Có trong mơ tôi cũng không nghĩ rằng, cuộc gặp gỡ
giữa tôi và Đặng Lê Nguyên Vũ ở M’Drắk lần này lại diễn ra trong hang đá, nơi
Vũ đã và vẫn đang “thông linh” với đất trời.
Đặng Lê Nguyên Vũ
Tôi
nhớ lần gặp trước, Đặng Lê Nguyên Vũ nói trong thời gian 5 năm thiền trên núi,
đêm đêm anh ngồi dưới gốc cây, ngủ trong hang đá nhưng tôi chưa bao giờ hình
dung cái “hang đá” của Vũ như thế nào. Tôi viết nó như một chi tiết trong bài
rồi quên luôn. Có trong mơ tôi cũng không nghĩ rằng, cuộc gặp gỡ giữa tôi và
Đặng Lê Nguyên Vũ ở M’Drắk lần này lại diễn ra trong hang đá, nơi Vũ đã và
vẫn đang “thông linh” với đất trời.
Dò dẫm lên khu đồi yên tĩnh
Khu
Đặng Lê Nguyên Vũ ở cách chỗ chúng tôi khoảng hơn 1 km. “Đúng 6 giờ 45 mình
xuất phát nhé” – anh Sơn (người quản lý trang trại) dặn nghiêm cẩn. Thế nhưng 6
giờ 40 xe đã đỗ xịch trước cửa. Đêm ở M’Drắk đến rất nhanh, mới nắng rực
rỡ mà lúc này bóng tối đã phủ trùm lên trang trại. Thời tiết se lạnh, gió hun
hút, thỉnh thoảng có tiếng côn trùng văng vẳng, nghe hoang hải. “Tối nay Chủ
tịch sẽ tiếp chị ở một nơi đặc biệt, nhà hang ạ” – cô nhân viên đi cùng thông
báo. “Nhà hang là gì vậy? nghe lạ quá?” “Dạ, chị cứ tới sẽ biết ạ” – cô nhân
viên vẫn kiệm lời khi nói đến Chủ tịch của mình. Chiếc xe lao vào bóng tối, tôi
căng mắt nhưng không nhìn rõ cảnh vật bên ngoài. Trời tối đen như mực. Bỗng có
ánh đèn nhá thẳng vào xe chúng tôi rồi vụt tắt. “Xe an ninh báo hiệu đã thấy
chúng ta” – anh Sơn giải thích. Tất nhiên, sự có mặt của chúng tôi đã được báo
trước. Đi thêm một đoạn nữa thì xe dừng lại, tắt máy. “Chúng ta đi bộ vào để
giữ yên tĩnh” – có tiếng giải thích. Tôi dò dẫm từng bước lên con dốc gồ ghề
sỏi đá. Đến gần đỉnh đồi, tôi được ra hiệu rẽ xuống lối đi có bậc thang. Trời
vẫn tối đen, cả khu vực này không một ánh đèn. Sợ hụt chân, tôi lấy điện thoại
ra soi đường nhưng ngay lập tức được nhắc nhở tắt máy và “tốt nhất thì bỏ điện
thoại bên ngoài, không thì phải để chế độ im lặng. Tuyệt đối không để chuông”.
Thế là lại dò dẫm. Đi hết bậc thang dẫn tới một hồ nước hình chữ nhật. Ánh sáng
bàng bạc từ đâu đó hắt xuống mặt hồ yên lặng như tờ. “Cửa hang phía bên kia,
chị đi theo hướng đó” – cô nhân viên chỉ tay. Tôi men dọc theo hồ nước, khung
cảnh tĩnh mịch đến nổi gai ốc. Hồ không lớn lắm, phía đối diện là một vách đá,
ở chính giữa khoét một ô tròn có cánh cửa viền đen đã mở sẵn. Phía trên, một
tảng đá lớn chồm hẳn ra ngoài, ôm lấy cửa hang như cái mái hiên. Trên “mái
hiên” gắn mấy chiếc đèn tròn nhỏ, lõm vào trong đá phát ra ánh sáng bàng bạc,
liêu trai. Không gian tĩnh mịch, im lặng đến mức tôi nghe cả thấy tiếng thở của
mình. Bỗng nghe văng vẳng tiếng nước chảy. Tôi ngó quanh, không thấy gì, nên
lại hướng cửa hang đi tiếp. Sang đến bờ bên kia, mới phát hiện một miệng hang
khác tối om, tiếng róc rách phát ra từ trong đó. Âm thanh càng khiến đêm núi
rừng M’Drak như cô đặc, u minh. Cửa hang chính cũng nằm gần kế. Tôi quay lại
phía sau, không còn thấy anh Sơn và cô nhân viên đi cùng. Họ đã rút lui từ lúc
nào không biết. Sự tò mò khiến tôi không kịp suy nghĩ nhiều, nhấc chân bước lọt
thỏm vào trong hang.
