|
Một cuộc biểu tình phản đối dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông năm 2019 |
Ngày 01/7/1997, Đặc khu
hành chính Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Quốc sau 156 năm là thuộc địa
riêng biệt của Anh. Lễ chuyển giao đã được thực hiện tại Trung tâm Hội nghị và
Triển lãm Hồng Kông. Trước khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, năm 1984
giữa Anh và Trung Quốc đã ký với nhau một tuyên bố, còn gọi là “Tuyên bố chung
Trung - Anh”. Theo Tuyên bố chung này, Trung Quốc đồng ý quản lý Hồng Kông
theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông sẽ được hưởng “một mức độ
tự trị cao, trừ các vấn đề quốc phòng và ngoại giao” cho 50 năm sau.
Theo Luật Cơ bản (còn gọi
là Hiến pháp) của Hồng Kông, chính quyền địa phương Hồng Kông nắm giữ chủ quyền lãnh
thổ, ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao. Đặc khu hành chính Hồng Kông có toàn quyền kiểm soát hệ thống luật pháp, trật tự an toàn xã hội, tiền tệ, thuế quan, nhập cư và cử người tham gia vào các tổ chức quốc tế và sự kiện quốc tế... mà không phụ thuộc vào chính quyền Trung ương Trung Quốc. Để Đặc khu hành chính Hồng Kông có quyền tự trị cao trong quan hệ với chính quyền Trung ương Trung Quốc, Luật Cơ bản xác định: Chính phủ Trung ương không can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền của Đặc khu hành chính Hồng Kông; chính quyền Đặc khu hành chính có quyền đưa ra các quyết định cuối cùng về việc thuộc thẩm quyền của mình, không cần có sự đồng ý của Chính phủ Trung ương; chính quyền Đặc khu hành chính có quyền lựa chọn các phương tiện để thực hiện quyền hạn của mình.
Với 156 năm là thuộc địa
riêng biệt của Anh, kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường. Hồng Kông được đánh giá là một nền kinh tế năng động, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong những
trung tâm tài chính toàn cầu quan trọng, nắm giữ điểm số chỉ số phát triển tài
chính cao nhất. Hiện nay, kinh tế Hồng Kông chủ yếu
là dịch vụ, chiếm 92,7% tỷ trọng của nền kinh tế, trong khi đó công nghiệp chỉ còn
chiếm khoảng 8 - 9%. Đặc trưng của kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế mở theo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa theo cơ chế thị trường tự do, thuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ.
Về văn hóa, do là thuộc
địa riêng biệt của Anh trong nhiều năm, cũng như sự tách biệt chính trị với
phần còn lại của vùng Lĩnh Nam đã dẫn đến một bản sắc địa phương độc đáo của
Hồng Kông. Các yếu tố của văn hóa Quảng Đông truyền thống kết hợp với ảnh hưởng
của Anh đã định hình Hồng Kông trong mọi khía cạnh của thành phố, trải dài từ
luật pháp, chính trị, giáo dục, ngôn ngữ, ẩm thực và cách suy nghĩ. Chính vì lý
do này mà người Hồng Kông tự hào về văn hóa của họ và thường tự gọi mình là
“người Hồng Kông”, để phân biệt với người Hán, với Trung Quốc đại lục.
Về xã hội, một trong những
điểm đặc trưng, nổi bật của xã hội Hồng Kông đó là nền dân chủ mở, nơi mà các
quyền tự do dân chủ, nhất là tự do cá nhân luôn được đề cao. Bởi vậy mà người Hồng Kông luôn đề cao quyền tự do, dân chủ,
thích tự do, dân chủ, dễ tham gia biểu tình. Theo nguyên tắc “một quốc gia, hai
chế độ”, Hồng Kông vẫn tiếp tục duy trì hệ thống chính
quyền, lập pháp, kinh tế và tài chính, thương mại của riêng mình và độc lập với
chính quyền Trung ương Trung Quốc. Chính vì vậy, người dân Hồng Kông luôn nhạy cảm với bất kỳ hành động
nào của chính quyền Đặc khu, nhất là các hành động liên quan đến chính quyền
Trung ương Trung Quốc. Họ không muốn Hồng Kông trở thành “một quốc gia, một chế độ”
với Trung Quốc đại lục. Điều này đã được người Hồng Kông
thể hiện bằng các cuộc biểu tình đòi dân chủ, biểu tình phản đối sự can thiệp
ngày càng sâu của Trung Quốc đại lục vào Hồng Kông. Trong đó, nổi bật là sự
kiện biểu tình phản đối Luật Cơ bản năm 2003, biểu tình phản đối xây dựng đường
sắt cao tốc năm 2010; biểu tình đòi dân chủ dưới tên gọi “Cách mạng ô dù” năm
2014 và biểu tình phản đối dự luật Dẫn độ năm 2019, 2020.
Đặc biệt, trong xã hội Hồng Kông hiện nay, vấn đề quan
hệ giữa người Hồng Kông với người Trung Quốc đại lục luôn
căng thẳng. Sự khác biệt văn hóa, nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, chính
sách khuyến khích du khách đại lục đến Hồng Kông, môi trường kinh tế,
quan niệm về quyền tự do dân chủ… là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự căng
thẳng này. Là một nền kinh tế phát triển với mức sống cao, văn hóa Hồng Kông có những giá trị khác
nhau liên quan đến quyền sở hữu xã hội so với Trung Quốc đại lục.
Hồng Kông cũng là một xã hội đa
sắc tộc với các giá trị văn hóa khác nhau liên quan đến chủng tộc, ngôn ngữ so
với những người từ Trung Quốc đại lục di cư đến. Một số người Hồng Kông quan niệm người đại lục
là thô lỗ, bất lịch sự. Điều này dẫn đến sự không chấp nhận của người Hồng Kông với người đại lục, nhất
là khi họ đi du lịch ở Hồng Kông. Trong khi đó, một số
người đại lục lại luôn nhìn Hồng Kông với sự nghi ngờ. Những
điều này tạo nên mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội, nhất là mâu thuẫn giữa giới
trẻ với giới đại tư bản Hồng Kông thân Trung Quốc đại
lục, giữa giới trẻ với chính quyền thân Trung Quốc.
Bên cạnh đó, trong giới
chính trị gia Hồng Kông hiện nay có nhiều quan điểm khác
nhau về mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Nếu như phe thân với chính quyền
Trung ương có xu hướng tập trung vào khía cạnh “một quốc gia”, thì phe ủng hộ
dân chủ lại tập trung vào khía cạnh “hai chế độ”, xem Hồng Kông là một phần của Trung
Quốc, nhưng Hồng Kông phải phát triển thêm các thể chế
dân chủ và bảo vệ các quyền tự do và nhân quyền để đạt được sự thịnh vượng khi
hợp tác với đại lục.
Những điều này càng làm
cho mối quan hệ giữa Hồng Kông với Trung Quốc đại lục
thêm căng thẳng và tạo ra những khoảng cách nhất định. Một vấn đề nữa nổi lên
trong xã hội Hồng Kông đó là, hầu hết người Hồng Kông có điểm chung là họ tự
hào về các quyền tự do rộng rãi và nền tư pháp mà họ thừa hưởng từ chính quyền
thuộc địa Anh trước đây. Họ cho rằng, những giá trị này duy trì sự đa dạng và
làm nên sự thịnh vượng của xã hội Hồng Kông. Chính vì vậy, người
dân Hồng Kông dễ “tức giận” với chính quyền,
nhất là khi họ cảm thấy chính quyền đang ngày càng chiều theo sức ép từ Bắc
Kinh và đang biến Hồng Kông trở thành một thành phố giống bất
kỳ thành phố nào khác ở Trung Quốc đại lục.
Có thể thấy rằng, dù Hồng
Kông đã được trao trả cho Trung Quốc hơn 20 năm, tuy nhiên giữa Hồng Kông và
Trung Quốc vẫn còn rất nhiều hố sâu khoảng cách chưa thể lấp đầy. Trung Quốc
muốn quản lý toàn diện Hồng Kông giống như những thành phố, đặc khu khác của
Trung Quốc, nhưng người Hồng Kông lại không muốn vậy. Họ muốn được tự do, dân
chủ, được tách biệt với chính quyền Trung ương, được giống như những gì họ đã
có trước đây. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại
lục luôn tồn tại những khoảng cách, bất đồng.
