H.RES-714! ĐIỀU CẦN THIẾT CHO MỘT BIỂN ĐÔNG AN TOÀN VÀ TỰ DO HÀNG HẢI
Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014
Với vai trò là cường quốc hàng đầu thế giới và có lợi ích trên toàn thế giới, nước Mỹ đang phải căng sức trên nhiều bình diện, khu vực khác nhau trên thế giới; vừa phải cạnh tranh với các cường quốc khác như Nga và Trung Quốc; đồng thời cũng phải đương đầu với những tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo vừa qua luô coi Mỹ là mục tiêu tấn công số 1. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức đó, chính quyền Mỹ vẫn không quên có những động thái để khẳng định tầm quan trọng ở khu vực Biển Đông đang diễn ra những tranh chấp với một loạt sự bành chướng của Trung Quốc và đụng chạm trực tiếp tới lợi ích của nước Mỹ.
Có lẽ không cần phải bàn cãi vai trò quan trọng của biển Đông không chỉ về nguồn tài nguyên (trong đó có khí đốt) phong phú, mà đây còn là con đường giao thương quan trọng đối với thế giới. Án ngữ cửa ngõ này, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể gây áp lực nên nền kinh tế toàn cầu. Với rất nhiều lý do đó, mà nhiều cường quốc đã có chiến lược hướng tới khu vực tiềm năng này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức… hay như Trung Quốc thì đang thể hiện rõ tham vọng độc chiếm biển Đông với một loạt những hành động bất hợp pháp, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và những hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền các quốc gia trong khu vực tranh chấp. Người Mỹ cũng có chiến lược xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương để duy trì và bảo vệ lợi ích của mình ở biển Đông, một mặt tăng cường khai thác các tiềm năng lớn ở đây; mặt khác là muốn kiềm chế Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng. Nước Nga cũng không ngoại lệ cho dù tổng thống Putin đang phải đối phó với rất nhiều khó khăn từ những đòn cấm vận kinh tế của Mỹ, Châu Âu liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina. Trong các cuộc gặp của mình với các nguyên thủ các nước Đông Nam Á (vừa qua là chuyến thăm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng) và những hoạt động nổi bật gần đây thì nước Nga cho thấy họ đang mạnh mẽ để thực hiện chiến lược hướng đông quan trọng; vừa tăng cường khai thác những giá trị tiềm năng nơi đây và còn giảm sự lệ thuộc vào Châu Âu.
Có thể nhận thấy, các cường quốc mà cụ thể như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu… đều rất quan tâm đến Châu Á, đặc biệt là khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, chiến lược và cách làm của họ là khác nhau. Trong khi Nga chủ yếu tăng cường hợp tác về kinh tế và quân sự đối với những quốc gia truyền thống thì Trung Quốc và Mỹ đang hằm hè, kiềm chế nhau. Khu vực Biển Đông không chỉ là nơi hai cường quốc này phát triển kinh tế mà nó còn là sân diễn thể hiện sức mạnh chính trị, quân sự của hai ông lớn nhằm khẳng định và tranh giành ảnh hưởng tại đây.
Nếu như không có cường quốc nào tỏ rõ thái độ cứng rắn với những hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông như hạ đặt trái phép giàn khoan, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia láng giềng, xây dựng trái phép những công trình (trong đó có những công trình phục vụ ý đồ quân sự) trên Biển Đông được đánh giá là dùng sức mạnh để làm thay đổi hiện trạng vốn có, thì Mỹ đã lên tiếng và có thái độ cứng rắn, rõ ràng.
