Ở đời, ai khốn khổ hơn khi người lãnh đạo của mình ngồi nhầm vị trí, tức là những ông đầu óc bã đậu nhưng vì “dây mơ rễ má”, vì có người làm to, vì có tiền mà kiếm được một “ghế” lãnh đạo. Khốn nỗi là ông lãnh đạo kia chẳng có tài cán gì nhưng vẫn ngồi cái chỗ mà đáng ra là của người khác. Khi cơ chế thị trường xuất hiện, tình trạng trên không phải là hiếm, có những người có tiền lập tức nghĩ đến chuyện mua quan bán chức, lập tức nghĩ làm sao để kiếm được một vị trí để mà ngồi.
Ở đời nhiều cái phải luật hóa để thực hiện theo khuôn mẫu, nhưng có những cái không thể luật hóa, chẳng hạn chuyện chạy chức, chạy quyền. Thế mà vừa rồi, có một ông PGS, TS đã có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác quản lý lại đưa ra một ý tưởng, một đề xuất khiến nhiều ngước “sốc” đó là cần luật hóa chạy chức, quyền. Tức là cần quy định chạy chức, quyền trong hệ thống pháp luật. Theo vị PGS, TS này “nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết”.
Vị PGS, TS trên chính là Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia. Ông ta lập luận “Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu”.
Vị này có cái ý tốt đó là “Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết”, tức là chạy chức, chạy quyền để có tiền cho vào ngân sách của Nhà nước, để Nhà nước dễ quản lý nhưng ông ấy lại nhầm là nếu cái xã hội này ai cũng có thể chạy chức, chạy quyền bởi vì họ có tiền thì xã hội sẽ ra sao, người tài sẽ đi đâu về đâu.
Đã nói đến chạy chức, chạy quyền là phải có tiền, không thể chỉ là con gà, bó rau. Mà xã hội đã được “tiền hóa” thì xã hội đó là xã hội gì, xã hội của đồng tiền, xã hội của “thương mại”.
Vị PGS, TS kia đã nhầm một cách rất chân thành ở chỗ cách “chạy” vào Nhà Trắng của Tổng thống Obama hay chạy vò “Nhà đỏ” của ông Putin. Tranh cử chức tổng thống tốn rất nhiều tiền vì cần chi phí cho quảng bá hình ảnh, đi lại, tổ chức… Thế nhưng, dù là ai, tốn bao nhiêu tiền đi nữa, nhất định phải có thực tài. Nói chính xác là tài năng của ứng cử viên phải được đa số chấp nhận.
Một ông đầu óc bã đậu chẳng có tài cán gì nhưng vì có tiền liền chạy vào một chức nào đó để rồi chẳng biết gì thì làm sao anh em nhân viên phục. Có khi họ còn trèo đầu cưỡi có, lãnh đạo chỉ biết cười và ký, ấy là lãnh đạo gì? Xã hội này cần ở lãnh đạo - bất kể cấp bậc nào là tài- tâm- ý chí. Cả ba điều cấu thành nên tiêu chí chuẩn mực của một người lãnh đạo, không có đồng tiền nào mua nổi.
Trên đời, có hai cái trong nhiều thứ không thể mua được, đó là đức độ và hiểu biết. Đã là không mua được, thì tại sao lại cần luật hóa cho dễ bán mua? Tiền là quan trọng nhưng không phải là tất cả, lương tri, đạo đức và năng lực là những thứ mà đồng tiền không thể mua nổi, thế tại sao lại phải luật hóa chạy chức, chạy quyền. Đó chẳng phải là sự ngộ ngận, mơ hồ đó sao?
Lâm Trấn
Không hiểu sao ông này lại có thể nghĩ ra ý tưởng này được nhỉ?
Trả lờiXóacái ông Phó giáo sư tiến sĩ này không phải cũng là thành phần chạy chức chạy quyền chạy học vị đấy chứ, sao lại đưa ra 1 câu hỏi ngu xuẩn như vậy cho học sinh, và sao lại có thể đưa ra cái ý kiến luật hóa chạy chức? thật là ngớ ngẩn =_= ông ta không hiểu bản chất của vấn đề hả?
Trả lờiXóahình như ông phó giáo sư tiến sĩ này hơi bị mù thông tin , thiếu hiểu biết nếu không muốn nói là ngu quá độ =_+ obama chạy chức vào nhà trắng? putin chạy chức vào điện kremlin???? nực cười. ông ta có hiểu chính sách thế nào là chạy chức chạy quyền và vận động tranh cử không thế???
