CHÂU ÂU NGẢ THEO NGA – CHUYỆN TƯỞNG KHÓ MÀ CÓ THỂ
Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015
Nga và Châu Âu có thể trở thành đồng minh
Trên trang “Tiếng nói nước Nga” tiếng Việt có đăng tải một bài viết với nội dung dự đoán tình hình, biến động của thế giới trong thời gian tương lai gần mà chúng ta rất đáng để xem xét.
Nội dung bài viết nói rằng: “Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tương lai có thể trở thành “nhà bảo trợ mới” của Đức thay vì Hoa Kỳ”. Điều này dựa trên cơ sở bài viết xuất hiện trên tạp chí Đức Focus công bố nhận định của ông Albert Stahel chuyên viên quân sự Thụy Sĩ, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược ở Wädenswil: “Trong bối cảnh hiện tại, điều đó xem ra "khó có thể", nhưng về lâu dài Đức hoặc thậm chí là toàn bộ châu Âu có thể quay sang Nga. Tại sao viễn cảnh đó có vẻ không hình dung nổi? Trong lịch sử chẳng đã có lần khi Nga và Đức ký kết các thỏa thuận đấy thôi" khi mà nền chính trị hiện tại, trật tự các vấn đề thế giới "khó lòng bảo tồn như trước. Ngay khi CHLB Đức cảm thấy mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia của mình, đất nước có thể đi tới thay đổi đường lối”.
Lời nhận định trên của Albert Stahel là điều đáng kinh ngạc trong bối cảnh quan hệ thế giới hiện nay chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia thuộc hai phe; một bên là Nga, một bên là Mỹ và đồng minh (châu Âu). Mối quan hệ này không chỉ đang rất phức tạp hiện nay với bản chất tranh giành lợi ích; mà trong lịch sử, nó còn bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh thế giới.
Ngày nay, một mình Nga chống lại cả Mỹ và các nước đồng minh (châu Âu). Qua vụ việc Ukraine mới thấy, tưởng chừng như việc đối đầu giữa Mỹ và đồng minh với Nga ngày càng trở nên găy gắt và không thể hòa giải. Thì việc đưa ra nhận định trên không phải là không có cơ sở. Bởi vì trong cái cách mà các nước đang sử dụng để quan hệ với nhau trên thế giới, lợi ích cốt lõi được đưa lên hàng đầu.
Không bởi thế mà Cuba và Mỹ có bước ngoặt lịch sử trong mối quan hệ đã bị đình trệ cả thế kỷ; hay như việc Nga và Trung Quốc hỗ trợ nhau đối đầu với Mỹ…
Với việc xác định lợi ích cốt lõi là số 1 trong các quan hệ, không phải không có cơ sở cho việc nếu Nga làm tốt; chứng minh được ảnh hưởng của mình trên toàn diện các mặt thì Nga hoàn toàn có thể thay Mỹ làm đồng minh của các quốc gia châu Âu.
Hơn thế nữa, chúng ta thấy, giữa Mỹ và đồng minh châu Âu của mình, bên ngoài có vẻ là một khối liên minh vững chắc nhưng bên trong chứa đầy mâu thuẫn. Đã có hiện tượng một số quốc gia xin ra khỏi EU hay việc tuyên bố đầy nghi ngờ cần phải xem xét lại của một số nhà chính trị gia Ba lan về sự thực lợi ích giữa Mỹ và Ba Lan…; hay như việc xảy ra nhiều bất đồng giữa Mỹ và các nước đồng minh trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Gần đây nhất là mâu thuẫn giữa một số nước đồng minh châu Âu như Đức, Pháp và Mỹ về việc áp đặt các lệnh trừng phạt Nga về vấn đề Ukraine.
Nói đến vấn đề Ukraine thì bản chất không hẳn là đối đầu giữa Mỹ, đồng minh và Nga; những biện pháp trừng phạt được áp đặt lên Nga không chỉ ảnh hưởng đến quốc gia này mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các quốc gia đồng minh của Mỹ; nghĩa là, Mỹ đã một mũi tên trúng hai đích; việc áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga vừa làm suy yếu nền kinh tế Nga cũng làm suy yếu nền kinh tế các nước đồng minh; chỉ còn Mỹ là không ảnh hưởng.
Và có lẽ, không ít các nước đồng minh của Mỹ đã nhìn ra điều này.
Biếm họa về sự căng thẳng giữa Nga và Châu Âu về Ukraine
Một điều nữa là việc xem xét bối cảnh thế giới hiện nay, sự yếu đi về ảnh hưởng, quyền lực của Mỹ đi kèm với sự mạnh lên trông thấy của Nga, uy tín của Putin. Trong chiến lược của mình, Nga một mặt tăng cường các quan hệ, chi phối về kinh tế với các nước đồng minh của Mỹ; đồng thời, cũng khoét sâu vào những mâu thuẫn trong nội bộ khối liên minh này. Rõ nhất là việc mặc cho những lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng mình nhưng Nga vẫn vững vàng; thậm chí, Mỹ đang dần yếu thế và gió đang đổi chiều.
Với tất cả những lý do trên, thì việc đưa ra nhận định như Albert Stahel, rằng Nga sẽ thay Mỹ là đồng minh của Châu Âu là điều có thể xảy. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi có một đồng minh Châu Âu của Mỹ tiên phong ngả theo Nga; có thể là Đức, Italya, hoặc Pháp… Và điều này là cơ sở quan trọng nhất cho việc thay đổi trật tự thế giới trong nhiều năm tới.
Khánh Việt
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
Đã đến lúc Châu Âu cần thức tỉnh, hành động tiêu cực chỉ làm hại tới họ. Và họ thừa biết đâu là lựa chon thông minh cho quốc gia mình
Trả lờiXóavới cách quan hệ giữa trên lợi ích cột lõi như hiện nay, việc đồng minh của Mỹ ở Châu Âu ngả dần về nước Nga là có cơ sở. Và nếu điều này trở thành hiện thực thì nó sẽ làm thay đổi căn bản tình hình thế giới hiện nay!
Trả lờiXóaĐúng là nhìn lại chúng ta mới thấy đất nước Mỹ đang dần yếu đi, những đất nước trước thường cố vây quanh Mỹ giờ đã không hẳn như vậy nữa và kèm với sự mạnh lên trông thấy của Nga. Rồi một ngày có thể đất nước Mỹ sẽ không còn được nhiều nước là đồng minh như thế này đâu.
Trả lờiXóaTrong khoảng những năm gần đây, một điều mà chúng ta thấy rõ rằng đất nước Mỹ đang có tình hình đi xuống với sự giảm mạnh về kinh tế với những khoản hụt ngân sách, chính vì thế đất nước Mỹ không còn làm mưa làm gió được như trước nữa cùng với đó là sự trỗi dậy của chú gấu Nga. Bây giờ trật tự thế giới đang thay đổi lớn rồi.
Trả lờiXóaĐất nước Mỹ bây giờ đang phải gồng mình với những vấn đề phức tạp xoay quang sự đối trọng với Nga và Trung QUốc, cùng với đó là tình hình kinh tế đất nước này đang giảm xuống. Chính vì thế nó đang là cơ hội để Nga tăng tầm ảnh hưởng của đất nước mình mà thôi.
Trả lờiXóaCó vẻ một trật tự thế giới mới đa cực, các bên hợp tác trên cơ sở cùng chia sẻ lợi ích về môi trường, kinh tế, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc đặt lên trên hàng đầu. Với sự vươn lên mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng của Nga trên khắp các châu lục, thì sự căng thẳng quan hệ Nga - Mỹ sẽ còn tiếp diễn. Quan trọng hơn nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, nhận định của tác giả bài viết về việc việc thay đổi trật tự thế giới trong thời gian tới là rất có cơ sở
Trả lờiXóaBài viết đã phân tích khá sâu những tình hình chính trị trên thế giới, mà trực tiếp là quan hệ giữa 2 siêu cường. Châu Âu có ngả theo Nga hay không? đó là một câu hỏi mà câu trả lời sẽ còn rất lâu nữa ngta mới có thể trả lời. Tuy nhiên đứng trên lập trường của người đọc, tôi thấy Việt Nam cần có cái nhìn rộng, sâu sắc về vấn đề thế giới đa cực, hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, đảm bảo chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Trả lờiXóaSắp tới, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter sẽ đi thăm Châu Âu trong tuần này để kêu gọi các đồng minh NATO có những biện pháp thích ứng để đối phó với những đe dọa mới từ Nga ở miền đông, và Nhà nước Hồi giáo ở miền nam. Đay có thể coi là bước đi mang tính mở đầu trong chiến dịch xây dựng thế phòng thủ mới của Châu Âu, Mỹ cũng nhìn nhận ra vấn đề là buộc phải hành động trước sự lớn mạnh của Nga. Có vẻ như Mỹ sắp mất đồng minh ở Địa lục gìa hay chăng???
Trả lờiXóa