“Qụa đen” Đặng Hữu Nam tỏ ra cay cú với kết quả bầu cử tại Đại hội XIII

tháng 1 31, 2021 |

 

Mã Phi Long

Năm 2020 là một năm đầy sóng gió với linh mục Đặng Hữu Nam, nhất là giai đoạn sau khi Tòa Giám mục Giáo phận Vinh có Văn thư số 1320/TB-TGM, trong đó có nội dung cho linh mục Đặng Hữu Nam (SN1976, quê quán Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An, nguyên quản xứ Mỹ Khánh, Giáo phận Vinh) nghỉ mục vụ và về sinh hoạt tôn giáo tại Tòa giám mục. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời một người mục tử, và theo ngôn ngữ thuộc phía giáo hội Công giáo thì đó chẳng khác nào một hình thức “treo chén”.


Đặng Hữu Nam luôn dậy sóng với những phát ngôn xuyên tạc

Theo quy định của giáo hội, “Treo chén” là một động thái tạm gọi là “bị rút năng quyền” dành cho một linh mục Công giáo đã làm những điều sai trái vi phạm giáo luật, đi ngược với lợi ích của giáo hội và xã hội. Một khi đã bị “bị rút năng quyền” tạm thời hay vĩnh viễn thì linh mục đó không có quyền thực hành mọi tác vụ – năng quyền của mình kể cả trong và ngoài giáo phận như cử hành các lễ tạ ơn, cử hành các bí tích rửa tội, thêm sức, hòa giải, xức dầu bệnh nhân và chứng hôn, không được giảng dạy giáo lý và tin mừng,…(giáo luật số 1333).

Dẫn tới hệ lụy đó chính là việc vị linh mục này luôn có đi ngược với các quy định của giáo hội, không tuân phục Bề trên. Mặc dù đã nhiều lần được nhắc nhở nhưng y vẫn cố tính gây ra nhiều sự việc làm méo mó hình ảnh người Công giáo. Có thể kể tới vài “thành tích” chống phá nổi bật của linh mục này như: cầm đầu các hoạt động chống phá, kích động giáo dân gây mất ANTT, đi ngược lại lợi ích dân tộc như: kích động giáo dân biểu tình, gây ách tắc quốc lộ 1A; đập phá xe của cơ quan chức năng, ném đá bị thương những người thi hành công vụ, buộc trẻ em xuống đường biểu tình; rao giảng xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước…




Công việc chính của Đặng Hữu Nam sau khi bị treo chén

Sau khi không được thực hành các hoạt động mục vụ, gần đây Đặng Hữu Nam tỏ ra bất mãn với quy định của giáo hội, tự thay đổi cách xưng hô của mình. Đặc biệt gần đây, y không thích được giáo dân gọi là linh mục nữa mà gọi mình là ông “chăn gà”. Nguyễn nhân là do bị treo chén, rảnh rỗi không có việc gì làm, chẳng xứ đạo nào mời tham gia hoạt động tôn giáo nên y đã tham gia cùng các đoàn thiện nguyện đi cấp gà giống cho những người có điều kiện kinh tế khó khăn.

Cũng bởi bị treo chén, nên hầu hết thời gian của linh mục Nam đều dành cho việc lướt web, lang thang, chửi đổng trên mạng xã hội. Và liên quan đến lỳ Đại hội Đảng thứ XIII đang diễn ra tại Hà Nội, linh mục Đặng Hữu Nam liên tục chia sẻ các thông tin xuyên tạc nhằm phá hoại Đại hội.



Đặng Hữu Nam liên tục bày tỏ quan điểm cực đoan, phản động trên mạng xã hội

Nhưng qua đây, Đặng Hữu Nam cho thấy rõ trình độ hiểu biết thấp kèm của mình. Vì gần như linh mục này chỉ giở trò “té nước theo mưa”, chia sẻ bài viết của những đối tượng chống đối khác. Còn bản thân y thì vu vơ vài câu chửi đổng hoặc làm thơ “con cóc” để xuyên tạc, chống phá. Vậy mà cũng có những kẻ vào comment và like được thì đúng là “cá mè một lứa”.

Đáng chú ý, hôm nay, khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Đại hội tín nhiệm với số phiếu cao đã tái đắc cử vị trí Tổng Bí thư, ngay lập tức linh mục này lại giở trò “cắn càn”, liên tục có những phát ngôn thiếu chuẩn mực của một người chức sắc tôn giáo khi nói về đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, việc đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Đại hội tiếp tục giới thiệu và bầu làm TBT là một sự kiện quan trọng thể hiện ý Đảng, lòng dân, mong chờ những người có đức, có tài tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đây không phải là lần đầu linh mục này có những lời lẽ “lộng ngôn” như vậy. Mặc dù đã nhiều lần được Bề trên giáo phận nhắc nhở, chấn chỉnh, nhưng ông ta vẫn “chây ỳ” ngựa quen đường cũ, cố chấp chống phá đến cùng. Vậy nên, rất mong thời gian tới, phía giáo hội Công giáo cần nghiêm trị những thành phần phá đời, phản đạo này. Nếu cứ tiếp tục, có lẽ sẽ chẳng có môt kết cục tốt đẹp với Đặng Hữu Nam ở phía trước.

Read more…

Hà Nội: Quyết tâm phòng, chống dịch Covid-19

tháng 1 30, 2021 |

        


Trong không khí cả dân tộc đang nao nức đón một mùa xuân mới, thì diễn biến dịch bệnh Covid 19 lại có dấu hiệu phức tạp trở lại. Với tình thần “không để lãng phí một giờ, một phút nào”, thủ đô Hà Nội đã triển khai quyết liệt các giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn; cần khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh.

 

Nhận định tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp và việc phát hiện các ca bệnh tại Quảng Ninh và Hải Dương cho thấy, tác nhân gây bệnh đã lưu hành và tồn tại trong cộng đồng, dịch hoàn toàn có thể lây lan, bùng phát ra các tỉnh, thành phố khác, trong đó có Hà Nội. Bên cạnh đó, dịp Tết Nguyên đán đang gần kề, tâm lý của người dân muốn về quê ăn Tết nên có thể sẽ gia tăng tình trạng vượt biên trái phép làm tăng nguy cơ dịch xâm nhập. Ngoài ra, sắp tới sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, lễ hội nên sự giao thương, đi lại sẽ tăng, đồng thời còn một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Vì vậy, nguy cơ dịch xuất hiện và lây nhiễm trong cộng đồng là rất cao

 

Trước tình hình trên, các quận, huyện, thị xã đã vào cuộc với tinh thần nhanh hơn, quyết liệt hơn, nhất là hai địa bàn Cầu Giấy, Hai Bà Trưng - nơi có 2 ca mắc Covid-19 trong đợt dịch này. Tại địa bàn quận Cầu Giấy, do có bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2 tại số 58 ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn nên ngay trong đêm 28-1, quận đã chủ động kích hoạt hệ thống phòng dịch ở mức độ cao hơn. Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho các trường liên quan đến ca bệnh, phun khử khuẩn nơi bệnh nhân sinh sống và cách ly các trường hợp theo quy định. Ngay trong đêm 28/1 và ngày 29/1, lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng đã có cuộc họp khẩn với đại diện Sở Y tế Hà Nội để có biện pháp khẩn cấp ngăn chặn dịch lây lan sau khi có thông tin về trường hợp bệnh nhân tại tòa nhà T6, Khu đô thị Times City (phường Vĩnh Tuy) dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

 

Ghi nhận tại các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Nước Ngầm cho thấy, các bến xe vẫn nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như tuyên truyền trên qua truyền thanh các quy định về phòng, chống dịch; đo thân nhiệt cho hành khách; nhắc nhở các hành khách đeo khẩu trang...

 

Tại các huyện ngoại thành, UBND huyện và các đơn vị chức năng, chuyên môn tăng cường tuyên truyền cho người dân để nắm bắt thông tin và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời, không hoang mang, thực hiện thông điệp "5K" của Bộ Y tế.

 

Tại các khu đô thị, chung cư có thể thấy những ngày qua, người dân chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Tất cả các quận, huyện đã kích hoạt trở lại hệ thống trực phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ quan, đơn vị; yêu cầu Trung tâm Y tế phối hợp với Công an các ssown điều tra, rà soát, lập danh sách các trường hợp đi về từ vùng dịch, đẩy mạnh tuyên truyền việc sát khuẩn tay và hạn chế tập trung đông người; xử phạt nghiêm những trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng.

 

Các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền ý thức, tinh thần, trách nhiệm của người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến nghị của Bộ Y tế. Hướng dẫn các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan xí nghiệp đơn vị trên địa bàn hạn chế tổ chức các sự kiện không cần thiết.

 

Đặc biệt phát động phong trào quần chúng, huy động mặt trận các đoàn thể tại địa phương tuyên truyền tới từng tổ dân phố, khu dân cư, hộ gia đình với phương châm (đi từng ngõ, gõ từng nhà), mỗi người dân như là một chiến sỹ trinh sát nhằm phát hiện tố giác những trường hợp không chấp hành việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế và thành phố, đặc biệt phát giác và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn.

 

Đồng thời, cần khuyến nghị cộng đồng mạng không lan truyền, chia sẻ tin giả, những tin ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chỉ đạo chống dịch Covid-19 gây hoang mang, bất ổn trong xã hội.

 

Có thể thấy các hoạt động vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, không để đình trệ vì các lực lượng chức năng của chúng ta đã quen với việc phòng, chống dịch rồi. Thành phố quyết tâm chiến thắng dịch thêm một lần nữa để bảo vệ bình yên cho Thủ đô. Người dân rất hy vọng Hà Nội phải nhanh hơn, quyết liệt hơn trong phòng, chống dịch Covid-19 để nhân dân Thủ đô vui Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề.

 

                                                                                      Ngọc Lan

Read more…

Niềm tin và sự đoàn kết là bí quyết để chiến thắng dịch bệnh Covid 19

tháng 1 29, 2021 |

 

Mã Phi Long

Làn sóng dịch bệnh Covid 19 thứ 3 đã và đang hoành hành tại hai tỉnh Hai Dương và Quảng Ninh của Việt Nam trong những ngày cận kề Tết Nguyên Đán. Đây là điều không ai muốn, vì mỗi người Việt Nam đi làm ăn xa, được về quê ăn Tết, đoàn viên cũng gia đình là một điều gì đó rất thiêng liêng đã được đúc kết thành truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên, mặc dù hiện nay, tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp gắn với chủng mới của dịch bệnh Covid 19, nhưng với kinh nghiệm và cách chống dịch của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ tới trong ít ngày tới. Nhưng điều quan trọng, lần dịch này toàn đảng, toàn dân, toàn quân se phải đoàn kết chống dịch thần tộc, với hy vọng dịch bệnh sẽ được đẩy lùi, để dân tôc ta đón một mùa xuân tươi đẹp, an toàn, vui vẻ, và cùng với đó là niềm vui kép sau sự thành công của Đại hội Đảng XIII đang diễn ra.



Để thực hiện thành công, bên cạnh việc đoàn kết chống dịch, thì một trong những điều kiện không thể thiếu được tương tự như các lần dịch bệnh trước đó là phải thực hiện nhiệm vụ kép, vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa phải chống đich trong giặc.

Vì thực tế cho thấy, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”, và giặc ở đây chính là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch COVID-19 để chống phá cách mạng Việt Nam. Đó là những kẻ “nối giáo cho giặc”, là những người giấu bệnh, khai báo y tế không trung thực, chống và trốn cách ly, không chấp hành lệnh cấm tụ tập, tiếp xúc đông người… làm lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, “giặc” ở đây còn là những người vì tư lợi cá nhân, vì thích thể hiện sự nguy hiểm nên đã lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ trục lợi, nâng giá, bắt chẹt người mua, sản xuất hàng giả buôn lậu hàng hóa y tế ra nước ngoài; lợi dụng dịch bệnh để thể hiện ta đây rất thạo tin... Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để phao tin đồn nhảm, làm rối lòng quân, gây hoang mang trong dân gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch của Việt Nam…


Hai tướng quân tuyến đầu chống dịch

Các loại giặc trên đều nguy hiểm như nhau và là đối tượng phải tiêu diệt (dịch COVID-19 là “giặc vô hình” (mắt thường không thể thấy được làm người ta mắc bệnh và tử vong; đó là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị; do đó, chống giặc dịch được hiểu là chống “giặc COVID-19” để cứu người, bảo vệ Tổ quốc. Thứ “giặc” còn lại cũng nguy hiểm không kém nên đặt ra tính cấp bách và là “đối tượng” phải phòng, chống nhanh chóng và kịp thời.