Trả lờiXóađúng là nực cười. sao ông ta có thể so sánh việc dùng tiền mua chức với việc dùng tiền vận động tranh cử nhỉ? dùng tiền mua chức để có được chức vị mình muốn mà không cần phấn đấu, không cần thực tài, là một tệ nạn xấu cần phải được dẹp bỏ để không gây cản trở sự phát triển của đất nước, còn dùng tiền vận động tranh cử là để đầu tư cho các cuộc vận động khi tham gia tranh cử, tức là phải dùng cả tài năng trí tuệ để đạt được vị trí, được mọi người công nhận trên cương vị ấy. tại sao 1 phó giáo sư tiến sĩ như ông ta lại ko hiểu đc điều đó?
Trả lờiXóaPhải chăng chức vụ của vị tiến sỹ này đã trải qua là cũng nhờ "chạy" nên mới nêu ra ý tưởng không giống ai này?
Trả lờiXóađúng là không có tiền thì việc gì cũng khó nhưng đâu phải tiền có thể mua được tất cả, kể cả danh vọng, địa vị và niềm tin? thật là một ông tiến sĩ ngớ ngẩn. ông ta đang định quay về thời kì cổ đại ai cập với nạn mua quan bán chức hoành hành khiến cho dân chúng chịu đủ sự đau khổ sao?
Trả lờiXóaGiao sư tiến sỹ gì mà lại có 1 câu nói mà khiến người ta suy nghĩ về cái học hàm đó, chính ông đang là điều mà mọi người đang nghĩ không biết cái học hàm của ông có phải dùng tiền mà mua được hay không. Không nói thì người ta không biết ngu nói ra thì người ta bảo quá ngu.
Trả lờiXóaLại một tên PSG chỉ trên danh nghĩa xuất hiện, nếu không nói ra những lời như thế thì người ta cũng chẳng có suy nghĩ gì đâu. Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm mình là người thông minh. PGS cái gì chứ thế này thì việt nam ta có mà toàn PGS hết cả rồi....
Trả lờiXóađúng là loại tiến sĩ dởm thì mới có thể nghĩ ra cái luật hóa như vậy được. Người đâu mà đã lên tới mức tiến sĩ rồi nhưng vẫn còn hồ đồ như vậy chứ, chả lẽ một con người cứ gọi là giỏi giang cho đúng với cái học vị của ông ta lại muốn sống trong cái xã hội mà không trọng nhân tài, chỉ trọng đồng tiền, cứ có tiền là có thể trèo lên đầu người khác, cứ có tiền là có thể làm lãnh đạo hay sao chứ
Trả lờiXóavới một cái ý tưởng điên rồ thế này thì chúng ta cũng chẳng lên bàn tán về nó nhiều làm gì cho mất thời gian. Chẳng lẽ cứ theo như lời ông tiến sĩ này thì đất nước ta có mà loạn lạc hay sao, không có người tài, người giỏi lên lãnh đạo thì đất nước bao giờ mới phát triển được mà cũng lấy đâu ra tiền suốt để mua chức mãi được, điều đó sẽ chỉ làm cho nhân dân phẫn nộ
Trả lờiXóaKhông hiểu ông ta nghĩ gì khi đưa vấn đề này ra nói, vấn đề chạy chức chạy quyền nó sẽ làm cho đất nước đi theo chiều hướng như thế nào chứ. Nếu làm như thế này thì dân chúng người ta làm sao tin tưởng vào Đảng và nhà nước được nữa chứ.
