Xứ Thanh
Chưa tính đến những điều kiện về năng lực lãnh đạo, trình độ, hoặc lý lịch nhân thân, trước hết những cá nhân muốn chạy đua để làm “ứng viên tổng thống” Mỹ phải là những chính trị gia rất giàu, có tài sản từ triệu phú trở lên. Và nếu không phải xuất thân từ một “đại gia” ắt hẳn họ không thể được chọn làm đại diện tranh cử, bởi không chỉ tranh cử với tư cách cá nhân mà những chính trị gia này còn phải đại diện cho 2 đảng phái tư sản lớn nhất nước Mỹ chính là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Nên phân tích thêm, mặc dù ngoài mặt luôn tuyên bố theo chế độ Đa nguyên đa Đảng về chính trị, nhưng trên thực tế việc tranh cử các chức vụ lãnh đạo cấp cao nhất của siêu cường quốc này chỉ diễn ra trong nội bộ của các đảng phái tư sản lớn, cụ thể hơn gồm 2 Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa (những đảng phái quy tụ thành phần Đảng viên chỉ gồm hầu hết giới siêu giàu nước Mỹ). Bởi, sau khi được bầu, tân tổng thống Mỹ phải là người luôn đưa ra những quyết sách về cả chính trị, kinh tế đảm bảo được “nồi cơm” của chính các nhà tư sản đang bầu cho họ.
[caption id="attachment_7622" align="aligncenter" width="403"]
Ứng viên nào cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ[/caption]
Chiến dịch tranh cử năm 2016 mới chỉ đang trong thời gian chuẩn bị, nhưng theo đúng thông lệ các ứng viên đã và đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để “chạy đua” vào chiếc ghế tổng thống. Do vậy, hiện tại đã có thể dễ dàng điểm mặt các gương mặt sáng giá nhất cho chiếc ghế này. Và cũng không có gì bất ngờ, khi họ chính là những nhà trọc phú đang có khả năng thao túng một phần nền kinh tế nước Mỹ trong thời điểm hiện tại.
Có thể kể đến các ứng viên của Đảng Cộng hòa như: tỷ phú Trump, có tổng hành dinh ở Trump Tower, New York. Phát biểu trước hàng trăm người ủng hộ, tỷ phú này cho rằng, nước Mỹ từ lâu đã chứng kiến việc các chính khách tuyên bố quá nhiều mà không hành động. Ông cam kết hành động để chấn hưng và đưa nước Mỹ trở lại vĩ đại như xưa. Ông cũng khẳng định những ưu tiên hàng đầu của mình là phục hưng nền kinh tế và công kích cách hành xử của Trung Quốc (tất nhiên đây cũng chỉ là những chiêu bài tranh cử, bởi thứ mà các đại cử tri quan tâm chính là khối tài sản kếch xù của Ông Trump: tài sản ước tính vào khoảng 4,1 tỷ USD theo xếp hạng của tạp chí Fobres. Ông là con thứ tư trong gia đình tỷ phú có 5 anh em, cha là Fred Trump, một trùm bất động sản ở New York).
Trước đó, ngày 15-6, cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush, 62 tuổi, là em trai cựu Tổng thống George W. Bush và là con trai cựu Tổng thống George H. W. Bush, cũng chính thức tuyên bố ra tranh cử.
Còn đại diện cho Đảng Dân chủ, sáng giá nhất chính là bà Hillary Clinton, bởi ứng cử viên này được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều cử tri triệu phú ở nhiều bang nước Mỹ.
Cụ thể, kết quả cuộc thăm dò do CNBC, bà Clinton giành được sự ủng hộ của 91% số cử tri triệu phú theo Đảng Dân chủ, 13% cử tri triệu phú theo Đảng Cộng hòa, và 57% cử tri triệu phú độc lập, chiếm 53% số 750 người Mỹ có tài sản ròng từ 1 triệu USD. Trong khi đó, ứng cử viên Jeb Bush của Đảng Cộng hòa được 20% số cử tri triệu phú, tiếp đó là thượng nghị sỹ Elizabeth Warren của Đảng Dân chủ nhận được 8%, và Thống đốc Chris Christie của bang New Jersey, một người thuộc Đảng Cộng hòa, với 7%.
Tuy nhiên, điều dư luận đang lo ngại cho chiếc ghế của bà Clinton, là việc thời gian tới số lượng các triệu phú nước Mỹ ủng hộ cho bà sẽ giảm dần, bởi tuyên bố của bà được cho là sẽ chống lại họ khi cho rằng: “nếu được làm tân Tổng thống nước Mỹ sẽ lập tức hành động vì tầng lớp lao động Mỹ và muốn giảm lương của các giám đốc điều hành”.
Là công dân của Hoa Kỳ thì sướng rồi. Thích tham gia Đảng phái hội nhóm nào thì tham gia. Đến lúc bầu cử thì sẽ có tiền vận động hành lang của các ứng viên. Nhưng những chính sách của nhà cầm quyền thì tuyệt nhiên không cần phải quan tâm, vì nó đâu có vì lợi ích của nhân dân, mà chỉ là phục vụ quyền lợi của tư bản cầm quyền. Có tiền là có tất cả nếu ở Mỹ
Trả lờiXóaCuộc chạy đua vào Nhà trắng đang là vấn đề nóng mà các tờ báo không chỉ của Mỹ mà toàn thế giới quan tâm. Với một siêu cường như Mỹ, ai là tổng thống cũng liên quan đến các chính sách và quan hệ với các quốc gia. Cứ sau mỗi lần 1 vị tổng thống mới lên nắm quyền thì thế giới lại xảy ra hoặc là 1 cuộc khủng hoảng về kinh tế, hoặc là 1 cuộc chiến tranh sẽ nổ ra. đứng đằng sau mấy vị ấy là các tập đoàn kinh tế lớn, không có tiền bảo sao làm đc chính trị đây?????????
Trả lờiXóaNgười đời thường nói con quan thì lại làm quan, nhìn nhận về góc độ kinh tế thì quả chính xác. Nước Mỹ vẫn tự vỗ tay vào ngực tuyên bố hùng hồn là nơi mà điều kiện sống tốt nhất, vấn đề nhân quyền đc đảm bảo, tự do ngôn luận.... Tuy nhiên khi có bầu cử vào Hạ Viện hay Thượng viện thì các nghị sĩ của họ phải là người có nhiều tiền mới có thể lobby đc. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu có người tài thật sự nắm quyền quản lý ở Mỹ hay không hay chỉ có tiền là quản lý đc?
Trả lờiXóaXem ra cứ có tiền là làm đc chính trị hết. Các đại gia sang Mỹ sống có khi làm Thị trưởng, Bộ trưởng hết ý. Thể nào đi bầu cử cũng nhận được tiền. Với chế độ đa nguyên 2 đảng như vậy không khác j là độc đảng cầm quyền trong 1 nhiệm kỳ làm tổng thống của đại diện Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. giới dư luận đang đợi những nhà cầm quyền có đủ phẩm chất, chuyên môn, có tầm nhìn chiến lược giải quyết các vấn đề nội tại của Mỹ
Trả lờiXóaỞ Mỹ muốn làm chính trị thì phải có tiền, có tiền để tranh cử, để đi vận động và thậm chí là mua phiếu bầu. Như vậy đây là nền chính trị gì vậy. Ai mà đã làm chính trị thì lại càng được hưởng nhiều ưu ái, đặc biệt là những chủ trương mà vị ấy dành cho những "ông chủ lớn" đây cũng là lí do hầu hết tài sản nước Mỹ nằm trong tay 1% dân số Mỹ
Trả lờiXóaôi trởi, tưởng gì chứ hóa ra cái chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ mà Mỹ từ lâu đã luôn tự tin trước cả thế giới rằng họ đang gây dựng một chế độ, một xã hôi hoàn thiện nhất thế giới, Đặc biệt đa đảng, đa nguyên của họ cũng để các nước học tập, thế mà hóa ra cũng chẳng ra cái gì hết, tất cả chỉ là xã hội đồng tiền, đến một ứng viên tổng thống Mỹ chỉ có thể là triệu phú trở nên thì còn vì là tự do, nhân quyền nữa chứ
Trả lờiXóaứng viên Tổng thống bên Mỹ mà chỉ có thể là tỷ phú thì mới có thể ứng cử thì thật là không công bằng. Điều đó cho thấy cái bản chất của nhà nước tư bản này thực chất vẫn là phục vụ giai cấp tư sản, tất cả nghe theo và phục vụ đường lối, chiến lược cho tầng lớp giàu có này phát triển chứ họ chả quan tâm đến dân chúng, đến người lao động, những con người chiến tỷ lệ chủ yếu trong mỗi xã hội
Trả lờiXóađã từ lâu, học thuyết Mác - Leenin đã chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản ở phương Tây, tiêu điểm là Mỹ chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của tầng lớp nhà giàu, tầng lớp làm chủ những nhà máy, khu công nghiệp mà không chăm lo đến đời sống của công nhân. Đó cũng là lý do xuất hiện ngày quốc tế lao động. Thế nên việc tranh cử ở Mỹ hầu hết là triệu phú trở lên là điều không mấy ngạc nhiên, kẻ giàu thì vẫn giàu, nghèo vẫn nghèo ở cái chế độ này
Trả lờiXóaQuả đúng là một cuộc chạy đua lớn của các tỷ phú ở Mỹ, điểm mặt những ứng cử viên Tổng thống của Mỹ là có thể thấy rõ rằng điểm chung của họ là có tài sản rất rất lớn, có lẽ đó là yếu tố tiên quyết của các tổng thống Mỹ, muốn được làm Tổng thống Mỹ thì phải có nhiều tiền.
Trả lờiXóaCó thể thấy chỉ cần có tiền, hứa các vấn đề có liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị là có thể có được sự ủng hộ của họ, mà để thực hiện được các vấn đề liên quan đến lợi ích thì chỉ có thể là các trọc phú ở Mỹ, những người mà lượng tài sản đã được xếp top trên Thế giới.
Trả lờiXóaMột đất nước lớn như Mỹ, khi một con người lên nắm giữ vị trí tổng thống, đem những ý kiến cá nhân áp đặt vào việc điều hành đất nước thì chắc chắn có sự thay đổi lớn bởi mỗi người lại có những suy nghĩ riêng của họ, họ sẽ thay đổi một phần nước Mỹ và sự thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến Thế giới, quyền lực lớn như vậy hỏi sao các trọc phú muốn trải nghiệm.
Trả lờiXóaQuả đúng ứng viên tổng thống Mỹ mà không có tài sản xếp đầu danh sách thì khó có thể ứng cử vào nhà trắng. Sức mạnh của đồng tiền là không thể phủ nhận, nhất là một đất nước thực dụng như ở Mỹ, có tiền là tương ứng với có quyền lực, có thể làm được nhiều việc một cách dễ dàng. Đó là chân lý ở Mỹ.
Trả lờiXóaChỉ có thể là triệu phú mới có thể trở thành ứng cử viên cho chiếc ghế tổng thống Mỹ, điều đó cho chúng ta thấy rõ ràng nước Mỹ cũng chỉ nói mồm mà thôi, nó thể hiện một thực trạng của Mỹ là có tiền đi đôi với có quyền chứ làm gì có công bằng, dân chủ cái gì chứ. Toàn chỉ là dêu dao, không đúng sự thật thôi.
Trả lờiXóaSuy cho cùng với chính sách đa nguyên, đa đảng để thể hiện được tính dân chủ của nước Mỹ thì cuối cùng cũng chỉ những triệu phú mới có thể làm tổng thống, những người này không ai khác trong chế độ đa nguyên đa đảng ấy cũng chỉ đại diện cho hai đảng phái hàng đầu của Mỹ đó là đảng dân chủ và đảng cộng hòa mà thôi. Do đó Mỹ không có gì là dân chủ cả, mà thực chất là ỷ mạnh hiếp yếu, phục vụ giai cấp thống trị mà thôi.
Trả lờiXóaTriệu phú mới trở thành ứng viên cho chiếc ghế tổng thống Mỹ, điều đó cho thấy chủ nghĩa Mác-lênin đã đúng, đánh giá đúng tương lai của chế độ tư bản, nó đang suy yếu, thối giữa và dần suy tàn. Bằng việc triệu phú mới có thể tranh cử, cho thấy bất công bằng cũng như nhằm đảm bảo quyền thống trị của giai cấp tư bản nước Mỹ mà thôi.
Trả lờiXóaĐiều này cho thấy chỉ những người giàu có, cũng như những người nếu đảm bảo được các yêu cầu phục vụ lợi ích chủ yếu cho tầng lớp tư bản của Mỹ thì họ sẽ hoàn toàn có thể trở thành ứng cử viên cho chiếc ghế tổng thống cũng như những vị trí cao cấp khác trong bộ máy cầm quyền của Mỹ.
Trả lờiXóaCái này theo như ở Việt Nam có phải là tham nhũng tiêu cực không, có phải là lấy tiền ra để mua chức mua quyền không ? Hay ở Mỹ người ta gọi theo một cách khác là vận động bầu cử, nói thẳng ra là bỏ tiền ra mua phiếu bầu thì đúng hơn, vậy mà luôn to mồm là dân chủ kiểu Mỹ, như vậy đấy hả ?
Trả lờiXóanói tóm lại thì ở các nước tư bản những người lao động nghèo sẽ không được hưởng nhiều quyền lợi. Bởi vì những người đứng đầu đất nước luôn chỉ phục vụ cho lợi ích của một nhóm tư bản nào đó. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì chính những thế lực tư bản đã đưa họ ngồi vào chiếc ghế đó
Trả lờiXóađây chính là cái gọi là thiên đường mà bọn rận chủ vẫn hay tung hô đây sao. Ở những nước tư bản thì quyền lợi của những người nghèo không được đảm bảo đâu. Giai cấp tư sản chỉ phục vụ cho quyền lợi của họ thôi. Những người quyền lợi mà những người lao động được hưởng là rất ít ỏi
Trả lờiXóacác nước tư bản không giống như việt nam. Nếu như quyền lãnh đạo đất nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì ở các nước tư bản quyền lãnh đạo đất nước chỉ thuộc về các nhà trọc phú. Và đương nhiên những người lao động thì luôn phải chịu thiệt thòi
Trả lờiXóa