Khác hẳn với bóng tối
hoang mạc ở bên ngoài, phía bên trong ánh sáng chan hòa khắp hang. Chân tôi lún
sâu dưới cát, mát lạnh (tôi được nhắc nhở bỏ dép bên ngoài từ trước). Nền hang
rải ngập cát, ở giữa có mấy phiến đá xếp chồng lên nhau, tạo thành một cột đá
lớn gồ ghề. Một chiếc bàn đá dài đặt kế thành hang, trên để một số dụng cụ.
Những chiếc đèn bão kiểu cổ móc vào một thân cây giả màu đen, hình như làm bằng
kim loại buông lơ lửng giữa phía trên. Kế đó là vết khoét lõm nhẹ vào nền hang
như cái bếp, bên trong chất đầy than nhưng không đốt. Một sợi xích sắt, đầu
hình móc câu rơi thẳng xuống gần mặt bếp, thay cho kiềng. Chắc khi nấu sẽ móc
vào đó, tôi nghĩ thầm. Tôi đang mải quan sát thì nghe tiếng nói văng vẳng “vô
đi, vô đi”. Nhìn trái, nhìn phải, vẫn chưa thấy Đặng Lê Nguyên Vũ. Tôi theo
hướng tiếng nói đi thẳng tới, có cảm giác như mình giống như nhân vật trong
truyện chưởng của Kim Dung, rơi xuống cái hang, đi mãi cuối cùng cũng gặp được
cao nhân, luyện được bí kíp. Ý nghĩ đó khích lệ tôi…
6 năm ở trong hang đá
Đặng
Lê Nguyên Vũ đang ngồi trước cái bàn đặt phía sau cột đá. Hẳn nào không thấy
người nhưng lại thấy tiếng. “Lại đây, lại đây” – Vũ gọi. Tôi chào Vũ, bước tới
nhưng vẫn quay ngang quay dọc ngắm cái hang đá. Cho đến khi đã ngồi hẳn xuống,
đối diện với Vũ qua chiếc bàn đá lớn, tôi vẫn không ngừng nhìn lên, nhìn xuống,
vục mạnh chân vào trong cát… Mọi thứ đều quá lạ lẫm. Tôi đang ở trong một cái
hang. Nó không giống cái hang trong các phim chưởng mà tôi đã xem, sâu hun hút,
ẩm thấp, ngóc ngách và đầy rủi ro. Hang đá của Đặng Lê Nguyên Vũ được phục dựng
từ một cái hang tự nhiên âm vào lòng đồi. Toàn bộ nền hang được đổ cát, trần và
thành có màu sáng hơn đá tự nhiên, hình như được xử lý thêm một lớp vật liệu gì
đó tôi không rõ lắm. Lòng hang rộng rãi, không khí mát mẻ, toàn bộ đồ vật trong
hang đều bằng đá. Một số máy móc, dụng cụ liên quan đến cà phê bằng kim loại
đang được Vũ nghiên cứu để phục vụ “Lối sống minh triết”. Trong hang có một
“phòng ngủ”, tôi được Vũ đồng ý cho vào xem. Để lên phòng ngủ phải leo lên các
tảng đá lớn, nhỏ khấp khểnh (hơi giống những cái hang trong phim tôi đã từng
xem). Trong phòng kê chiếc giường màu trắng, một bếp nhỏ chất than gộc, một cái
lò sưởi giống như ở các nước xứ lạnh… Khu vực này tôi chỉ được dừng chân vài
phút đã bị mời quay ra.
Cửa hang hình tròn, được khoét âm đá
“6 năm Qua ở trong cái
hang này” – Vũ nói, đáp lời chào của tôi. “Nhớ những gì Qua nói, là thật hết.
Những gì Qua trải qua nó kinh khủng lắm. Trời từ khi tạo loài người chưa bao
giờ đích thân thử ai, dạy ai trước khi cho Qua ánh sáng. Thử khủng khiếp lắm,
không ai chịu nổi luôn. Khủng khiếp lắm, trong từng sát na, đau đớn như vậy.
Nhưng phải thử như vậy mới được. Trong hoàn cảnh, nghịch cảnh, trong tất cả các
áp lực, mình còn thiện không? Thiện tâm không. Cái bản lĩnh của mình, mình có
đại định hay không, buông bỏ hay không. Chứ bình thường ai nói cũng hay, ai
cũng hô hào những điều cao đẹp hết. Nhưng đưa vào cảnh giới nào đó là khác
ngay, chạy ngay. Tạo hóa còn giấu loài người nhiều chuyện lắm nhưng cho Qua
biết. Cái gì Qua cũng biết hết. Qua phải như thế nào thì mới được chọn? Thiện
lành là một chuyện, bản lĩnh là một chuyện nhưng kỷ luật tuyệt đối. Như giờ Qua
biết Hằng ngày nào chết luôn. Cái gì xảy ra trong cuộc đời Hằng, từng chuyện Qua
đều biết hết. Nhưng cái gì Qua nói, nói cái gì và không nói cái gì, nói lúc nào
và nói làm sao?” – Vũ nói một hơi.
Quần
trắng, áo nâu, cổ quấn chiếc khăn rằn, Đặng Lê Nguyên Vũ ngồi lọt trong chiếc
ghế được âm một khúc nhỏ vào khối đá phía sau. Nệm ghế dày, bọc vải trắng trông
êm ấm nhưng Vũ thì có vẻ hơi xanh và ốm hơn lần tôi gặp gần nhất.
Dù đã chuẩn bị tâm thế, đã trải qua cuộc gặp năm ngoái, đã nhắn tin trao
đổi không ít lần, tôi vẫn phải định thần lại, tập trung để theo kịp những gì Đặng
Lê Nguyên Vũ nói. Đây là cuộc gặp tôi trông đợi hơn 1 năm nay. Lần gặp trước,
chúng tôi như 2 người bạn xa cách lâu ngày, ào đến một cuộc hội ngộ đông người,
câu chuyện cắt khúc ở giữa không đầu, không cuối. Tôi cố gắng sắp xếp những gì
Đặng Lê Nguyên Vũ nói, hồi tưởng trong ký ức về anh để suy đoán và lý giải về một
Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định đã được “thông linh”. Sau cuộc gặp đó, chúng tôi
chưa có dịp ngồi lại riêng tư với nhau, để tôi được Vũ giải thích cho những
hoang mang của mình. Để nghe Vũ nói về tôi – trong hiểu biết hạn hẹp của mình về
thế giới siêu nhiên thần bí – đã phác họa về anh đúng – sai, thiếu – đủ thế
nào, theo lý giải của chính Vũ chứ không phải suy đoán của tôi.
Phía trong hang đá, nơi Vũ ở ẩn ròng rã 6 năm trời
Có một Đặng Lê Nguyên Vũ lạ lẫm, quen thuộc…
Nhưng
chỉ mới câu đầu, Vũ đã đưa tôi trở lại cảm giác vừa lạ lẫm, vừa quen thuộc. Một
Đặng Lê Nguyên Vũ đã được trời cho ánh sáng vẫn nhấn mạnh “kỷ luật tuyệt đối”,
đồng nhất với một Đặng Lê Nguyên Vũ, luôn coi “kỷ luật” là chìa khóa của thành
công trước đây. Vũ từng nói với tôi : “Điểm yếu nhất của người Việt chính là
tính kỷ luật. Nếu có khát vọng, có ý tưởng, có thực lực… nhưng thiếu kỷ luật
thì cũng khó làm nên việc lớn”.
Cái
cảm giác một Đặng Lê Nguyên Vũ vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm đó liên tục xuất hiện
trong cuộc gặp gỡ lần này giữa chúng tôi.Tôi lại bắt gặp một Đặng Lê Nguyên Vũ
của ngày xưa với quả địa cầu đặt trên chiếc bàn đá lớn nơi chúng tôi ngồi. Những
người chơi với Vũ chắc chắn đều ít nhiều nhìn thấy hình ảnh quen thuộc này. Nhớ
năm xưa ngồi với Vũ ở mái hiên chênh vênh trên sườn đồi, tôi hỏi anh về việc
Việt Nam nhập hàng hóa từ Trung Quốc quá nhiều khiến tỷ lệ nhập siêu ngày càng
lớn, làm thế nào để giảm bớt sự lệ thuộc này? Vũ chỉ quả địa cầu để trên bàn:
“Nếu để thế này, Trung Quốc đang “đè” lên chúng ta. Nhưng nếu để thế này thì
chúng ta “đè” lên họ” – Vũ quay quả địa cầu nửa vòng đẩy vị trí hình chữ S lên
phía trên nói “nhỏ thì phải tinh”. Những điều Vũ nói hàng thập kỷ trước, chỉ
xét riêng trong thương mại với Trung Quốc, vẫn còn nguyên giá trị. Không đầu tư
vào chế biến, không đi vào chất lượng và an toàn thực phẩm, hầu hết hàng Việt
chọn Trung Quốc vì đây là thị trường dễ tính. Chiều ngược lại cũng tương tự,
chúng ta nhập của họ từ máy móc, thiết phụ, nguyên phụ liệu… cũ, lạc hậu, chất
lượng thấp. Tự định vị thấp, rất nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực ngành nghề
không thể nâng cấp, không thể “tinh” để “chơi” với các thị trường lớn, khó tính
mà chịu cảnh phụ thuộc, bị chèn ép, bấp bênh trong thương mại với thị trường
này.
Giờ ở cạnh Vũ vẫn là quả địa cầu. “Qua ngồi ở đâu, bất cứ chỗ nào cũng
có cái tinh cầu như vậy. Từ một cái dẻo nhỏ xíu như thế này (chỉ tay vào dải vẽ
hình chữ S trên quả địa cầu) mà nó nằm giống như trái tim của trái đất. Nhưng
nó phải là tâm của nhân loại này, não của nhân loại này. Lo được cái lo của
nhân loại này thì nó là tâm là não của nhân loại” – Vũ nói.
Quả địa cầu, vật bất ly thân của Đặng Lê Nguyên Vũ
Khát vọng về một Việt Nam
hùng cường vẫn không có gì thay đổi trong Đặng Lê Nguyên Vũ. Đó có lẽ là điều
dễ cảm nhận nhất ở Vũ. Hàng thập kỷ trước, nếu như hầu hết các doanh nhân mà
tôi đã tiếp xúc đều ngại nói những lời “đao to búa lớn” thì Đặng Lê Nguyên Vũ
là một ngoại lệ. Những khái niệm như sự hùng mạnh của quốc gia, quyền lực cà
phê, vận động về nhận thức trên toàn thể người dân, khát vọng dân tộc, nội lực
đất nước, thương hiệu toàn cầu… không bao giờ thiếu trong câu chuyện của anh.
Tôi nhớ một cuộc hội thảo có đầy đủ “bá quan văn võ” năm 2009, trong bài phát biểu
của mình, Đặng Lê Nguyên Vũ nói, hạn chế của doanh nhân Việt là thiếu khát vọng
và khâu tổ chức yếu. Nóng mặt, một vị có tên tuổi ngay lập tức phản ứng “nhược
điểm thứ 3 của doanh nhân Việt là nói lớn”. Vũ không tranh luận, những kiểu đáp
trả như vậy không cản anh nói thẳng những gì mình nghĩ. Vũ kể sau đó, khi đã
hiểu, người này gọi điện cho Vũ dặn dò “Vũ phải làm đến cùng, mặc ai nói gì thì
nói”.
Vũ
vẫn như vậy, đi theo con đường của mình, mặc ai ngoài kia nói gì. Cũng như Vũ
vẫn độ lượng và kiên nhẫn giải thích những câu hỏi quá chi tiết, tỉ mỉ thậm chí
có phần ngây ngô của tôi về những gì đã xảy ra và vẫn đang diễn ra xung quanh
anh. Nhờ thế tôi phát hiện ra trong hành trình “thông linh” mà tôi phác thảo ở
cuộc gặp gỡ năm trước đã bỏ qua một giai đoạn hết sức quan trọng. Đó là 30 ngày
“Trời thử Qua. Khủng khiếp lắm, không ai tưởng tượng nổi đâu. Qua đi qua mọi
cõi quỷ, mọi cõi thần linh. Sống đi chết lại. Nghe đi chứ không hiểu được đâu.
Cái đoạn phim (clip Vũ hô mưa gọi gió đã được tung trên mạng – PV) là nằm trong
những ngày đó chứ người vợ của Qua có lên núi gì đâu”.
Nguồn: Cánh Cò
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét