Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông
Nói tới biển Đông và những tranh chấp từ các quốc gia có liên quan đều cho người ta thấy một sự lo ngại đáng báo động từ những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là một trong những quốc gia có lợi ích liên quan đến vấn đề tranh chấp trên biển Đông; cụ thể ở đây, Việt Nam chúng ta là nước trực tiếp bị xâm phạm tới chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Do đó, trong các hội nghị quốc tế, cũng như những mối quan hệ song phương, những chuyến thăm mang tầm nguyên thủ của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới nước ngoài và ngược lại đều thấy nêu ra vấn đề biển Đông. Việc làm này thể hiện rất rõ quan điểm của Việt Nam về việc muốn giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình thông qua việc tranh thủ tiếng nói từ dư luận quốc tế.
Kể từ khi các tranh chấp trên biển Đông trở nên căng thẳng, dường như người ta chỉ biết đến Việt Nam trong vai trò của “người bị hại”; trong vai trò của một quốc gia nhỏ bị chèn ép về quyền lợi có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ với một nước lớn; chỉ đơn thuần biết đến Việt Nam với sự kêu cứu đến các cường quốc lớn để giúp giải quyết những tranh chấp với một gã hàng xóm thâm hiểm. Tuy nhiên, nhiều người chưa đánh giá và chưa hiểu được hết đầy đủ vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp có ý nghĩa, ảnh hưởng tới quốc tế này.
Nói một cách khách quan thì Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bởi một chính sách phát triển, hội nhập cởi mở cũng như sở hữu vị trí địa lý hết sức quan trọng tại khu vực này. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng là quốc gia có vị trí, vai trò chủ trốt trong ASEAN; đặc biệt là cầu nối giữa ASEAN và các quốc gia khác. Chính từ những đặc điểm như vậy mà Việt Nam được coi là yếu tố then chốt trong việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông.
Nhiều quốc gia lớn, các cường quốc như Mỹ, các nước EU muốn thể hiện vai trò của mình ở Châu Á-Thái Bình Dương; góp phần giải quyết các tranh chấp trên biển Đông đều có sự liên hệ đối với Việt Nam. Các quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Indonesia và cả Trung Quốc cũng giữ mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam trong tiến trình giải quyết các bất đồng trên biển Đông.
Mặt khác, trong chiến lược thực hiện âm mưu của mình, Trung Quốc luôn muốn chia rẽ, phân hóa nội bộ của ASEAN trong việc thống nhất chủ trương, đối sách với Trung Quốc về giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông (trong đó có việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông C.O.C). Với việc sử dụng mối quan hệ ngoại giao song phương, chi phối bằng kinh tế, Trung Quốc đã dần làm ASEAN mất đoàn kết nội bộ; thậm chí là bất đồng quan điểm (như việc một số chính khách Campuchia không đồng ý đưa vấn đề biển Đông ra ASEAN…)
Trước những lý do như vậy, vai trò của Việt Nam được nhiều quốc gia coi trọng. Như những thay đổi từ phía chính phủ Mỹ đối với mối quan hệ với Việt Nam (xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam…) và gần đây nhất, chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ tới Việt Nam cho thấy Mỹ luôn xác định Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí hết sức quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp trên biển Đông…
Vì vậy, chúng ta cần nghĩ trách nhiệm của Việt Nam là lớn hơn nhiều so với việc nếu chỉ là để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Vai trò của Việt Nam còn mang tính khu vực và quốc tế. Do đó, trong các chính sách chúng ta đưa ra càng phải mang tính chiến lược và toàn diện.
Khánh Việt
Theo quan điểm của cá nhân tôi, để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông cần phải bằng biện pháp hòa bình, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Mỗi người dân phải nêu cao tinh thần yêu nước, giữ bình tĩnh trước những âm mưu và hoạt động của địch.
Trả lờiXóaViệt Nam đang tiếp tục nêu cao tinh thần:
Trả lờiXóa"...Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạọ "
Uy tín của Viêt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Chính nghĩa luôn thuộc về chúng ta, chúng ta có sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, chúng ta có sự ủng hộ của bạn bè quốc tế... Việt nam không sợ bất kỳ một kẻ thù nào dù có mạnh đến đâu đi chăng nữa.
Thực ra vs tôi, chuyện chính trị hay quyền lực gì tôi không quan tâm, bởi công việc của tôi là một công nhân nhà máy bình thường hư bao người khác. Nhưng vs những hành động ngang ngược, vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Trung Quốc, cùng những hành động tác động, gây ảnh hưởng từ phía Tây Bán Cầu của Mỹ. Tôi hết sức bức xúc, tại sao đến thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn âm mưu thôn tính lẫn nhau, mà không thể chung tay xây dựng một trái đất hòa bình, sạch đẹp cùng phát triển
Trả lờiXóaTại sao Trung Quốc không nhìn lại lịch sử của họ, quãng thời gian mà Trung Quốc bị các nước thực dân, đế quốc, phát xít coi là "miếng bánh" để chia chác cho nhau. Khi đó, không biết Trung Quốc có cảm giác như thế nào, mà bây giờ họ lại đi xâm phạm chủ quyền của nước khác, họ phải biết độc lập, chủ quyền của mỗi quốc gia thiêng liêng dường nào, là bất khả xâm phạm.
Trả lờiXóaVùng biển của nước ta là một bộ phận không tách rời của Biển Đông, vì thế mà mọi tranh chấp, mọi hành vi ứng xử của các nước trên Biển Đông đều có tác động trực tiếp, gián tiếp đến nước ta. Cũng vì thế mà giải quyết các tranh chấp cùng với các nước khác vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm của Việt Nam.
Trả lờiXóaCác nước Nhật, Malaisia, Singapo, Philippin và cả Úc, Đài Loan đều thẳng thừng đối đầu với TQ không chỉ ở lời nói mà bằng cả hành động như chú trọng xây dựng lực lượng dưới nước và tăng cường sức mạnh Hải quân. Điều đó chứng tỏ âm mưu chia rẽ khối Asian của Trung Quốc đã thất bại.
Trả lờiXóaNhìn rộng ra thì trách nhiệm của Việt Nam là lớn hơn nhiều so với việc nếu chỉ là để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Vai trò của Việt Nam còn mang tính khu vực và quốc tế. Do đó, trong các chính sách chúng ta đưa ra càng phải mang tính chiến lược và toàn diện. Điều đó không hề đơn giản
Trả lờiXóađúng rồi đấy , Việt Nam là một trong những quốc gia có lợi ích liên quan đến vấn đề tranh chấp trên biển Đông do đó vai trò của chúng ta trong biển đông là điều không cần phải bàn cãi , đó là một sự thật hiển nhiên , không thể nào khác được mà!
Trả lờiXóaNhư tác giả cũng đã nói rồi đó , Việt Nam chúng ta có một vai trò rất là quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - bởi một chính sách phát triển, hội nhập cởi mở cũng như sở hữu vị trí địa lý hết sức quan trọng tại khu vực này , do đó việc phát huy vai trò của chúng ta là điều rất quan trọng
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta còn là một nước nhỏ , và yếu , nhưng mà lại phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn , thử thách , áp lực , bên cạnh cái ông hàng xóm cao to nhưng mà lại rất bẩn tính , luôn muốn nhăm nhe , đe dọa , chống phá nước ta , bên cạnh đó còn muôn vàn những thử thách khác nữa
Trả lờiXóaĐúng đó , Việt Nam chúng ta có vị trí địa lí cũng như có nền chính trị có lẽ là ở rất nhiều vị trí trung gian , luôn luôn phải đối đầu với rất nhiều những mối đe dọa từ các phía khác nhau , để giữ vững được nền hòa bình , ổn định , an ninh quốc phòng cho đất nước không phải là điều đơn giản
Trả lờiXóavới những căng thẳng liên tục trên Biển Đông khi mà nơi đây liên quan đến nhiều quốc gia mà trung quốc lại tỏ ra quá hung hăng, quá coi thường các nước còn lại mà bất chấp tất cả thì chúng ta có thể nhận ra rằng những hành động chống lại Trung Quốc của Việt Nam là hoàn toàn đi đầu, thể hiện vai trò lớn nhất trong việc ngăn chặn Trung Quốc trong cộng đồng ASEAN
Trả lờiXóanhìn vào tình hình thực tế thì mọi người có thể đánh giá Việt Nam là một quốc gia có sự quyết liệt, có nhiều bước đi, đường lối nhất trong việc ngăn cản những hành vi bất hợp lý của phía trung quốc bởi họ đang làm mọi thứ để biến Biển Đông thành của riêng cho mình. Vai trò của Việt Nam hiện tại còn mang tính khu vực và thế giới nếu không muốn để trung quốc thành một chủng phát xít, thích bành trướng cả thế giới
Trả lờiXóavới vai trò to lớn đang thể hiện trên Biển Đông nhằm kìm hãm sự quá đà từ phía Trung Quốc thì có lẽ các nước liên quan, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á phải có sự đoàn kết với nhau, cùng Việt Nam kêu gọi sự đồng thuân từ quốc tế để đối phó với trung quốc vì chúng ta không dễ dàng để mất đi biển đảo chủ quyền thiêng liêng vào tay nước ngoài được
Trả lờiXóahầu như các cường quốc lớn đều có lợi ích nhiều hay ít ở khu vực biển Đông này , do đó đều thận trọng theo sát từng diễn biến , động thái liên quan đến biển Đông mà trong đó , Việt Nam chúng ta có vai trò then chốt , nên các nước đều theo dõi những động thái của chúng ta và tăng cường gây ảnh hưởng với chúng ta , do vậy chúng ta phải cân nhắc , tính toán về lâu dài trước mỗi hành động
Trả lờiXóanhìn vào động thái của các cường quốc thời gian qua có thể thấy rõ ràng ai cũng muốn tăng cường ảnh hưởng , tăng cường quan hệ , thiết lập lợi ích với nước ta để nhằm tác động , gây ảnh hưởng tới vấn đề biển Đông hiện nay mà quả thực nước ta có vai trò then chốt trong việc giải quyết
Trả lờiXóaViệt Nam cũng là quốc gia có vị trí, vai trò chủ trốt trong ASEAN; đặc biệt là cầu nối giữa ASEAN và các quốc gia khác nên các quốc gia khác đã và đang tăng cường quan hệ , gia tăng ảnh hưởng tới Việt Nam và coi nước ta là yếu tố then chốt trong việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông.
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta là nước trực tiếp bị xâm phạm tới chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển , cũng là quốc gia cửa ngõ để đi vào Đông Nam Á , do đó hầu như mọi động thái của chúng ta đều được theo dõi sát sao và nghiên cứu , phân tích kĩ bởi các nhà chiến lược , chúng ta cần hết sức thận trọng khi giải quyết vấn đề này
Trả lờiXóaXin khẳng định luôn, quần đảo Hoàng Sa và TRường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, từ trc đến nay sử sách vẫn còn ghi. Vậy mà Trung Quốc ngang nhiên vi phạm các quy định quốc tế về biển, quy tắc ứng xử chung của các bên COC... Việt Nam với tư cách là nước có lợi ích và chủ quyền tại Biển Đông cần phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, đồng thời xử lý tranh chấp chủ quyền trên con đường ngoại giao hòa bình. Do vậy chúng ta phải cân nhắc , tính toán về lâu dài trước mỗi bước đi, nhằm tránh những hậu quả sau này
Trả lờiXóaViệt nam chúng ta có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và trường sa.trung quốc đang có những hành động ngang ngược để xâm chiếm nó.chính vì vậy chúng ta cần phải cho thấy được vai trò và vị trí của mình trên biển đông để có thể giải quyết tranh chấp một cách toàn diện và sâu sắc.
Trả lờiXóaBiển đông là nơi chưa đựng lợi ích quốc gia của rất nhiều nước vì vậy khi có những tranh chấp diễn ra trên biển đông thì các quốc gia có lợi ích đều thể hiện tiếng nói của mình, Việt Nam là quốc gia có lợi ích sâu sắc nhất trên biển đông vừa là bảo vệ chủ quyền vừa là bảo vệ nền hòa bình trong khu vực nên trách nhiệm của Việt Nam là rất lớn nên Việt Nam cần có những cách ứng xử có hợp lý.
Trả lờiXóaTrong vấn đề về biển đông, trách nhiệm của Việt Nam là lớn hơn nhiều so với việc nếu chỉ là để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Vai trò của Việt Nam còn mang tính khu vực và quốc tế. Do đó, trong các chính sách chúng ta đưa ra càng phải mang tính chiến lược và toàn diện.
Trả lờiXóabài viết phân tích rất đúng. Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng ở trong khu vực. Các cường quốc muốn can thiệp gây ảnh hưởng ở khu vực đều phải thông qua việt Nam. Vì vậy vai trò của việt nam là không thể phủ nhận. Xác định được vai trò to lớn của mình như vậy sẽ giúp cho việt nam có những bước đi đúng đắn
Trả lờiXóahiện nay trung quốc đang có những hành động leo thang vượt mức ở trên biển đông. Hơn lúc nào hết chúng ta cần xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình ở khu vực này. Để từ cđó có những bước đi đúng đắn. Cách giải quyết của chúng ta trên biển đông không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia mà còn ảnh hưởng đến cả lợi ích khu vực
Trả lờiXóatình hình trên biển đông đang rất căng thẳng. Mỹ đang muốn can thiệp sâu hơn vào biển Đông. Và dĩ nhiên muốn can thiệp vào biển Đông thì mỹ cần phải có sự ủng hộ của việt nam. Xác định được vai trò của mình thì mới có được những bước đi đúng đắn nhất cho đất nước
Trả lờiXóamình thấy những sách lược của đảng và nhà nước trong thời gian vừa qua trong giải quyết những tranh chấp trên biển Đông là rất đúng đắn. Chúng ta không chỉ vạch ra được âm mưu của trung quốc mà còn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước trên thế giới
Trả lờiXóa