Trả lờiXóaÔng tiến sĩ này dường như đang nói đùa thì phải, chứ làm gì có chuyện luật hóa chạy chức chạy quyền chứ, như thế thì đất nước này loạn à, cứ ai có tiền là được làm quan hay sao? Thế những người tài nhưng lại không có tiền thì họ biết làm gì, cứ ở nhà cày ruộng chắc
Trả lờiXóaKhông thể ngờ được là một ông tiến sĩ lại có thể phát ngôn ra được một câu như vậy, đây có thể nói là một sự mơ hồ và ngộ nhận của ông tiến sĩ giấy này. Nhưng thực tế thì chúng ta không thể luật hóa được, mà phải ngăn chặn tính trạng này để cho những người có tài có điều kiện để phát triển
Trả lờiXóaTiến sĩ gì sao lại nói ra một câu ngớ ngẩn như vậy chứ, sao lại có thể luật hóa luật chạy chức chạy quyền được. Đảng và nhà nước ta còn đang ra sức ngăn cản mà còn không được, thì sao lại có thể công khai, cho phép chứ. Ông nên suy nghĩ lại câu nói của mình để xứng đáng là một tiến sĩ chứ
Trả lờiXóaThử tưởng tượng xem khi luật hóa chạy chức chạy quyền thì đất nước ta sẽ như thế nào? những kẻ ngu dốt nhưng nhiều tiền sẽ nghiễm nhiên lên làm quan, còn những người có tài nhưng không có tiền thì chỉ còn chịu cái kiếp làm ruộng mà thôi. Như thế thì đất nước sẽ ra sao đây
Trả lờiXóaKhông những không luật hóa chạy chức mà nhà nước ta cần phải tăng cường ngăn chặn việc này, để làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, cho những người có tài có đức lên làm lãnh đạo thì đất nước mới mong phát triển nhanh được. Chứ nếu luật hóa việc chạy chức thì không biết đất nước sẽ đi về đâu nữa
Trả lờiXóaÔng tiến sĩ này chắc đầu óc có vấn đề, có vẻ như nghiên cứu nhiều quá nên hơi bị đao một tí. Những ý kiến như thế này đưa lên không bị người dân người ta chửi cho mới lạ, không luật hóa người ta còn chạy ầm ầm kia, nếu luật hóa thì không biết sẽ như thế nào chứ
Trả lờiXóaCậu nói cũng không phải không có lý, khi mà ở nước ta ngày nay, số lượng giáo sư tiến sĩ nhiều vô số kể, nhưng những đóng góp của họ thực sự là chưa đáng kể. Cũng có những người là nhờ vào tài năng thật sự của mình, nhưng cũng có những người lại không phải như thế
Trả lờiXóaCũng có thể ý tưởng của ông ta là muốn công khai hóa số tiền chạy chức, để cho vào công quỹ, nhưng ông ta có biết rằng nếu công khai hóa, luật hóa thì hệ lụy của nó sẽ thế nào không? Thế thì người ta việc gì phải đi học nữa, chỉ cần kiếm tiến là ắt được làm quan thôi, làm quan rồi thì lại kiếm tiền luôn
Trả lờiXóaTôi nghĩ không có chuyện như thế, mặc dù hiện nay có những thực trạng là như thế, có những chuyện người ta chạy chức chạy quyền là thật, nhưng mà đó là những hành vi vi phạm pahsp luật và nếu như cứ làm như thế thì sẽ có ảnh huowgnr tới vận mệnh của quốc gia
Trả lờiXóaLuật hoá như thế thì quan chức việt nam thích làm gì thì làm à, thích làm quan thì làm miễn là có tiền hay sao, cái này không thể nào được chấp nhận, đặc biệt trong tìn hình việt nam đang có nhuwgnx khó khăn như thế này, tôi phản đối nhé
Trả lờiXóaLuật hoá như thé thì sẽ có nhiều hệ quả lắm, và theo tôi thì những hệ quả như thế này rất là nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới tương lai và sự nghiệp của chính những người đang làm cán bộ hiện tại, liệu người dân có nghe theo những gì cán bộ nói nữa không cơ chứ
Trả lờiXóaĐúng thế bạn à, nếu như nói thật mà như thế này thì có lẽ không ổn một tí nào, không thể nao chấp nhân cái loại người mà nghĩ nó ngăn như thế này, và nghĩ không trọn vẹn như thế này, mọi người nên phan đối và nen có ý kiến của mình đi
Trả lờiXóaCái này thì không thể nào đồng ý được đâu các bạn à, không thể nào chấp nhận được những con người này, không thể nào chấp nhận được những con người việt nam lại có những suy nghĩ , những vịec làm nó không ổn một tí nào như thế này dược
Trả lờiXóaTôi thấy cái này không xuất phát từ dân chủ, nếu làm như thế này có khác nào nói việt nam không có dân chủ, và bộ máy nhà nướ chỉ là một món hàng, một cái cách để người ta kiếm tiền thôi, không nên chấp nhận được
Trả lờiXóaViệc chạy chức chạy quyền, sử dụng đồng tiền để có được những vị trí, những "chiếc ghế, chỗ ngồi" quan trọng nó không phải là hiếm trong thời buổi này, đó là một tiêu cực của xã hội mà cần phải ngăn chặn lại trước khi nó thành thông lệ và việc ảnh hưởng xấu đến xã hội là điều tất yếu.
Trả lờiXóaLà một giáo sư, tiến sỹ Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia. Không hiểu tại sao ông ta lại có thể có lập luận trái chiều như vậy. Đó là điều nên đẩy lùi chứ không nên khuyến khích theo kiểu đề cập của ông này.