Không chỉ theo dõi sát sao những động thái của Trung Quốc trên vùng biển này mà ngày 4/12 Hạ viện Mỹ tiếp tục ra nghị quyết về Biển Đông và Hoa Đông nhấn mạnh sự cần thiết tìm giải pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông. Nghị quyết mang mã số H.Res-714 lần đầu tiên được thông qua tại Hạ viện, với sự ủng hộ tuyệt đối, cho thấy mối quan tâm ngày càng sâu sắc của các nhà lập pháp Mỹ đối với tình hình diễn biến ngày càng phức tạp trong khu vực, trong đó có Biển Đông. Theo TTXVN: “Nghị quyết tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Mỹ đối với các nỗ lực tìm giải pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được các nước công nhận đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông. Nghị quyết cũng một lần nữa khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và vùng trời ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế. Nghị quyết H.Res-714 lên án mọi hành động cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực gây cản trở các quyền tự do tại các vùng biển và không phận quốc tế. Nghị quyết kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các đồng minh, bạn bè của Mỹ và các nước có tranh chấp cùng nhau nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, thông qua việc yêu cầu các bên thực thi đầy đủ Tuyên bố về các ứng xử của các bên (DOC), tiến tới thiết lập một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.
Qua hành động trên, chúng ta thấy được sự đặc biệt quan tâm của chính giới Mỹ tới Biển Đông và đây là một bước đi cần thiết để góp phần giải quyết một cách hòa bình vấn đề tranh chấp. Nội dung Nghị quyết cho thấy lợi ích thiết thực, sát sườn của nước Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng. Và khi đã đưa ra Nghị quyết, nó cho phép chính phủ Mỹ có những hành động cụ thể hơn trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp tại khu vực này chứ không đơn thuần chỉ là biện pháp ngoại giao. Chính điều này như một vật cản vô cùng lớn cho những tham vọng bá quyền, vô lý của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ khó có thể tiếp tục làm mưa làm gió như thời gian vừa qua.
Quang Thuận
Tags:
Bộ sưu tập,
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
Trong vấn đề căng thẳng ở Biển Đông thì các nước trên thế giới đã thể hiện một phần vai trò của mình trong giải quyết căng thẳng ở đây. Đặc biệt, thời gian qua phải ghi nhận những lỗ lực của Mỹ trong việc làm kìm chế những hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Trả lờiXóaRất hoan nghênh những hành động tích cực của Mỹ trong vấn đề căng thẳng Biển Đông. Theo tôi nghĩ, đây là hành động cần thiết để kiềm chế Trung Quốc, một quốc gia với dã tâm lớn, đang có những hành động trái với công ước luật biển quốc tế.
Trả lờiXóaTrong vấn đề Biển Đông không phải chỉ có lợi ích của các nước đang tranh chấp, ngoài ra ở đó còn có lợi ích của Mỹ và một số quốc gia đó. Việc Mỹ có những động thái tích cực trong giải quyết vấn đề Biển Đông đã khẳng định điều đó.
Trả lờiXóanhư nhiều người đã nói thì Biển Đông có lẽ chưa bao giờ lặng sóng! và điều ấy hoàn toàn chính xác cho tới tận thời điểm hiện nay, khi mà vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vẫn đang còn rất nhiều tranh cãi với sự có mặt nhiều quốc gia có ảnh hưởng! là một nước có liên quan và ảnh hưởng rất nhiều trong vấn đề này Việt Nam chúng ta cũng cần hết sức cảnh giác và có những biện pháp phòng ngừa chính đáng!
Trả lờiXóacó lẽ vấn đề Biển Đông cho tới thời điểm này không còn là của riêng một quốc gia một đất nước nào nữa rồi! trước đây thì chỉ có Trung Quốc và các quốc gia xung quanh có những xung đột về vấn đề chủ quyền Biển Đông, nhưng dần dần, sự ngang ngược của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng ra nhiều nước khác, trong đó có Mỹ! và Mỹ có những chính sách can thiệp có lẽ cũng là điều hợp lí!