Do vậy, muốn dịch bệnh được đẩy lùi sớm, thì điều kiện cần là các biện pháp chống dịch truyền thống, còn điều kiện đủ là các biện pháp phi truyền thống. Do đó, bên canh việc chủ động phòng dịch, mọi người dân hãy kiên trì lắng nghe các thông tin chính thống từ phía chính quyền và các cơ quan ban ngành liên quan. Tránh hoang mang lo sợ bởi những thông tin độc, hại không được kiểm chứng. Vì chúng ta có quyền đặt niềm tin vào những người lãnh đạo cuộc chiến này và sự hỗ trợ đắc lực của nhân dân.

Đặc biệt, vì uy tín, vì tính mạng và lợi ích của dân tộc, những người tuyến đầu chống dịch sẽ không bao giờ để nhân dân ta lo lắng và thất vọng cả. Thế nên, điều cần thiết lúc này đó là thực hiện đúng theo hướng dẫn 5K và chung tay, giúp sức với niềm tin tuyệt đối để một lần nữa chúng ta được tận hưởng chiến thắng dịch bệnh thêm lần nữa.

 

Read more…

Những kẻ cố tình xuyên tạc vụ Đông Tâm có dám nhìn vào những hình ảnh này ?

tháng 1 28, 2021 |


Mã Phi Long

Vậy là tròn một giỗ với 3 đồng chí công an đã hy sinh trong vụ án Đông Tâm, và cũng tròn 1 năm những giọt nước mắt của người thân, đồng chí, đồng đội được giấu kín vào trong để các anh yên nghỉ. Nhưng nhìn những hình ảnh đẹp mà đồng chí, đồng đội đến viếng thăm các chiến sỹ khiến cho chúng ta khó giấu nổi sự xúc động.


Đoàn thanh niên CATP đến thắp hương cho liệt sỹ Phạm Công Huy

Nhưng có lẽ, những hình ảnh thuộc về gia đình liệt sĩ Phạm Công Huy có lẽ khiến cho chúng ta đồng cảm nhiều hơn nữa với hoàn cảnh của liệt sĩ với sự xuất hiện của đứa con gái bé bỏng của anh.

Còn nhớ cách đây tròn một năm, dù là người có tinh thần thép như những người tướng lĩnh dạn dầy sương khói cũng không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh cháu bé (con gái liệt sỹ Huy) chịu tang bố với chiếc khăn tang dài trên trán. Thương cho cháu bé còn quá nhỏ để thấu hiểu sự mất mát ton lớn mà chỉ sau này khi lớn lên, cháu mới cảm nhận hết sự thiếu thốn to lớn này.



Những hình ảnh đầy xúc động

Sự thiệt thòi đến từ tất cả, cháu bé khi đó còn chưa nhận thức được điều kinh hoàng gì đã xảy đến bên cuộc đời mình. Và giờ đây, khi cháu đã chập chững bước đi, cháu đã thấy được những gì xung quanh, được dạy để học cách yêu thương nhưng sẽ còn dài để cháu cảm thấy điều mất mát đó không chỉ là nỗi đau, nó còn đi cùng với sự nhớ thương khôn xiết, là niềm tự hào trên hành trình sắp tới mà cháu sẽ đi và trưởng thành dưới bóng dáng người cha đi mãi không về.


Con gái Liệt sĩ Huy đã cảm nhận phần nào sự thiếu vắng hơi ấm của người bố

Nhưng nhìn hình ảnh cháu thơm lên ngội mộ của liệt sỹ Phạm Công Huy lại khiến cho chúng ta rơi lệ thêm lần nữa. Đó là sự thiêng liêng tình “phụ - tử” mà không một lời văn nào có thể diễn tả được điều đó.

Chắc chắn, khi lớn lên, với những sự yêu thương của gia đình, từ người mẹ đã khóc từng đêm vì nhớ chồng, từ sự đau đớn như đứt từng khúc ruột của ông bà, cháu sẽ biết mình cần phải làm gì, làm như thế nào để viết nốt những điều mà người cha của mình đã viết. Khi đó, cháu sẽ hiểu, để cho cuộc sống hôm nay có được sự bình yên, êm đềm như những con sông nước lặng mùa thu là bao sự hi sinh từ thầm lặng đến anh dũng.

Những sự sinh đó đến từ những việc làm nhỏ nhất đến lớn nhất. Không ai sống mãi trong hoài niệm và ký ước, bởi tất cả sẽ phải bước tiếp bằng đôi chân của chính mình. Chính vì vậy, hi vọng rằng, mai sau cháu sẽ cảm nhận thấy những nhắn gửi đầy kiêu hãnh, tự hào, dấn thân trong sự nghiệp của ba bằng những trang sử vẻ vang, những đồng đội và nghề nghiệp của người cha đã từng gắn bó.

Và cũng qua đây, xin gửi thông điệp đến những kẻ “ác nhân” với miệng lưỡi diều hâu khi cố tình xuyên tạc, bẻ lái vụ Đồng Tâm, hay sáng mắt coi lại những gì mình đã làm. Và những kẻ xuyên tạc kia có dám nhìn thẳng vào những hình ảnh như trên và tự soi lại lương tâm mình có xứng đám làm người khi bênh vực cho những kẻ giết người man rợ hay không ?

Đừng vì mấy đồng tiền nhơ bẩn của các thế lực phản động mà bán rẻ lương tâm, đạo đức con người. Tiền nhiều sẽ để làm gì khi những kẻ chuyên hành nghề “khóc thuê", ký sinh trên nỗi đau của người khác bị cả xã hội lên án, xa lánh và nguyền rủa.

 

 

 

Read more…

Những bản án đang chờ và tấm gương mờ từ gia đình đối tượng Cấn Thị Thêu

tháng 1 27, 2021 |


Mã Phi Long

Thật là mừng khi gần đây các đối tượng phản động, chống đối đều đã bị cơ quan chức năng cho “nhập khẩu” vào đội bóng “ju ve tút” nên xã hội đã được bình yên hơn. Trong số đó, phải kể tới gia đình “rân oan” nhà đối tượng Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Kiểm.

Các đối tượng này dù nhiều lần vi phạm, đã bị pháp luật xử lý nhưng họ không những không hối cải mà thậm chí còn có dấu hiệu hoạt động manh động hơn. Trong số đó phải kể tới “quỷ mẹ” - Cấn Thị Thêu. Dân gian ta có câu “phúc đức tại mẫu”, cho nên gia đình nhà Trịnh Bá Khiêm (chồng bà Thêu) thật vô phúc khi rước một người như bà Thêu về làm dâu.


Ba mẹ con đối tượng Cấn Thị Thêu

Để rồi, đến ngày hôm nay, nhà ông Khiêm lâm cảnh gia đình ly tán, chỉ vì người mẹ lũ lượt kéo hai người con trai tham gia hầu hết các hoạt động gây rối ANTT trên địa bàn Hà Nội liên quan đến vấn đề khiếu kiện, Trịnh Bá Phương được đám rận chủ quốc nối tăng bốc trở thành “ngọn cờ” chống phá quyết liệt... Và rồi, cái kết thật đắng lòng khi cả 3 mẹ con đều bị lực lượng công an bắt, chờ ngày xử lý trước pháp luật.

Và mới đây, thông tìn từ phía Công an tỉnh Hòa Bình cho biết cơ quan điều tra đã kết thúc quá trình điều tra vụ án đối với Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư. Theo đó, có thể sắp tới khả năng sớm kết thúc điều tra cả với Trịnh Bá Phương và Dương Thị Tâm.

Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra xác định, 4 bị can có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước. Hành vi của các bị can đã phạm vào tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Quá trình tống đạt các quyết định, thi hành lệnh bắt, khám xét với các đối tượng trên đảm bảo đúng quy định của Luật Tố tụng hình sự. Các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét của Cơ quan điều tra đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.

Chúng ta cùng chờ đợi những bản án thích đáng dành cho các đối tượng. Nhưng chắc chắn, với đối tượng Cấn Thị Thêu thì lần này sẽ phải trả giá quá đắt. Vì trước đó, ngày 25-4-2014, Cấn Thị Thêu bị bắt tạm giam và xử 15 tháng tù về tội danh chống người thi hành công vụ. Tiếp sau đó, sau khi ra tù, Cấn Thị Thêu kích động khoảng 200 người dân chuyên khiếu kiện ở phường Dương Nội và số công dân khiếu kiện các địa phương đang lưu trú ở Hà Nội tập trung tại khu vực trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương ở quận Hà Đông, căng băng rôn, khẩu hiệu, la ó gây mất trật tự công cộng. Trước những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Cấn Thị Thêu, ngày 10-6-2016, Công an quận Đống Đa đã thi hành lệnh bắt tạm giam để điều tra.


Cấn Thị Thêu đã từng có nhiều tiền án, tiền sự

Việc vi phạm pháp luật của Cấn Thị Thêu mang tính hệ thống, thể hiện sự coi thường pháp luật. Mặc dù đã bị răn đe, xử lý nhiều lần nhưng Thêu không thành khẩn, hối cải, tiếp tục thách thức chính quyền và dư luận xã hội bằng những hành vi vi phạm pháp luật. 

Ngày 10-2-2018, Cấn Thị Thêu ra trại sau 20 tháng chấp hành án phạt tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Ngay sau khi ra tù, Thêu không ăn năn hối cải mà tuyên bố “tiếp tục đấu tranh giành lại đất đai đã bị cướp”!

Đúng là “điếc không sợ súng”. Cấn Thị Thêu nghĩ mình là ai mà dám thách thức, coi thường pháp luật như vậy. Hay bà ta bị hoang tưởng khi nhận được những lời hứa hẹn “ong bướm” từ phía các các thế lực thù địch bên ngoài trong việc hỗ trợ, chống lưng để y tha hồ tác yêu tác quái. Chính tư tưởng đó cũng đã được tiêm nhiễm vào đầu óc của hai con của bà ta, nhất là Trịnh Bá Phương, nên đối tượng này cũng hoạt động chống đối rất quyết liệt và được dư luận gọi là “chí phèo Dương Nội”.

Bản án thì đang chờ các đối tượng ở phía trước. Nhưng có lẽ đây là bài học đắt giá cho những người thân của các đối tượng đã bị xử lý vì các tội danh tương tự. Đừng vì bênh vực thân nhân của mình một cách mù quáng, không phân biệt được đúng sai, để rồi cả gia đình lại vô tình mắc bẫy các đối tượng xấu, trở thành tay sai để chúng lôi kéo vào các hoạt động chống đối. Và gia đình bà Cấn thị Thêu là một tấm gương mờ để mọi người tránh xa.

 

Read more…

Tổng Bí thư nêu 5 bài học quý rút ra từ nhiệm kỳ khóa XII

tháng 1 26, 2021 |


Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu ra bài học kinh nghiệm quý báu.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc Đại hội Đảng XIII, sáng 26/1.

Kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của khóa XII, Tổng bí thư cho biết chúng ta đã nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, để đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ các Đại biểu

Động lực mới, khí thế mới

Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam được thế giới ghi nhận, coi là điểm sáng trong việc thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép" vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19 thành công, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân.

“Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tạo được dấu ấn nổi bật, mà còn góp phần củng cố niềm tin, tạo ra động lực mới, khí thế mới để đưa đất nước bước vào một thời kỳ phát triển mới”, Tổng bí thư nhấn mạnh.

Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Tổng bí thư nêu 5 bài học kinh nghiệm quý báu.

Một là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Cùng với đó là việc xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Công tác cán bộ phải thực sự là "then chốt của then chốt", tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

“Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”, Tổng bí thư nêu rõ.