Trả lờiXóaChạy chức, chạy quyền nó là điều rất nguy hiểm, khi mà một người vì không hiểu biết mà chỉ vì có nhiều tiền để rồi leo lên được vị trí quan trọng, lãnh đạo thì nó sẽ rất nguy hiểm đến lĩnh vực mà người đó đảm nhận. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự ổn định và phát triển của nước ta.
Trả lờiXóachúng ta cũng phải công nhận một sự thật đó là có rất nhiều cá nhân yếu kém nhưng có thể leo lên những chức vị cao nhờ sức mạnh của đồng tiền! tuy nhiên thì cái ông nói câu có thể luật hóa việc chạy chức thì đúng là ảo tưởng thật rồi! nó thể hiện sự thiếu hiểu biết của chính bản thân ông ấy! nguy hiểm theo đúng cách của nó!
Trả lờiXóalàm gì có chuyện luật hóa việc chạy chức chứ, ảo tưởng hay là do ngu dốt không biết nữa! việc chạy chức chạy quyền chả phải là cái gì hay ho để mà đáng tự hào để rồi phải luật hóa cả! chúng ta cần phải đấu tranh để bài trừ, để loại bỏ cái vấn nạn chạy chức chạy quyền ra khỏi xã hội để mỗi người có thể tự cố gắng và phấn đấu!
Trả lờiXóachức quyền thì ai cũng mong muốn, nhưng đấy phải là mục tiêu để mỗi người chúng ta cố gắng phấn đấu và tự chứng tỏ khả năng và năng lực của mình! chứ không phải cố gắng bằng việc lấy tiền để mua chức mua quyền như thế! luật hóa thì chắc chắn chỉ là chuyện mơ tưởng thôi, chỉ có những kẻ thần kinh có vấn đề mới nghĩ ra cái trò ấy thôi!
Trả lờiXóacái óc của ông này chắc là có vấn đề rồi hay sao mà cứ ngồi đó ăn nói lung tung như vậy cơ chứ.những gì mà ông ta đang nói và hướng tới nó hoàn toàn đi ngược lại với xu hướng của xã hội,tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng với đức độ và hiểu biết thì thật sự là không thể.
Trả lờiXóachẳng hiểu sao mà một người trí thức như ông ta lại có thể phát ngôn ra được những từ ngữ ngu ngốc như vậy được.ông ta chắc là bị tâm thần mất rồi,nếu như mà giống như ông ta nói thì chắc có lẽ xã hội này loạn hết lên cả rồi.
Trả lờiXóabài viết rất hay, chắc có lẽ tác giả cũng là người am hiểu sâu sắc, có kiến thức sâu rộng, thường thì những người có học hàm, học vị cao là những người có kiến thức rất uyên thâm, họ có những sáng kiến rất lạ và độc đáo, ở đây, suy nghĩ của vị PGS này cũng rất mới lạ, nhưng chẳng qua là chưa phù hợp với xã hội hiện nay.
Trả lờiXóacũng không thể trách vị PGS này được, người ta đã là PGS thì chắc hẳn người ta là người rất giỏi, mỗi người một suy nghĩ khác nhau, một phong cách khác nhau, người giỏi, người tài thường là những người suy nghĩ rất nhiều, có những suy nghĩ đột phá, nhưng ở đây chẳng qua suy nghĩ của họ chưa phù hợp với xã hội mà thôi.
Trả lờiXóavới xã hội ngày nay thì không thể luật hóa một cách như vậy được, một xã hội phát triển là một xã hội hài hòa được ý thức, có văn hóa, văn minh, lịch sự, muốn có như vậy thì con người phải có nhận thức tốt, có văn hóa, vì vậy, cần phải nâng cao trình độ nhận thức của con người, việc trọng dụng nhân tài là rất quan trọng.
Trả lờiXóaphải nói rằng ông PGS này có một bước đột phá trong tư tưởng nhưng trong xã hội hiện nay thì bước đột phá này là không chấp nhận được, chúng ta đang trọng dụng nhân tài, hiền tài là nguyên khí quốc gia, chúng ta cần người tài giỏi, những người có học thức sâu rộng chứ không phải những người nhiều tiền mà đua đòi mua quan bán chức.
Trả lờiXóaMỗi một chúng ta đều có những suy nghĩ khác nhau nhưng tôi thấy suy nghĩ của ông PGS đã hơi nhầm lẫn vì trong cuộc sống chúng ta cần có sự công bằng và công minh nên nếu có chạy chức chạy quyền thì có những người tốt người giỏi sẽ không được trọng dụng thì xã hội sẽ ra sao nên theo tôi chúng ta cần xóa bỏ việc chạy chức chạy quyền trong xã hội đê xây dựng xã hội tốt hơn.
Trả lờiXóa