Đầu tiên :
- Luật dẫn
độ: Là luật liên quan đến các thỏa thuận dẫn độ đặc biệt và hỗ trợ pháp lý lẫn
nhau trong Pháp lệnh các vấn đề hình sự (Cap. 525) để có thể sắp xếp hỗ trợ
pháp lý lẫn nhau giữa Hong Kong và bất kỳ nơi nào ngoài Hong Kong. Dự luật được
chính quyền Hong Kong đề xuất vào tháng 2/2019 để yêu cầu dẫn độ nghi phạm Hong
Kong trong vụ án giết người ở Đài Loan. Chính quyền đề xuất thiết lập cơ chế
chuyển giao những người chạy trốn không chỉ cho Đài Loan mà còn cho Trung Quốc
đại lục và Ma Cao,
- Sau khi
được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, Hong Kong vẫn duy trì hệ thống
chính trị, xã hội và pháp lý riêng theo mô hình "một đất nước, hai chế
độ". Sự ra đời của dự luật gây chỉ trích rộng rãi trong và ngoài Hong
Kong, từ nghề luật, các tổ chức nhà báo, nhóm kinh doanh và chính phủ nước ngoài
vì lo ngại xói mòn hệ thống pháp luật Hong Kong và các biện pháp bảo vệ tích
hợp, cũng như làm tổn hại môi trường kinh doanh của Hong Kong. Họ lo ngại về
nguy cơ công dân Hong Kong và công dân nước ngoài đi qua thành phố có thể bị
đưa ra xét xử cho Trung Quốc đại lục.
Hay nói
nhanh là dân Hong Kong không tin tưởng vào hệ thống pháp luật của đại lục, dù
luật dẫn độ chỉ áp dụng cho tội phạm cấp cao. Và thế là nhiều người Hong Kong
xuống đường biểu tình.
=> Kết
quả: Dự luật bị hoãn vô thời hạn. Đa số người dân đạt được điều họ mong muốn và
quay về cuộc sống thường ngày
Nhưng đến
lúc này mới có vấn đề xảy ra, khi nhóm vô cùng rồi nghề với thành phần chủ yếu
là sinh viên học sinh vẫn không chịu giải tán mà tiếp tục những buổi tuần hành.
Ban đầu còn khá ôn hòa nhưng dần dần trở nên bạo lực khi đánh người không cùng
chính kiến, đập phá của công, đốt xe điện ngầm, ngăn cản người dân đi làm bằng
cách đặt chướng ngại vật ở đường và giao tranh với cảnh sát.
Vậy nguyên
nhân tại sao? Câu trả lời nằm ở bất công xã hội:
- Được sở
hữu nhà riêng luôn là mơ ước của người lao động có thu nhập thấp, phải sống
chui rúc trong những căn phòng ổ chuột ở Hong Kong. Phần lớn người dân Hong
Kong đang phải sống ở những căn phòng rộng 11m2, bên trong chật cứng bởi một
chiếc giường tầng, ghế sô pha, tủ lạnh, máy giặt và một cái bàn nhỏ. Bên trái
cửa ra vào là nhà vệ sinh kiêm nhà tắm, bên phải là bồn rửa bát và bếp. Quần áo
treo lủng lẳng trên trần, khô nhờ đèn trần ống tuýp huỳnh quang phát sáng lờ
mờ. Căn phòng gợi cảm giác như một cái nhà kho chứ không phải nơi để ở, nói
chung là phố cổ Hà Nội gọi bằng cụ.
Một góc sinh hoạt của một bộ phận người dân HK
Dân số Hong
Kong khoảng 7,3 triệu người, trong đó 200.000 người, bao gồm 35.500 trẻ dưới 15
tuổi, đang sống trong "căn hộ được chia nhỏ". Con số này tăng 18% so
với 4 năm trước và không bao gồm hàng nghìn người đang sống tại những nơi như
lều trên tầng thượng, căn hộ phân chia bằng lồng sắt và "nhà quan
tài" là những buồng nhỏ bằng gỗ xếp chồng lên nhau.
Hong Kong
thường xuyên đứng đầu các cuộc khảo sát giá bất động sản toàn cầu. Giá thuê và
mua nhà năm nào cũng tăng, luôn cao chóng mặt. Theo trung tâm tư vấn
Demographia có trụ sở tại Mỹ, giá cả thị trường nhà ở tại Hong Kong liên tục
được xếp vào loại khó có khả năng chi trả nhất trong 7 năm, đánh bại Sydney,
Vancouver và hơn 400 thành phố khác. Giá nhà ở Hong Kong cao gấp 19 lần thu
nhập trung bình của một người.
Giá cả tăng
vọt bất chấp chính quyền thử nhiều biện pháp hạ nhiệt. Bất bình đẳng giàu nghèo
ngày một mở rộng khiến thanh niên Hong Kong từng tổ chức biểu tình năm 2014.
Thế hệ trẻ tuyệt vọng, không mua nổi nhà riêng.
Trong khi
giới trẻ tuyệt vọng về việc nhà ở, công việc thì ngược lại các đại gia đại lục
xách hàng va ly tiền vung mua bất động sản như mua rau ngoài chợ. Điều này đẩy
sự tự ái của giới trẻ Hong Kong lên đỉnh điểm, khi trước giờ họ vẫn nghĩ Hong
Kong làm giàu cho đại lục. Thực tế phũ phàng là đại lục đang ngày càng giàu và
hùng mạnh mà không có Hong Kong, trong khi Hong Kong rơi vào tình trạng suy
thoái kinh tế không còn dẫn đầu như xưa.
Năm ngoái,
tổng sản phẩm quốc nội của Hong Kong tăng 3,8% lên 340 tỷ USD. Mặc dù đạt mức
tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2011, GDP của thành phố/đặc khu kinh tế này
vẫn giảm xuống thấp hơn Thâm Quyến, khi nền kinh tế của thành phố này tăng
trưởng 8,8% lên 355 tỷ USD vào năm 2017.
Sự thay đổi
trong bảng xếp hạng làm nổi bật tích tụ của sự giàu có chưa từng thấy ở Thẩm
Quyến trong suốt bốn thập kỷ qua. Là đặc khu kinh tế đầu tiên do Đặng Tiểu Bình
thành lập, Thâm Quyến từ một làng chài nhỏ đã trở thành một trung tâm sáng tạo
toàn cầu, được gọi là thung lũng Silicon của Trung Quốc.
Đây cũng là
nơi có các gã khổng lồ công nghệ như Tencent Holdings, nhà sản xuất điện thoại
thông minh Huawei Technologies và Da-Jiang Innovations. Được thúc đẩy bởi bối
cảnh đổi mới sôi động, Thâm Quyến đã trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ ba ở
Trung Quốc, sau Bắc Kinh và Thượng Hải.
Ngược lại,
Hong Kong từng thành viên đáng tự hào của "Bốn con rồng châu Á" cùng
với Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan nhưng ngày càng bớt quan trọng đối với
Trung Quốc trong hai thập niên qua. Khi được nước Anh trao trả vào năm 1997,
quy mô kinh tế của đặc khu này chiếm 1/5 nền kinh tế Trung Quốc, nhưng bây giờ
tỷ lệ này là dưới 3%.
Vậy nên thứ
gì đến cũng phải đến, khi bất công xã hội, ranh giới giàu nghèo và sự phân biệt
giữa vùng miền lên đến đỉnh điểm thì bạo lực là việc tất yếu.
Nhưng quan
trọng hơn hết là ĐÂY KHÔNG PHẢI CHUYỆN NHÀ MÌNH!
Nguồn: AK35
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét