NẾU HY LẠP CŨNG HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ???
Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015
Có những tiền lệ tốt nếu được áp dụng một cách rộng rãi thì nó sẽ mang tới những hiệu quả, những lợi ích cho cộng động cho xã hội, cho thế giới; nhưng ngược lại cũng có những điều nếu nhân rộng thì nó sẽ đem đến những hậu quả hết sức khó lường. Câu chuyện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay của Nga là một ví dụ điển hình. Cho dù chưa có những kết luận ngã ngũ về câu chuyện đáng tiếc này thế nhưng, người ta vẫn dành cho nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ những lời chê bai và phê phán. Bởi vì, đó không phải là một hành động tự vệ như Thổ Nhĩ Kỳ đã giải thích, và đó cũng không phải cái cách mà quy định quốc tế đã đưa ra khi máy bay của một nước vi phạm không phận nước khác.
Việc chiến đấu cơ F16 bắn hạ Su 24 của Nga khi đang làm nhiệm vụ không kích tổ chức “Nhà nước Hồi giáo-Tự xưng IS” là một hành động được cho là có sự tính toán chính trị từ trước, bởi nếu nó chỉ đơn thuàn là tự vệ thì nên áp dụng các quy định của quốc tế thay vì bắn hạ ngay chiếc Su 24.
Theo chuyên gia Andrew Bowen, giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Đông, việc tỏ ra cứng rắn với Nga và đỉnh điểm là bắn hạ chiếc Su-24 có thể là một hành động có tính toán của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thắt chặt quan hệ và tìm kiếm lợi ích từ các đồng minh NATO. Ngay sau vụ việc, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua yêu cầu các thành viên NATO ở Bỉ họp khẩn để kêu gọi hỗ trợ thêm cả quân sự lẫn chính trị, nhằm đảm bảo an ninh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được coi là cách để ngăn chặn Nga có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào với sự cố này. Tổng thống Erdogan cũng có thể tận dụng cơ hội này để hối thúc Mỹ mở rộng phạm vi triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan có lẽ hy vọng sau sự cố, các đối tác NATO sẽ hợp tác gần gũi hơn với Thổ Nhĩ Kỳ thay vì với Nga và Iran, nhất là sau khi Pháp có những động thái hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong cuộc chiến chống IS.
Những thông tin đó đã phần nào chứng minh rằng, hành động bắn hạ Su 24 của Nga là để thực hiện một mục đích chính trị. Và nước này đã bất chấp những hậu quả kéo theo.
Cùng một sự việc tương tự như vậy, hôm 30/12 vừa qua, 6 máy bay Thổ Nhĩ Kỳ được hộ tống bởi 2 chiến đấu cơ đã liên tiếp 9 lần xâm phạm không phận Hy Lạp buộc nước này phải điều chiến đấu cơ ra ngăn chặn và xua đuổi. Đây không phải là lần đầu máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm chủ quyền Hy Lạp, trước đó 1 tháng, sau khi một tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị chiến đấu cơ Hy Lạp xua đuổi do đã xâm phạm không phận. Sau đó, chính quyền Ankara đã tuyên bố rằng, chiếc F-16 của nước này đang tiến hành diễn tập trên vùng biển quốc tế.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp điều chiến đấu cơ xâm phạm chủ quyền Hy Lạp được cho là bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ đã không chấp nhận vùng không phận 10 dặm (hơn 16 km) xung quanh các đảo của Hy Lạp trên vùng biển Aegean. Và vì vậy, việc điều máy bay xâm phạm chủ quyền khu vực này được Thổ Nhĩ Kỳ giải thích là không vi phạm.
Hãng tin Sputnik của Nga cho rằng, trong năm 2015, các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã có 1.233 lần tiến vào vùng giới hạn 10 dặm nói trên, trong đó có 31 lần bay vào không phận chính thức của Hy Lạp. Trước đó, báo Protothema của Hy Lạp hôm 25/11 cũng đưa tin, Thổ Nhĩ kỳ đã xâm phạm không phận nước này 2.244 lần chỉ trong năm ngoái.
Thế nhưng, hành động của không quân Hy Lạp cũng chỉ dừng lại ở việc điều chiến đấu cơ xua đuổi máy bay Thổ ra khỏi không phận và công khai lên án trên các phương tiện thông tin, truyền thông. Giả dụ, phía Hy Lạp cũng hành động như Ankara trong vụ việc bắn rới Su24 của Nga hồi tháng trước thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra??? Có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị một đòn mà các dân gian ta vẫn nói, đó là: “Gậy ông đập lưng ông”.
Thế nhưng có lẽ, một Hy Lạp khôn ngoan sẽ không hành động dại dột như thế!!!
Chiến đấu cơ F16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
bài viết hay. Tác giả đã nêu khá rõ về tình hình hỗn loạn của các nước tư bản nói riêng và cả Chủ nghĩ tư bản nói chung. Thế mà ở trên mạng xã hội hiện nay có một số người ngáo đá luôn coi Phương tây là thiên đường, lúc nào cũng muốn đưa nước ta đi theo phương tây dưới hình thức đòi dân chủ, nhân quyền gì gì đó. Đọc những bài viết của họ sặc mùi hư cấu rồi. Dân tộc ta hòa bình và phát triển như thế này là tốt lắm rồi.
Trả lờiXóaDù thế nào đi nữa, những toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện rõ khi quốc gia này muốn giành lại ảnh hưởng của mình ở vị trí địa chính trị quan trọng Trung Đông, nơi vốn là mảnh đất màu mỡ được các nước lớn quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Nhưng cũng phải hoan nghênh Hy Lạp khi nước này đã có những bước đi hết sức đúng đắn, để không đẩy tình hình tại khu vực thêm căng thẳng. Hy vọng các bên ngồi lại với nhau bàn bác thống nhất đi đến tiếng nói chung, chớ để chiến tranh bùng nổ, sẽ rất nguy hiểm
Trả lờiXóaThổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO với lãnh thổ chứa căn cứ không quân lớn của Mỹ và đường biên giới dài với Iraq và Syria. Cuối tháng 11 năm 2015 vừa qua, sự kiện máy bay Su-24 bay qua không phận Thổ và bị bắn rơi. Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra mà khó có thể dự đoán trước. Nhiều người cho rằng chính vì sự phức tạp đó mà hoạt động tiêu diệt IS sẽ chẳng đi đến đâu; nước Nga sẽ lâm vào khó khăn hay liên minh Nato sẽ rạn nứt. Tuy nhiên xét cho cùng thì chỉ có thể là Mỹ đứng ra đạo diễn vụ này với kịch bản đẩy nguy cơ xung đột lên cao.
Trả lờiXóaĐậu má các bác ạ, máy bay Nga dù chỉ mới bay qua không phận của Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 17 giây là đã bị máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Trong khi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ đã bay vào không phận của Hy Lạp tới 2.244 lần trong năm 2014. Có thể thấy rằng vị trí của các quốc gia là rất khác nhau, trong khi Hy Lạp đang là con nợ của cả châu Âu thì Thổ Nhĩ Kỳ lại là đồng minh của Mỹ. Nhưng có lẽ Thổ đã có 1 bước đi vô cùng sai lầm, đẩy căng thẳng tại khu vực này lên đến đỉnh điểm. Xem ra vụ này hay đây, không biết Mỹ và Nato sẽ có những bước đi thế nào để đạt được mục đích nắm, kiểm soát vùng Trung Đông ra sao đây
Trả lờiXóaThời điểm mà Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga có lẽ thời điểm này là quá nhạy cảm, Nga đang thực hiện nhiệm vụ là chống khủng bố chứ không gây nguy hiểm với bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên hành động thì đã được đưa ra, giọt nước đã tràn ly đẩy khu vực đến bến bờ của cuộc chiến tranh. Rất may là sai lầm đã không bị Hy Lạp phạm phải vết xe đổ của Thổ Nhĩ Kỳ và hành động này rất đáng được hoan ngênh.
Trả lờiXóaChắc là cay cú vụ buôn dầu nên thổ bắn không thương tiếc. Nhưng mà giờ có xin lỗi cũng đã muộn, lòng tự trọng của Nga đã bị xâm phạm và giờ không còn anh em hàng xóm éo gì nữa
Trả lờiXóa