CUỘC CHIẾN IS KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ TIÊU DIỆT KHỦNG BỐ
Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015
Cuộc chiến chống tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” – Tự xưng IS đã đi qua nhiều giai đoạn căng thẳng và biến động. Từ hơn 01 năm trước, khi người Mỹ bắt đầu tiến hành các đợt không kích IS trên lãnh thổ Syria, người ta đã nghĩ về một kết cục chóng vánh dành cho một tổ chức khủng bố mới nổi dựa vào sự khủng hoảng ở Syria để phát triển. Thế nhưng, dường như suy nghĩ đó đã không đúng bởi vì người ta chưa hiểu hết bản chất của vấn đề này và chưa đánh giá hết được sự phức tạp của nó.
IS là một tổ chức khủng bố thánh chiến, một tổ chức khủng bố tôn giáo điều đó là không phải bàn cãi. Thế nhưng, điều mà chúng ta cần phải hiểu ở đây là tại sao vấn đề không được giải quyết một cách triệt để; thậm chí càng ngày càng phức tạp hơn. Chỉ đến khi Nga tham chiến với các cuộc ném bom, không kích vào các căn cứ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria thì dư luận mới nhận thấy sự thiệt hại đáng kể của lực lượng này.
Phải chăng quân đội Mỹ không mạnh, tình báo Mỹ không giỏi như người ta vẫn thường ca ngợi cho nên chiến lược tiêu diệt IS của Mỹ không hiệu quả. Có lẽ lý do đó không thuyết phục bằng cách lý giải rằng, bản thân IS cũng là chỉ là con bài giúp Mỹ hạ bệ ông Adssad. Chiến lược tiêu diệt IS chỉ là cái cớ cho Mỹ đưa quân đội, vũ khí vào Syria để hỗ trợ cho quân nổi dậy và kiềm tỏa quân đội chính phủ khi chính phủ của ông Assad (chính phủ thân Nga) khó bị hạ bệ hơn các quốc gia Trung đông khác mà Mỹ đã làm.
Không chỉ có hiệu quả nghèo nàn của chiến dịch tiêu diệt IS của Mỹ thời gian qua chứng minh điều đó, mà ngay cả việc trong nhiều đợt không kích, máy bay Mỹ đã tiêu diệt “nhầm” vào quân đội chính phủ. Tất cả những sự việc đó chỉ được nhà chức trách Mỹ giải thích rằng đó là những sự nhầm lẫn trong kỹ thuật tác chiến của quân đội Mỹ.
Rồi khi nước Nga tuyên bố tham chiến, thì Nhà Trắng đã tỏ thái độ bối rối, không hài lòng. Tuy nhiên, do việc Nga tham chiến chống IS là hợp pháp do đó những người đứng đầu chính phủ Mỹ chỉ còn biết đồng ý một cách bất đắc dĩ.
Chưa dừng lại ở đó, còn có những bằng chứng khác chứng minh sự có mặt của Mỹ ở Syria không đơn thuần chỉ là tham gia vào chiến dịch tiêu diệt IS sau khi sự việc chiến đấu cơ F16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su24 của Nga khi đang làm nhiệm vụ ném bom IS ở khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Sự việc khiến n=dư luận còn nhiều điều thắc mắc khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trình bày lý do bắn rơi Su24 không thuyết phục.
Vừa qua, khi chiếc hộp đen của chiếc Su24 được tìm thấy và bắt đầu giải mã để đi đến sự thật của vụ việc, dù được phía Nga yêu cầu trợ giúp từ chuyên gia của 14 nước tham gia giải mã dữ liệu chuyến bay của Su-24 nhưng chỉ có Trung Quốc và Anh đồng ý tham dự; 12 nước còn lại từ chối tham gia giải mã hộp đen Su-24 khi 3 trong số 8 con chip đầu tiên được lấy ra bị hư hại hoàn toàn, thậm chí có cái bị vỡ. 5 con chip còn lại bị hỏng nhẹ và sẽ được chụp x-quang trong phòng thí nghiệm để kiểm tra.
Sự việc trên một lần nữa đặt ra cho giới phân tích những câu hỏi về bản chất những chiến lược tiêu diệt IS của các nước tại Syria hiện nay (đặc biệt là liên quân do Mỹ đứng đầu); có thực sự rằng, liên quân đó được lập ra để tìm và tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo – Tự xưng IS; hay đó chỉ là một cái mặt nạ rất hợp lý.
Ít nhất 3 binh sĩ Syria đã thiệt mạng khi Mỹ ném bom nhầm ở tỉnh Deir ez-Zor
Quang Thuận
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
Chẳng phải nhi ngờ gì nữa, Mỹ vẫn cái âm mưu bá chủ thế giới của mình, buộc các nước phải phục tùng mình, theo quỹ đạo Mỹ vạch ra. Syria không theo mỹ thì bị chúng khủng bố, dựng lên tổ chức khủng bố, phiến quân để gây rối an ninh,lật đổ thủ tướng thân Nga. Mỹ muốn tạo được vòng vây để cô lập Nga. Con với VN thì Mỹ cũng dùng đủ chiêu bài để phá hoại nước ta, làm mất ổn định nước ta.
Trả lờiXóaNăm 2011, với lý do bảo vệ người dân Lybia bị chính quyền của Tổng thống Gaddafi đàn áp, Mỹ-NATO tấn công Lybia, nhưng sự thật lấp ló đằng sau là do Gaddafi không tiếp tục duy trì những quy tắc cũ vốn được xác lập giữa chính phủ các nước sản xuất dầu và các công ty dầu mỏ lớn của Mỹ, NATO, Gaddafi đã dám quốc hữu hoá phần lớn các cơ sở sản xuất dầu mỏ ở Libya và nắm quyền kiểm soát giá cả từ các công ty dầu khí ở đó để khẳng định quyền kiểm soát nguồn dự trữ dầu quốc gia mình và còn một mục đích khác, là họ muốn đánh bật Trung Quốc, Nga ra khỏi khu vực Bắc Phi nhằm độc quyền thống trị khu vực này. Thật nham hiểm với âm mưu sử dụng vỏ bọc cuộc chiến chống IS của Mỹ
Trả lờiXóaNhững năm gần đây, tuy vẫn giữ được vai trò là cường quốc số 1 thế giới, nhưng sự suy giảm của Mỹ đã thấy được khá rõ rệt. Việc đang chìm trong khủng hoảng khiến Mỹ hoặc không thể hoặc không sẵn sàng ổn định lại một thế giới đang vượt khỏi tầm kiểm soát. IS đang thể hiện xu hướng đáng sợ này. Cùng với đó là sự hỗn loạn nghiêm trọng trong chính quyền ở Iraq và Syria, tạo điều kiện để IS phát triển một cách không kiểm soát và trở thành nỗi sợ hãi trên toàn thế giới. Và việc cường quốc này đã “vẽ” (tạo dựng ) lên IS để thực hiện những âm mưu chính trị của mình.
Trả lờiXóaCó thể thấy IS ra đời, phát triển có một phần không nhỏ là đi từ chính sách tình báo “hai mặt” của nước Mỹ. Mỹ luôn có những hành động khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ, khiến cho tình hình Iraq liên tục bất ổn hàng chục năm trời và là mảnh đất sản sinh cũng như nuôi dưỡng các phần tử khủng bố. Tất cả những điều đó Mỹ chính là người phải chịu trách nhiệm và giải quyết hậu quả không sẽ rất khó để làm chủ được tình hình
Trả lờiXóaChính sách tình báo của Mỹ chính là nguyên nhân đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của IS như ngày hôm nay. IS thì đang ngày một lớn mạnh và nguy hiểm, Mỹ phải tìm mọi cách để ngăn chặn tổ chức này càng sớm càng tốt, không thể để ảnh hưởng đến hòa bình của cả thế giới cũng như người dân bị đe dọa được. Và cuộc chiến chống IS, chủ nghĩa khủng bố chỉ là chiêu bài lừa mị dân chúng để thực hiện mục đích chính trị của Mỹ mà thôi
Trả lờiXóaNó không đơn giản như chúng ta nghĩ đâu, đâu có phải nhiều nước liên minh dội bom là được. Cái thằng IS này là khủng bố, nó công thành chiếm đất và giết người. Ném bom sao được khi nó lôi dân thường ra làm lá chắn. Haizz
Trả lờiXóaChẳng phải đâu bạn ơi, quả thực là mỹ tốn rất nhiều trong cái đợt này; Con bài của mỹ là phe nổi dậy siri chứ chẳng phải IS đâu. Mục đích của nó là vừa diệt IS vừa hỗ trợ phiến quân nổi dậy lật đổ chính phủ đương nhiệm của ssiri
Trả lờiXóaMĩ vẫn là quốc gia muốn làm bá chủ thế giới đây mà, lợi dụng chống khủng bố để đưa quân xâm chiếm nước khác phục vụ lợi ích của Mĩ, và tất nhiên các nước đồng minh của MĨ cũng thế nên mới bối rối khi Nga tuyên bố tấn công IS, khoa học kĩ thuật của Mĩ hiện đại, tấn công phải chính xác đến từng met, đằng này lại bảo tấn công nhầm do kĩ thuật, ai mà tin dc
Trả lờiXóacuộc chiến chống IS vẫn đang là vấn đê thời sự, nan giải và lâu dài. Bởi lẽ đây không chỉ là vấn đề chống khủng bố mà là đàng sau cuộc chiến này còn là vấn đề chính trị và thế lực đằng sau hậu thuận cho IS. Khủng bố đang đem lại mối đe dọa to lớn cho con người. Tuy nhiên, để tiêu diệt được tận gốc những tổ chức khủng bố trên thế giới sẽ còn là vấn đề lâu dàu và nan giải.
Trả lờiXóađã có nhiều luồng dư luận cho rằng Mỹ và Phương tây là cha đẻ của một số tổ chức khủng bố trên thế giới. Họ dựng nên những cỗ máy chết người này nhằm mục đích để có cớ can thiệp sâu vào nội bộ một số nước trên thế gưới, đặc biệt là các nước có vị trí chiến lược quan trọng hay những nước có nguồn tài nguyên lớn, đáng chú ý nhất đó là năng lượng dầu mỏ và chất đốt. Chính vì thế mà việc Mỹ và phương Tây mặc dù có trong tay những vũ khí tối tân nhưng gặp rất nhiều khó khăn với cuộc chiến này dường như là một kịch bản có sẵn. Không nhưng thế, Mỹ và Phương tây rất khôn ngoan khi đẩy Nga vào cuộc chiến này như một bình phong che chắn cho Mỹ và Phương tây bởi những vụ trả thù đẫm máu.
Trả lờiXóamột vấn đề mà chúng ta có thể thấy ở đây dó là việc Nato nhường cuộc chiến chống IS cho Nga. Đây chẳng khác nào một kịch bản để Nga nhượng lại sân chơi khu vực Châu Á, đặc biệt là sự can thiệp của Mỹ với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ rất sợ Nga can thiệp sâu về vấn đề này, bởi lẽ giờ đây và tương lai ai có ảnh hưởng đến khu vực Biển Đông thì sẽ có rất nhiều thuận lợi cả về an ninh kinh tế, an ninh trên lĩnh vực năng lượng, quân sự, quốc phòng...
Trả lờiXóaIS là một tổ chức khủng bố thánh chiến, một tổ chức khủng bố tôn giáo điều đó là không phải bàn cãi. Thế nhưng, điều mà chúng ta cần phải hiểu ở đây là tại sao vấn đề không được giải quyết một cách triệt để; thậm chí càng ngày càng phức tạp hơn. Chỉ đến khi Nga tham chiến với các cuộc ném bom, không kích vào các căn cứ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria thì dư luận mới nhận thấy sự thiệt hại đáng kể của lực lượng này. Có phải chăng Mỹ và liên quân của mình đang có âm mưu gì khác khi không tiêu diệt IS thật sự. Đây thực sự là một vấn đề đáng suy nghĩ.
Trả lờiXóa