Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng về
các ý kiến trên Twitter của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân
Oánh về Biển Đông.
Trả
lời câu hỏi tại họp báo thường kỳ chiều 16/7 về một loạt dòng trạng thái của bà
Hoa Xuân Oánh trong đó có nhiều thông tin bịa đặt về Biển Đông, người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
Bà Lê Thị Thu Hằng
“Việt
Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của
mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.
“Chúng
tôi cho rằng tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc
tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”, bà Hằng nhấn mạnh thêm.
Ngày
14/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đăng nhiều dòng
trạng thái trên Twitter về Biển Đông và phê phán Mỹ chỉ một ngày sau tuyên bố
cứng rắn của Ngoại trưởng Mike Pompeo về Biển Đông.
Trong đó, bà Hoa Xuân Oánh
bịa đặt rằng các quyền liên quan của Trung Quốc ở Biển Đông đã được thiết lập
từ lịch sử, do hoạt động của Trung Quốc tại khu vực cách đây 2.000 năm.
Cũng
trong họp báo chiều 16/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng
trả lời thêm câu hỏi về vấn đề Biển Đông của phóng viên hãng thông tấn AFP.
Theo bà Hằng, trong một
thế giới hội nhập và phát triển như ngày nay, việc các quốc gia thể hiện thiện
chí và phát triển quan hệ hữu nghị với nhau là xu thế tất yếu và đóng góp thiết
thực cho hòa bình, ổn định chung của khu vực và thế giới.
“Quan
điểm, chủ trương và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là rõ
ràng và nhất quán. Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, phát
triển hợp tác với tất cả các đối tác trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng luật
pháp quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và toàn
thế giới”, bà Lê Thị Thu Hằng nói với báo giới.
Khải Hoàn
Tại sao Trung Quốc năm lần bảy lượt tự cho rằng Trung Quốc có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lí để hoạt động trên biển đông nhưng lại không bao giờ công khai những bằng chứng đó trên truyền thông, vậy liệu có phải là nói suông
Trả lờiXóaTrung QUốc năm lần bảy lượt đòi thực hiện yêu sách đường lưỡi bò của họ là bởi vì họ muốn chiếm trọn toàn bộ biển Đông, muốn chiếm lấy hết những tài nguyên khoáng sản mà biển ĐÔng chứa đựng chứ không phải mục đích gì khác
XóaViệt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế
Trả lờiXóaHoa Xuân Ánh phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung QUốc nói rằng chủ quyền của Trung QUốc trên biển ĐÔng đã có từ 2000 năm trước nhưng đó là lời nói không có cơ sở, chỉ có Việt Nam mới đưa ra bằng chứng lịch sử thôi
Xóachúng”.
Trả lờiXóaTrong năm 2009, Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn để minh chứng cho yêu sách của mình mà không có sự giải thích nào. Đã có nhiều cách giải thích từ các học giả. Con đường này có thể được coi là biên giới quốc gia, yêu sách toàn bộ các đảo và đặt tất cả vùng nước trong phạm vi của nó dưới chế độ nội thủy. Đây có thể chỉ là yêu sách các đảo trong phạm vi của đường và vùng nước kế cận chỉ các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà các đảo đá được hưởng theo Công ước
yêu sách bản đồ 9 đoạn của Trung quốc hay là mới đây có tứ Sa là những điều vô lý hết sức. Trung QUốc không có một cơ sở nào chứng minh vùng biển này là của họ mà chỉ tự nghĩ ra bản đồ rồi đưa ra yêu sách đòi các nước công nhận
XóaTòa trọng tài vụ kiện Biển Đông cho rằng không có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc có các quyền lịch sử đối với tài nguyên trong các vùng nước thuộc phạm vi đường 9 đoạn và nếu có thì các quyền lịch sử này cũng đã bị thay thế bới các quy định về các vùng biển của Công ước Luật biển 1982. Tòa bác bỏ yêu sách vùng nước trong phạm vi đường 9 đoạn và không đề cập tới yêu sách đảo trong đó
Trả lờiXóatòa trọng tài quốc tế đã cho rằng Trung QUốc sai hoàn toàn, Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung QUốc còn có những hành động vô nhân tính như bắt giữ, đâm hỏng tàu ngư dân của Việt Nam và các nước ĐÔng Nam A
XóaTheo bà Hằng, Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại, cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Trả lờiXóaViệc Trung QUốc tự ý đưa ra yêu sách và tự chấp nhận nó là hoàn toàn phi lí, nó đã khiến cho các nước trên thế giới vô cùng tức giận, ngay cả Mỹ cũng đã có những bác bỏ cứng rắn về yêu sách vô lí của Trung QUốc
XóaViệt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Trunng quốc nên chấm dứt hành vi sai trái của mình đối với hai quần đảo này.
Trả lờiXóaHoàng Sa Trường sa là của Việt nam điều đó được Việt Nam chứng minh bằng cách đưa ra nhwunxg giấy tờ chứng minh lịch sử cha ông ta đã khai phá ra 2 quần đảo này, bây giờ Trung QUốc đòi cướp trắng nhưu vậy không được
XóaHoa Xuân Oánh bịa đặt rằng các quyền liên quan của Trung Quốc ở Biển Đông đã được thiết lập từ lịch sử, do hoạt động của Trung Quốc tại khu vực cách đây 2.000 năm. Đúng là con mụ người Tầu này không biết đọc lịch sử rồi, cứ thủ dâm như vậy thì ai chơi.
Trả lờiXóaHoa Xuân ÁNh bịa đặt các quyền liên quan của TRung QUốc ở Biển ĐÔng có từ 2000 về trước nhưng bà ta chỉ nói chứ không đưa ra cơ sở chứng minh. CHính vì vậy Trung QUốc không có quyền gì liên quan trên vùng đặc quyền kinh tế của nước khác nữa
XóaVề chủ quyền ở Biển Đông chỉ đơn phương Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình chứ phần còn lại của thế giới đâu có ai ủng hộ, cảm tưởng như ông này chơi một mình ấy, sớm muộn gì cũng bị cả thế giới nó tụm lại oánh cho sml
Trả lờiXóachủ quyền là phải do cả thế giới công nhận chứ không thể một mình Trung QUốc tự nhận như vậy được, cái đường lưỡi bò mà Trung QUốc vẽ ra là hết sức phi lí khi mà họ không có một chút đặc quyền nào ở đó cả
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaVô chứng, vô pháp ! Cả lịch sử và luật pháp đều không ủng hộ cho phát ngôn này của bà đâu, bà Hoa Xuân Oánh ạ! Bà cần phân biệt rõ việc xuất bản một bản đồ của một cá nhân nào đó trong nội bộ Trung Quốc với việc thông báo một cách chính thức trước cộng đồng quốc tế
Trả lờiXóaViệt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển hợp tác với tất cả các đối tác trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển!
Trả lờiXóa