Chiều 3/11, tại Bangkok, Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
có cuộc gặp với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường. Qua cuộc trao đổi, Thủ tướng đã khẳng định
Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề
nghị Trung Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển bình thường, phù
hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ
chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo theo luật pháp quốc tế.
Cuộc gặp bên lề có ý nghĩa quan trọng giữa hai Chính phủ
Tại cuộc gặp, hai bên nhấn mạnh coi trọng cao độ việc thúc
đẩy mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc phát
triển ổn định, bền vững; nhất trí các biện pháp tăng cường quan hệ hai
nước trong năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao; trao đổi đoàn cấp cao và các cấp.
Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ chúc mừng Việt Nam sẽ đảm
nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc 2020-2021, mong muốn thúc đẩy trao đổi, hợp tác đa phương
giữa hai nước trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng những thành tựu to lớn của
Trung Quốc trong 70 năm qua, nhất là sau hơn 40 năm cải cách mở cửa; khẳng định
Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc; bày tỏ ủng
hộ với sự phát triển của Trung Quốc. Thủ tướng cũng đánh giá cao một
số tiến triển giữa hai nước trong hợp tác kinh tế, thương mại; đề nghị Trung
Quốc tiếp tục có các biện pháp, chính sách cải thiện tình trạng nhập siêu của
Việt Nam đang tăng nhanh; thúc đẩy hơn nữa tiện lợi hóa thông quan tại các cặp
cửa khẩu; giải quyết các vấn đề tồn tại trong các dự án hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng
quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh
vực, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới phức tạp hiện nay. Trung Quốc
mong muốn thúc đẩy, củng cố truyền thống hữu nghị, mở rộng hợp tác giữa hai
nước, coi trọng giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa
hai bên, sử dụng tốt các cơ chế để thúc đẩy hợp tác.
Về vấn đề trên biển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị
hai bên cùng kiểm soát tốt bất đồng, không để ảnh hưởng tới quan hệ
hai nước; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định tại khu vực; tiếp tục thực hiện
nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, Thỏa
thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển
Việt Nam -Trung Quốc; kiên trì giải quyết các vấn đề bằng
biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển 1982; xử lý tốt vấn đề nghề cá và ngư dân; đề nghị Trung
Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển bình thường, phù hợp với luật
pháp quốc tế của Việt Nam; khẳng định Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ
quyền, lãnh thổ, biển đảo theo luật pháp quốc tế; đồng thời tin tưởng rằng vấn
đề này sẽ được giải quyết thoả đáng. Phía Trung Quốc khẳng định mong
muốn kiểm soát tốt bất đồng trên biển, kiềm chế, không để tác động
đến tổng thể quan hệ hai nước.
Có thể thấy, nhưng câu nói trên cho thấy rõ sự nhẹ nhàng mà sâu cay của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại
Bangkok, Thái Lan… Đồng thời, thông qua đối thoại ngoại giao trực tiếp, Thủ
tương Nguyễn Xuân Phúc muốn nhận mạnh một lần nữa, Việt Nam kiên quyết bảo vệ
chủ quyền quốc gia, kiên quyết để có được hòa bình, ổn định
trên tinh thần duy trì một trật tự tuân thủ luật pháp quốc tế. Nhất là vừa qua,
phía TQ có những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên
vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những vết
nhơ trong việc chấp hành luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của
TQ với các nước láng giềng.
Những
trao đổi của Thủ tướng cũng một lần nữa nhắc nhở để TQ thấy được hệ lụy của việc
ngồi xổm trên luật pháp quốc tế đó là càng làm cho an ninh và ổn định trên Biển
Đông hiện rất mong manh, có thể dẫn đến xung đột bất cứ lúc nào. Trước đó, Thủ
tướng khẳng định ASEAN đã giữ vững đoàn kết, thống nhất, thể hiện qua lập trường
nêu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 52, đề cao tầm quan trọng của hòa
bình ổn định, thượng tôn luật pháp quốc tế, bảo đảm an ninh, an toàn tự do
hàng hải, hàng không, nhấn mạnh kiềm chế, không có các hành động làm phức
tạp tình hình, thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc
COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có
UNCLOS 1982. Thủ tướng cũng bày tỏ nguyện vọng của Việt Nam xây dựng Biển Đông
thành vùng biển hòa bình ổn định và phát triển bền vững.
Mã
Phi Long
thông qua cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Trung Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển bình thường, phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo theo luật pháp quốc tế. điều này cho thấy sự cương quyết nhưng không kém phần mềm dẻo của Nước ta trong giải quyết các vấn đề trên biển.
Trả lờiXóa