Nói tới nỗi đau da cam thì hẳn không ai trong chúng ta là không biết. Mới đây, Bộ Quốc phòng đã dự tính cần khoảng 270 triệu USD để xử lý khoảng 240.000 mét khối đất và trầm tích bị nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hoà. Đây có lẽ không phải lần đầu tiên chúng ta nói tới những chứng tích về chất độc màu da cam Dioxin mà quân đội Mỹ đã reo giắc lên đất nước ta. Và càng chứng kiến những con số như trên, thì chúng ta càng thấy rõ hơn sự nguy hiểm và mức độ ảnh hưởng của chất độc hủy diệt này.
Việt Nam có ba điểm nóng về dioxin là sân bay Phù Cát, sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa. Tuy sân bay Đà Nẵng đã được Mỹ hỗ trợ xử lý dioxin bằng công nghệ hấp thụ nhiệt, nhưng cũng phải tới năm 2016 mới cơ bản xong. Trong khi theo thống kê thì sân bay Biên Hòa bị ô nhiễm dioxin nhiều nhất, vì đây là địa điểm được sử dụng làm nơi chứa, bơm các chất diệt cỏ lên máy bay đi phun rải trong chiến dịch Ranch Hand (1961-1971) và chiến dịch thu hồi Pacer Ivy (1971-1972). Khối lượng đất và trầm tích bị nhiễm dioxin ở đây được xác định khoảng 240.000 m khối, gấp 3 lần khối lượng dioxin phải xử lý ở sân bay Đà Nẵng và gấp hơn 30 lần sân bay Phù Cát. Vậy mà, nó vẫn chưa được đưa vào xử lý.
Chất độc màu da cam là một trong những loại chất diệt cỏ có màu mà không lực Hoa Kỳ đã rải trên vùng đất nông thôn Việt Nam từ năm 1961 đến 1971 nhằm diệt các loài cây gỗ, cây bụi và mùa màng lương thực là nguồn cung cấp sự che trở và thực phẩm cho bên đối địch. Chất độc màu da cam là một hợp chất gồm 2 loại thuốc diệt cỏ 2,4 - D và 2,4,5 – T được pha với tỷ lệ 50/50. Chất này duy trì chỉ trong một vài ngày hoặc vài tuần và sau đó tự tiêu hủy; nhưng nó có chứa độc chất, dioxin, không phân hủy dễ dàng và hiện vẫn đang gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người dân ở ViệtNam.
Về chất Dioxin: Tên hóa học của nó là dioxin 2,3,7,8-tetrachloro-dibenzo-para hay còn gọi là TCDD. Nó là một chất hữu cơ bền vững có chứa Chất độc Da cam và một số các chất diệt cỏ có màu khác khi việc sản xuất ra một trong những thành phần của nó (2,4,5-T) được tăng cường trong thời kỳ chiến tranh. TCDD là độc tố độc nhất trong số khoảng 419 loại hợp chất độc tương tự, bao gồm PCBs (polychlorinated biphenyls). Các công ty hóa chất sản xuất ra các chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh ViệtNam nói họ đã không nhận thức được chất dioxin độc hại tới mức nào.
Khoảng 60% chất diệt cỏ được sử dụng ở Việt Nam là Chất độc Da Cam. Hơn 43 triệu lít (11.4 triệu gallon) đã được sử dụng từ năm 1962-1970. Hơn 30 triệu lít (khoảng 8 triệu gallon) chất màu Trắng, Xanh Da Trời, Tím, Hồng và Xanh Lá Cây cũng đã được phun rải ônHHcc. Nồng độ sử dụng cao gấp 20-25 lần so với mức sử dụng trong nông nghiệp bình thường để diệt cây cỏ. Ước tính lượng dioxin trong các chất diệt cỏ khác nhau vì mỗi nhà sản xuất và mỗi mẻ sản xuất 2,4,5-T có các mức độ chất dioxin khác nhau. Lần thử nghiệm đầu tiên là vào ngày 10 tháng 8 năm 1961. Chương trình rải trên không của Không lực Hoa Kỳ, chiến dịch Hades (về sau được đặt tên lại là Chiến dịch Ranch Hand), đã được thực hiện từ tháng Giêng năm 1962 đến tháng Hai năm 1971, chủ yếu từ các máy bay chở hang hóa C-123 và chiếm đến 95% lượng thuốc diệt cỏ được rải. Các công ty hóa chất Hoa Kỳ và các đối tác đồng minh khác đã rải 5% lượng thuốc diệt cỏ còn lại bằng máy bay trực thăng, xe tải và bằng tay, chủ yếu là để làm trống các bụi cây xung quanh các vành đai các khu quân sự. Các chất diệt cỏ được rải trên khoảng 24% diện tích miền Nam Việt Nam, phá hủy 5 triệu mẫu Anh rừng núi cao và rừng ngập mặn và 500.000 mẫu Anh hoa màu - tương đương với diện tích của bang Massachusetts. Trong số này, 34% bị rải hơn 1 lần và một vài khu rừng núi cao bị rải hơn 4 lần. Một nghiên cứu phát hiện rằng 3.181 làng mạc cũng bị phun rải. Các vùng đất của Lào và Căm-pu-chia gần biên giới ViệtNam cũng bị rải.
Chính phủ Hoa Kỳ đã ngừng việc phun rải tất cả các chất diệt cỏ vào tháng 10 năm 1971, nhưng quân đội Cộng Hòa miền Nam vẫn tiếp tục phun rải một số loại hóa chất đến tận năm 1972. Việc sản xuất Chất độc Da Cam bị dừng lại từ những năm 1970s. Các kho chứa được thu thập và đốt tiêu hủy, và không còn được sử dụng. Chu kỳ nửa phân rã của dioxin phụ thuộc vào vị trí nó ở đâu. Trong cơ thể con người là 11–15 years, mặc dù có thể là 20 năm. Trong môi trường, nó thay đổi phụ thuộc vào loại đất và độ thấm sâu. Mặt trời sẽ bẻ gãy dioxin vì thế ở lá và mặt đất thì chỉ 1-3 năm, tùy thuộc vào điều kiện. Dioxin được chon hoặc lọc dưới bề mặt hoặc ở sâu dưới trầm tích của song hay các vùng nước khác thì có thể có chu kỳ nửa phân rã tới hơn 100 năm.
Nguyễn Nga
Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn! như vậy mà đất nước chúng ta đã phải gánh chịu biết bao lượng Dionxin trong cuộc chiến tranh và giờ đây nó đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng! đúng là những điều khủng khiếp!
Trả lờiXóaDioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác.Ngoài chiến tranh Việt Nam, dioxin trong chất độc màu da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Ý), và Times Beach (Missouri), Love Canal (New York),... hãy nhìn vào những hậu quả nguy hại mà nó đã để lại trên đất nước ta! những nỗi đau da thịt không chỉ đi theo suốt cuộc đời những con người đã trực tiếp tiếp xúc với nó mà còn để lại di chứng cho biết bao thế hệ sau nữa! rồi không biết tới bao giờ cái chuyện này mới chấm dứt!
Trả lờiXóaChính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người! và ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ)..v.v ấy thế mà nước ta phải xử lí tới 240.000 mét khối đất và trầm tích bị nhiễm dioxin riêng ở sân bay Biên Hoà! rồi liệu rằng tới khi nào chúng ta mới xử lí triệt để được cái chất độc hại ấy! quá nguy hiểm và thực sự là những con số quá khủng khiếp!
Trả lờiXóaỞ miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác.Tổng số lượng dioxin mà đất nước Việt Nam chúng ta phải hứng chịu là vào khoảng 370 kg! cuộc chiến này được coi là cuộc chiến hóa học lớn nhất thế giới! đúng là một thảm họa thực thụ và hậu quả của nó cho đến nay vẫn chưa thể khắc phục hết được!
Trả lờiXóangày 10/8/1961, quân đội Mỹ đã tiến hành rải chất Dioxin- Chất độc màu da cam xuống những cánh rừng và dân cư khắp cả Việt Nam, gây lên 1 tội ác kinh khủng chưa từng có trong lịch sử loài người. Sau 53 năm hậu quả của nó vẫn chưa hề suy giảm tại Việt Nam, vẫn còn hàng triệu người bị di chứng quái ác của chất độc hóa học này! Chiến tranh đã lùi xa, tuy Mỹ đã có rất nhiều động thái khắc phục Nỗi đau da cam, nhưng bấy nhiêu đó vẫn là chưa đủ, Mỹ cần tích cực hơn nữa trong việc tẩy độc và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân Việt Nam!
Trả lờiXóaHậu quả của Dioxin không chỉ có người Việt Nam chúng ta quan tâm, nó còn là vấn đề chung của nhiều nước trên thế giới. Trong đó, chính các cựu binh Hoa Kỳ cũng là nạn nhân. Đồng thời, trong Hội nghị Dioxin Quốc tế năm 2004, các nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin đối với các cựu chiến binh Úc trong chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu! điều này chứng tỏ các nước trên thế giới đã và đang có những động thái tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu về Dioxin! và hơn tất cả thì mong rằng nhà nước ta sớm có những biện pháp khắc phục hậu quả để giúp cho tương lai của những người đã phải gánh chịu thứ chất độc nguy hiểm này!
Trả lờiXóaChu kỳ nửa phân rã của dioxin phụ thuộc vào vị trí nó ở đâu. Trong cơ thể con người là 11–15 năm, mặc dù có thể là 20 năm. Trong môi trường, nó thay đổi phụ thuộc vào loại đất và độ thấm sâu. Mặt trời sẽ bẻ gãy dioxin vì thế ở lá và mặt đất thì chỉ 1-3 năm, tùy thuộc vào điều kiện. Dioxin được chôn hoặc lọc dưới bề mặt hoặc ở sâu dưới trầm tích của sông hay các vùng nước khác thì có thể có chu kỳ nửa phân rã tới hơn 100 năm! như vậy thì liệu rằng hậu quả của nó sẽ còn đeo bám ở nước ta cho tới bao giờ đây! rồi còn biết bao những người con xấu số đã và đang phải sống với những nỗi đau da thịt!
Trả lờiXóaTại buổi Công bố số liệu đánh giá bổ sung ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa sáng 10/3, ông Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, năm 2006 đã chôn lấp được khoảng 94.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin. Đến nay sân bay này còn 240.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin cần được xử lý. một con số thực sự sẽ làm cho nhiều người không khỏi bất ngờ! Mỹ có lẽ cần phải tích cực hơn nữa trong việc đền bù thiệt hại cho nước ta cũng như khắc phục hậu quả mà dioxin đã để lại trên đất nước ta!
Trả lờiXóaỞ Đà Nẵng dự kiến ban đầu của Mỹ là 34 triệu USD, nhưng sau này chi phí lên 84 triệu USD. Trong khi lượng dioxin ở Biên Hòa gấp 3 lần Đà Nẵng, nên số tiền đề xử lý dự kiến sẽ rất lớn! chúng ta sẽ cần phải có một khoản tiền rất lớn để xử lí triệt để lượng dioxin đang tồn tại ở những nơi trọng điểm của nước ta! hậu quả của chất độc dioxin này như thế nào có lẽ mọi người cũng đều đã được biết! chỉ mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm có những biện pháp giải quyết triệt để đề phòng những hậu quả về sau!
Trả lờiXóaNhững con số trên đã cho chúng ta thấy,Mỹ và chính quyền sài gòn đã để lại cho nước chúng ta bao nhiêu nỗi đau,và những mất mát này chưa thể xóa nhòa vì các hóa chất độc hại này có thể bị ảnh hưởng lâu dài,những người được sinh ra mang bao nhiêu nỗi đau.Chúng ta cần phải có biện pháp để xử lý những chất độc này càng nhanh càng tốt.
Trả lờiXóaNhững con số biết nói,nó luôn là sự thật không gì chối cãi được,Mỹ.Nỗi đau mà Mỹ đã để lại trên đất nước ta thực sự là quá lớn,không thể bù đắp được,và việc chúng ta cần phải làm bây giờ nhất đó là tẩy sạch những vùng có chất độc,hỗ trợ cuộc sống của những người dân.
Trả lờiXóaĐến bây giờ nỗi đau màu da cam vẫn là nỗi ám ảnh vô cùng to lớn với biết bao nhiêu gia đình Việt Nam, biết bao những đứa trẻ sinh ra với những hình dáng dị dạng, đó đã là một nỗi khiếp sợ với biết bao nhiêu mảnh đời vô tội, những tội ác đó của lính Mỹ đã làm sẽ không bao giờ mà nhân dân Việt Nam quên được.
Trả lờiXóaĐến bao giờ chúng ta có thể không còn những sinh linh bé bỏng ra đời với dị hình dị dạng đây. Có lẽ là phải rất lâu nữa thì chúng ta mới có thể khắc phục được những thiệt hai như thế này. Thật tội nghiệp cho những đứa trẻ, tất cả là do chiến tranh, tất cả là do những tội ác mà Mỹ đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Tội ác Dioxin là không thể tha thứ.
Trả lờiXóaTội ác của quân đội binh lính Mỹ thật lớn. Cũng là con người với nhau mà chúng thực hiện những hành động ác như cầm thú vậy. Chẳng biết là phun thuốc diệt cỏ với mục đích diệt cỏ hay diệt giống nòi dân tộc Việt Nam nữa. Vậy mà bây giờ lại quay mặt làm ngơ, không một chút tình người.
Trả lờiXóaDioxin là một loại chất vô cùng độc hại. Từ ngày Mỹ gieo rắc chúng lên Việt Nam thì cho đến hôm nay, đã gần nửa thập kỉ trôi qua nhưng những hậu quả chúng để lại vẫn vô cùng khủng khiếp. Không biết bao giờ những hậu quả mà chất độc dioxin để lại mới hết nguy hại cho đất nước ta đây??
Trả lờiXóaMột loại chất độc với sức hủy diệt vô cùng lớn và để lại những hậu quả vô cùng tai hại cho con người. Đã mấy chục năm trôi qua, thế nhưng những di chứng mà chất độc dioxin do Mỹ rải xuống Việt Nam thì chưa thể hết, và cũng chẳng biết đến bao giờ mới hết đây...?
Trả lờiXóaThật kinh hoàng với những con số biết nói! Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh.Liệu rằng đến bao giờ hậu quả của dioxin để lại mới hết được đây??
Trả lờiXóalàm sao chúng ta có thể quên được khi mà hâu quả của cuộc chiến tranh mỹ để lại vẫn đang hiện hữu trong cuộc sống của nhân dân việt nam ta.Cùng là con người với nhau nhưng mỹ lại sử dụng loại hóa chất vô cùng độc hại, chúng đã hủy hoaụ hàng triệu hecta rừng và đât công nghiệp.hủy hoại môi trường mà cuộc sống của nhân dân ta.thật là độc ác
Trả lờiXóathật không thể nào ngờ được Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam chúng dường như đã xóa sổ hoàn toàn hàng triêu hecta rưng của chúng ta.lam cho nguồn nước bị ôi nhiêm nặng nề.ảnh hưởng sâu nghiêm trọng đến cuộc sống của nhân dân không những vậy nó còn gây ra di chứng đối với thế hệ sau của nhân dân ta.
Trả lờiXóachiến tranh đã đi qua nhưng mà nhưng hậu quả nó để lại thì vẫn còn đấy. biết bao nhiêu đứa trẻ sinh ra không được như người bình thường cũng vì do phải chịu hậu quả của cái gọi là DIOXIN để lại chất đọc mà mỹ cho là chất diệt cỏ. Không biết bao giờ những hậu quả mà do chất độc dioxin mới hêt trên đât nươc ta đây?
Trả lờiXóatới bao giờ thì hậu quả của cuộc chiến tranh vói Mỹ mới có thể kêt thúc hẳn trên đât nước việt nam ta đây khi mà những đưa trẻ sinh ra vân đang phải gánh chịu hâu quả do chúng để lại.hình ảnh những đứa trẻ sinh ra với thân hình dị dạng không bình thường khiến cho chúng ta ngày càng căm get chiến tranh căm get nhưng kẻ đã giải chât độc lên đât nước ta.
Trả lờiXóacó lẽ sẽ phải rât lâu nữa chúng ta mới có thể khắc phục được hậu quả do Mỹ gây ra mặc dù chiến tranh đã đi qua được một thời gian khá lâu rồi nhưng nhưng mảnh đời bất hạnh vẫn luôn phải chịu hậu quả do chiến tranh để lại do chất độc màu da cam cái thứ huy hoại sự sống trên mảnh đất miền nam việt nam ta.
Trả lờiXóaKhoảng 60% chất diệt cỏ được sử dụng ở Việt Nam là Chất độc Da Cam. Hơn 43 triệu lít (11.4 triệu gallon).Hơn 30 triệu lít (khoảng 8 triệu gallon) chất màu Trắng, Xanh Da Trời, Tím, Hồng và Xanh Lá Cây cũng đã được phun rải ônHHcc. Nồng độ sử dụng cao gấp 20-25 lần so với mức sử dụng trong nông nghiệp bình thường để diệt cây cỏ.đây là những có số khủng khiếp mà mỹ đã làm với đất nước việt nam ta. dường như chúng định hủy diệt hoàn toàn sự sống trên đât nước ta chứ không phải là mục địch diệt cỏ bình thường.thật không thể tin nổi cùng là loài người với nhau mà chúng lại có thể làm ra hành động vô nhân đọa tới vậy.
Trả lờiXóachiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng nỗi đau về chất độc màu da cam, những hậu quả mà chất độc màu da cam để lại là quá lớn! những người lính năm xưa đã trở về, nhưng họ phải mang trong mình nỗi đau xác thịt, và tới bây giờ thì những người con, người cháu của họ cũng phải chịu chung những số phận ấy! nỗi đau ấy có lẽ không gì có thể bù đắp được! chỉ mong Đảng và nhà nước sớm khắc phục cũng như phân hủy lượng dioxin vẫn còn tồn tại ở nước ta để đảm bảo tương lai cho người dân!