Trả lờiXóaMỹ cũng có những lợi ích nhất định, có những quyền lợi nhất định trong vấn đề Biển Đông thông qua một số nước nhỏ khác trong khu vực và Mỹ đã phải can thiệp vào vấn đề Biển Đông có lẽ cũng là một điều hợp lí! đơn giản Mỹ không thể đứng yên nhìn Trung Quốc có những hành động ngang ngược như vậy được, mà bất cứ nước nào cũng không thể đồng tình với Trung Quốc được!
Trả lờiXóaThực sự là trong vấn đề Biển Đông thì Mỹ cũng có lợi ích của mình ở đó chứ không phải là vô cớ mà Mỹ lại có những hành động như vậy. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải nhân cơ hội này để gây sức ép buộc Trung Quốc phải ngừng các hành động ngang ngược.
Trả lờiXóaCó thể thấy các cường quốc mà cụ thể như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu… đều rất quan tâm đến Châu Á, đặc biệt là khu vực Biển Đông. Vì biển Đông có những thứ lợi nhuận lớn đến nhường nào chắc chắn các quốc gia trên đều biết chính vì thế những quốc gia này sẽ tìm mọi cách để gây ảnh hưởng của mình lên khu vực biển Đông này để hòng kiếm lợi nhuận
Trả lờiXóaKhu vực Biển Đông không chỉ là nơi hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc phát triển kinh tế mà nó còn là sân diễn thể hiện sức mạnh chính trị, quân sự của hai ông lớn nhằm khẳng định và tranh giành ảnh hưởng tại đây. Chính vì thế thời gian qua biển Đông đã dậy sóng, và hi vọng tới đây những quốc gia này sẽ thôi cạnh tranh nhau để có một khu vực biển Đông yên bình như xưa
Trả lờiXóaBiển Đông không chỉ về nguồn tài nguyên (trong đó có khí đốt) phong phú, mà đây còn là con đường giao thương quan trọng đối với thế giới. Chính vì thế mà không chỉ Trung Quốc mà các cường quốc khác cũng gián tiếp giúp đỡ các quốc gia khác để tạo ảnh hưởng cho mình ở khu vực biển Đông này nhằm thu lợi nhuận cũng như tạo nên uy thế của mình đặc biệt là Mỹ
Trả lờiXóaLuật biển theo công ước quốc tế đã được thừa nhận nhưng Trung Quốc vẫn cố tình vi phạm. Các quốc gia không có biển có quyền đi ra biển và đi từ biển vào để thực hiện các quyền mà những quốc gia này được hưởng theo Công ước Luật biển 1982 (quyền tự do trên biển cả, các quyền với vùng…),
Trả lờiXóaVới vùng biển thuộc quốc gia của mình thì các nước có quyền có hạm đội treo cờ của nước mình, được khai thác số cá thừa tại vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển theo thỏa thuận với quốc gia ven biển. Khu vực biển Đông mà Trung Quốc đang thực thi là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trả lờiXóaKhông hiểu sao Trung Quốc lại trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế. Các quốc gia không có biển có quyền quá cảnh các quốc gia khác thông qua thỏa thuận với các quốc gia đó. Việc quá cảnh được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của quốc gia không có biển và lợi ích chính đáng của quốc gia quá cảnh hữu quan.
Trả lờiXóaTheo như Công ước Luật biển thì Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Công ước Luật biển 1982 chính thức xác lập cơ sở pháp lý cho việc xác lập các vùng biển – một vấn đề vốn gây rất nhiều bất đồng giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Công ước quy định cụ thể về cách xác định, phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán và quyền chủ quyền của quốc gia,
Trả lờiXóaLiên tục tranh chấp trên biển và thực thi chủ quyền vùng biển của nước khác là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế một cách trắng trợn mà Trung Quốc vẫn đang làm. Đây là hành động không thể chấp nhận được và cần được sự lên tiếng của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Trả lờiXóaViệt Nam có rất nhiều đảo. Các đảo lớn ven bờ, giàu tiềm năng như: Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông… Các đảo của nước ta có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lờiXóa