Việc Trung Quốc thông qua
Luật An ninh Hồng Kông vừa rồi thực chất là những động thái, bước đi để nhằm
kiểm soát toàn diện Hồng Kông. Đó là lộ trình mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm
kiểm soát hoàn toàn Đặc khu này sau thời hạn 50 năm Hồng Kông được hưởng “mức
độ tự trị cao” từ “Tuyên bố chung Trung - Anh” năm 1984.
Việt Nguyễn
Trung Quốc muốn quản lý toàn diện Hồng Kông giống như những thành phố, đặc khu khác của Trung Quốc, nhưng người Hồng Kông lại không muốn vậy. Họ muốn được tự do, dân chủ, được tách biệt với chính quyền Trung ương, được giống như những gì họ đã có trước đây
Trả lờiXóatheo luật đặc khu thì khi mà đã kí kết với bên thứ 3 chịu trách nhiệm cho đặc khu thì phải coi đó như một nơi có chủ quyền riêng có chế độ riêng, không được can thiệp vào những gì mà Hồng Kong làm trừ những thứ gây phương hại đến an ninh quốc gia
XóaDù Hồng Kông đã được trao trả cho Trung Quốc hơn 20 năm, tuy nhiên giữa Hồng Kông và Trung Quốc vẫn còn rất nhiều hố sâu khoảng cách chưa thể lấp đầy. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục luôn tồn tại những khoảng cách, bất đồng.
Trả lờiXóaở cùng một đất nước nhưng lại là 2 chế độ khác biệt nhau, Hông kong theo tư bản chủ nghĩa còn Trung quốc lại theo xã hội chủ nghĩa, mặc dù họ đã bị trao trả cho Trung Quốc nhưng những thói quen hay văn hóa thì khó mà bị thay đổi
XóaHồng Kong và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất lớn chưa thể lấp đầy được. Hầu hết người Hồng Kông có điểm chung là họ tự hào về các quyền tự do rộng rãi và nền tư pháp mà họ thừa hưởng từ chính quyền thuộc địa Anh trước đây. Họ cho rằng, những giá trị này duy trì sự đa dạng và làm nên sự thịnh vượng của xã hội Hồng Kông
Trả lờiXóaHồng Kong như một nước tư bản nằm trong Trung QUốc, con người ở đây sống tự do phóng khoáng theo kiểu tư bản chủ nghĩa, bây giờ bị trao trả cho Trung QUốc thì chẳng khác gì một cú shock lớn phải thay đổi hết nếp sống cũng như văn hóa
XóaHồng Kông không phải là một quốc gia như nhiều người vẫn lầm tưởng mà là một trong những khu vực bán tự trị của Trung Quốc. Hiện nay, Hồng Kông đang hoạt động theo nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống”. Điều này đã được nêu trong Tuyên bố Trung – Anh vào năm 1984
Trả lờiXóaHồng Kong trước đây là thuộc địa của ANh vì vậy những nét đặc trưng của con người nơi đây giống với nét đặc trưng của người ANh của người phương Tây, mà 2 chế độ tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa như hai thái cực thì việc mâu thuẫn là điều tất yếu
XóaNăm 1997, Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc, lúc này nó đã là một lãnh thổ bán tự trị với nền kinh tế vô cùng phát triển. Cũng bởi vì vậy mà nền kinh tế tư bản của Hồng Kông cùng hệ thống pháp lý độc lập được duy trì tại chỗ chứ không phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục
Trả lờiXóaHồng Kong ở trên bản đồ được ghi rõ như một vùng độc lập không chịu sự cai trị của Trung QUốc nhưng trên thực tế thì họ đã được trao trả cho Trung QUốc từ 20 năm trước rồi, tuy thời gian lâu là vậy nhưng những mâu thuẫn vẫn chưa đưuọc giải quyết
XóaĐặc khu hành chính Hồng Kông có toàn quyền kiểm soát hệ thống luật pháp, trật tự an toàn xã hội, tiền tệ, thuế quan, nhập cư và cử người tham gia vào các tổ chức quốc tế và sự kiện quốc tế... mà không phụ thuộc vào chính quyền Trung ương Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều người đang hiểu nhầm rồi.
Trả lờiXóaĐặc khu Hồng Kong có quyền tự chủ về kinh tế nhưng không hoàn toàn tự chủ không chịu sự cai trị của Trung QUốc chính vì vậy việc mâu thuẫn giữa người dân Hông Kong với Trung QUốc là điều tất yếu và không có gì phải nghi ngờ
Xóa