những sự kiện lớn thế này là cơ hội để nước ta chứng minh cho thế giới thấy được sự thật về tình hình dân tộc, tôn giáo của nước ta. Làm như thế chúng ta mới đập tan được âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta, lật đổ chính quyền nhân dân ta. Vì vậy những khâu tổ chức phải được đặc biệt coi trọng.
Trả lờiXóa