BÀN VỀ THUẬT NGỮ “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRÊN BIỂN”
Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015
Cụ Hồ và học thuyết "chiến tranh nhân dân"
Nguồn gốc và cơ sở quan trọng nhất của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại mới là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng ta, kế thừa, phát triển học thuyết quân sự Mác - Lê-nin, một học thuyết mang tính tổng hợp, coi sức mạnh quân sự gắn liền với chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và kỹ thuật v.v.. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng tài tình học thuyết quân sự Mác - Lê-nin vào điều kiện và hoàn cảnh cách mạng Việt Nam.
Chính việc vận dụng tốt học thuyết chiến tranh nhân dân nên dân tộc Việt Nam đã đánh thắng hai cường quốc to lớn, giải phóng dân tộc.
Ngày nay, sức mạnh to lớn của nhân dân vẫn là động lực, nền tảng trên mọi lĩnh vực kể cả quốc phòng.
Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những thách thức về việc chủ quyền, lãnh thổ bị xâm phạm; một lần nữa, sức mạnh của nhân dân lại được nêu lên và đã góp phần then chốt trong cách bảo vệ chủ quyền của chúng ta. Sức mạnh đó được thể hiện trong thuật ngữ: “Chiến tranh Nhân dân trên biển”.
Không phải bây giờ người ta mới nhắc tới thuật ngữ này, mà nó đã được sử dụng trong nhiều cuộc hội thảo khoa học, các cuộc họp cấp cao của Trung ương…
Điều đáng nói là việc người ta đã suy nghĩ theo nghĩa đen thuật ngữ này và hoài nghi về hiệu lực của nó. Theo cách hiểu thuần túy rằng: “Chiến tranh nhân dân trên biển” là đẩy người dân ra biển đương đầu với những nguy hiểm.
Trên BBC Tiếng Việt, bài viết của Trần Vũ là một minh chứng như vậy. Với việc đem so sánh chiến tranh nhân dân trên đất liền và trên biển để Trần Vũ đặt một câu hỏi ngay trên tựa đề bài báo rằng: “Chiến tranh nhân dân trên biển liệu có khả thi?”
Càng thấy ngây ngô thay khi Trần Vũ đưa ra những câu hỏi; đại loại như:
“Hôm nay trước uy hiếp của Hải quân Trung Quốc, dân Việt không khỏi băn khoăn làm cách nào dân miền Trung cách Trường Sa 248 hải lý có thể lấy đất ruộng đương đầu với hạm đội thủy chiến Trung Hoa, đặc biệt đương đầu với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mà chắc chắn Trường Sa sẽ là mục tiêu oanh kích?”
Có lẽ cũng không thể trách lối suy nghĩ thuần túy, mộc mạc của Trần Vũ bởi đôi khi những thuật ngữ kiểu như vậy mới là yếu tố làm nên nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Thuật ngữ: “Chiến tranh nhân dân trên biển” ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn.
Trước hết, thuật ngữ đó muốn ám chỉ mọi sức mạnh của Việt Nam cả trong lịch sử và hiện tại đều bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Ngay cả trong bất kỳ thời đại nào thì nền tảng sức mạnh nhân dân vấn là cốt lõi.
Thứ hai, thuật ngữ này muốn nói về vai trò quan trọng của nhân dân trong việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của tổ quốc. Người dân quan trọng ở chỗ chính là nguồn lực, chia sẻ, gánh vác với Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia; ủng hộ chủ trương giải quyết các tranh chấp trên biển của Nhà nước; khi mà nước ta còn có nhiều khó khăn, là nước nhỏ. Có đồng thuận, đồng lòng cao mới có thể thành công. Còn nếu trong nội bộ nhân còn chưa rõ, chưa đồng tình với Nhà nước thì sức mạnh nội lực cũng giảm theo.
Mặc khó khăn, ngư dân vẫn bám biển
Thứ ba, “chiến tranh nhân dân trên biển” có thể được hiểu ở đây là sự ủng hộ, chung tay, đóng góp của quần chúng nhân dân trong các chủ trương phát triển các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị góp phần bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ. Ví dụ như cần người dân ủng hộ và đồng tình, góp sức trong dự án dân sự hóa các đảo ở Trường Sa.
Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng thấy sử dụng thuật ngữ: “chiến tranh nhân dân trên biển” là hoàn toàn đúng đắn. Còn tác giả Trần Vũ, mong hãy có những cái nhìn rộng và sâu sắc hơn; không chỉ trong câu chuyện này mà trong các vấn đề khác nữa.
Khánh Việt
Tags:
Bộ sưu tập,
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
sức mạnh của nhân dân là vô cùng to lớn!Hơn lúc nào hết, chúng ta cần sức mạnh ấy khi chủ quyền bị xâm phạm!
Trả lờiXóaNhư vậy mới là nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trả lờiXóaBác Hồ kính yêu từng khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân”. Viện dẫn trong tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông hiện nay, ta mới thấy đc tư tưởng chiến tranh nhân dân của Bác là đúng như thế nào. chúng ta cần huy động sức người, trí tuệ của nhân dân làm tăng sức mạnh nội lực đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương
Trả lờiXóaTrong bề dày lịch sử của dân tộc, chúng ta đã nhìn thấy được quần chúng nhân dân có sức mạnh như thế nào. Với trình độ phát triển kinh tế không cao, quỹ quốc phòng hạn chế, nhưng với tinh thần đồng lòng của toàn thể ng dân chúng ta đã đánh thắng không biết bao lần những kẻ thù hung ác nhất thế giới. Và khi chủ quyền Tổ quốc bị đe dọa nghiêm trọng thì chúng ta cần phát huy sức mạnh nhân dân trong cuộc chiến tranh này một lần nữa.
Trả lờiXóaTrong bối cảnh đất nước đang đứng trước những thách thức về việc chủ quyền, lãnh thổ bị xâm phạm, sức mạnh của nhân dân sẽ góp phần then chốt trong cách bảo vệ chủ quyền của chúng ta. Nếu chúng ta phát huy đc vai trò của quần chúng thì sức mạnh to lớn đó là động lực, nền tảng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là quốc phòng an ninh.
Trả lờiXóaKhi chủ trương dân sự hóa các đảo ở Trường Sa vừa mới được gợi ý, đã có rất nhiều người ủng hộ, qua đó, ta có thể thấy dân ta từ trc tới nay nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, muốn góp một phần sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ủng hộ chủ trương giải quyết các tranh chấp trên biển của Nhà nước. Vì vậy phát huy sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh nhân dân trên biển là hoàn toàn phù hợp với tình hình nước ta hiện nay
Trả lờiXóa