Trả lờiXóanhững năm qua, Mỹ cũng đã rất nhiệt tình trong việc chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh mà cụ thể hơn là để giải quyết hậu quả việc dùng chất động hóa học dioxin trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam! mặc dù vậy nhưng nó cũng chỉ mới giải quyết được hậu quả trong tương lai gần hay nói cách khác nó không thể giải quyết được, xóa nhòa được nỗi đau thể xác của những nạn nhân chất độc màu da cam khác! Mỹ cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc giải quyết vấn đề này!
Trả lờiXóađúng là sau cuộc chiến tranh, chỉ tới khi những số liệu được công khai, những thiệt hại được tính đến thì nhiều người mới giật mình và tự hỏi liệu rằng như thế có đáng không! số tiền mà Mỹ đã bỏ ra để dùng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam mà cụ thể hơn là để sử dụng chất độc dioxin có lẽ là quá lớn mà hậu quả của nó thì không thể chấp nhận được! rồi bây giờ rất nhiều người dân vô tội đang phải gánh chịu hậu quả, gánh chịu nỗi đau thể xác mà dioxin gây ra!
Trả lờiXóaTrong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh. và đúng là cho tới bây giờ thì hậu quả này đã thể hiện rõ rệt khi rất nhiều người dân đã phải đang chịu hậu quả của chất độc này!
Trả lờiXóaChất độc hóa học Dioxin, hay còn gọi là chất độc màu da cam chính là một trong những tội ác ghê tởm nhất mà bọn Mỹ cũng như bọn tay sai ngụy quân ngụy quyền đã làm với nhân dân Việt Nam. Hậu quả của nó thì đến bây giờ nó vẫn còn hiện hữu, và không biết đến bao giờ thì nó mới ngững lại. Thế nhưng, đáng buồn hơn nữa là người Mỹ, họ đã phủ nhận tội ác của mình, cho rằng không phải mình là người gây ra. Đây là một sự chối bỏ trách nhiệm của họ.
Trả lờiXóaBọn Mỹ quá tàn ác, chúng không những rải bom như mưa, mà còn độc ác rải cả chất độc hóa học, chất diệt cỏ để không cho bộ đội ta có chỗ trú nấp. Chính cái điều ấy đã dẫn đến nỗi đau cho nhiều người ngày nay, đến giờ hậu quả vẫn còn tồn tại. Và mỗi lần nhìn vào những đứa con tật nguyền, dị dạng ấy, thật sự tôi không kìm được nỗi lòng mình. Giá như đừng có chiến tranh thì đâu đến nỗi
Trả lờiXóaChiến tranh đã qua lâu rồi nhưng nó vẫn còn để lại cho chúng ta gánh nặng như vậy thì quả là một chuyện đánh buồn, nó ảnh hưởng tới tất cả cả lĩnh vực trong đời sống của chúng ta. 240.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin cần được xử lý là một con số rất lớn, chúng ta mãi mãi căm ghét những người mà đã gây ra chiến tranh phi nghĩa đó
Trả lờiXóaKhi mà đất nước ta đang phát triển thì lại có những cái mà chúng ta phải khắc phục sau chiến tranh thì đó là một điều đáng muốn, chúng ta "cần khoảng 270 triệu USD để xử lý khoảng 240.000 mét khối đất và trầm tích bị nhiễm dioxin", đó là một con số khổng lồ. Chiến tranh đã mang lại cho chúng ta quá nhiều tồn thất từ việc làm xấu xa của đế quốc
Trả lờiXóaNhững con số mà tác giả đã nêu ra đúng là đang rất được quan tâm và con người trong số chúng ta phải rùng mình khi nghe đến thông tin này. Những người đang sống ở thành phố sầm uất, những người đang sống ở những mảnh đất yên bình chắc không nghĩ tới con số khủng khiếp này. Chúng ta mãi căm ghét chiến tranh trên thế giới này....
Trả lờiXóaKhi mà "chính phủ Hoa Kỳ đã ngừng việc phun rải tất cả các chất diệt cỏ vào tháng 10 năm 1971, nhưng quân đội Cộng Hòa miền Nam vẫn tiếp tục phun rải một số loại hóa chất đến tận năm 1972" thì chúng ta có thể thấy được dã tâm của Mỹ muốn biến đất nước chúng ta trở thành thời kỳ đồ đá như thế nào. Và một điều chúng ta không bao giờ quên đó là chúng ta có những con người bán nước theo giặc để hành hạ, làm hại đất nước như VNCH
Trả lờiXóa