Ông lưu ý cần thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực

Bài học thứ ba được Tổng bí thư đề cập là trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực; có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Song song với đó, cần kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị.

Bốn là tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối không được để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hoà bình, ổn định an ninh, an toàn để phát triển đất nước.

Theo Tổng bí thư, phải phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại. Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

“Những bài học kinh nghiệm trên là cơ sở quan trọng để Đảng ta tiếp tục vận dụng, phát huy và phát triển sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, giúp chúng ta kiên định, vững vàng và tự tin vượt qua những khó khăn, thách thức mới và nhiệm vụ nặng nề hơn khi bước vào nhiệm kỳ khoá XIII”, Tổng bí thư nhấn mạnh.

Mã Phi Long tổng hợp

 

Read more…

Từ một con nghiện trở thành “người buôn gió”

tháng 1 26, 2021 |

 

Mã Phi Long

Đại hội Đảng thứ XIII là sự kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa lớn lao đối với con đường phát triển của đất nước trong thời gian tới. Chính vì vậy, đây cũng là dịp mà đám rận chủ trong và ngoài nước “đua nhau” chống phá điên cuồng bằng hình thức tuyên truyền, tán phát các thông tin xấu độc nhằm phá hoại Đại hội. Sở dĩ là tính hấp dẫn của Đại hội sẽ là cơ hội để chúng “kiếm tiền” bằng nghề bồi bút, chém gió. Đây đã trở thành vấn đề mang tính quy luật trong tất cả mọi sự kiến lớn, nhỏ của đất nước.

Trong số các đối tượng chống đối, có lẽ nổi bật lên vẫn là cái tên Bùi Thanh Hiếu với thương hiệu “người buôn gió”. Nghe Hiếu “gió” này chém ít ai tin rằng y trước đây cũng đã từng là con người. Sinh năm 1972 tại Tiên Lữ – Hưng Yên, nhưng sống cùng với bố là ông Bùi Văn Hợp (ở Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nghiện thuốc phiện nặng, chẳng có thời gian chăm sóc tới con cái. Y học hành bết bát và nhanh chóng trở thành con nghiện khi mới 12 tuổi. Dật dờ cùng đám bạn xấu, móc máy, quay quắt để kiếm tiền thỏa cơn nghiện. Năm 1994, bị công an quận Hoàn Kiếm bắt vì tổ chức sử dụng ma túy và bị tòa tuyên 45 tháng tù và 2 năm quản chế.



Ngựa quen đường cũ, kiểu như dân gian ta có câu “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Ra tù, Bùi Thanh Hiếu trở thành dân anh chị có số có má. Được vài tháng, đến 7/1998, Hiếu lại tham gia hoạt động cưỡng đoạt tài sản của công dân và bị công an địa phương xử lý hành chính. Năm 2011, bị công an phường Ngọc Khánh bắt vì tội tàng trữ súng đồ chơi trong danh mục cấm sử dụng.


Bùi Thanh Hiếu (áo đen) - dáng dập một con nghiện

Đúng là một lý lịch cũng “gớm mặt”. Dân gian có câu “đừng nghe ca ve kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày”, xuất thân từ một con nghiên đường phố, thảo nào Hiếu chém gió thành bão được. Đây có lẽ cũng là cái biệt tài từ tiểu sử là con nghiện nên khi gia nhập làng “rân chủ”, y hội nhập nhanh và sớm “thành danh” như vậy.

Vốn là một kẻ mu ti mù tịt về chính trị. Nhưng chém gió nhiều cũng thành quen, thế nên ngoài việc chửi đổng, bôi lem chế độ, thi thoảng Hiếu “gió” cũng tỏ ra khá là nguy hiểm với những mẩu chuyện đầy hài hước về chính trị. Nhưng một “con buôn” như Hiếu thì chẳng nghĩ ra được gì hay ho mà chủ yếu “mượn gió bẻ măng” hùa theo những luận điệu của cac thế lực thù địch bên ngoài.

Theo đó, gần đây, liên quan Đại hội Đảng XIII, các thế lực bên ngoài tự “dựng lên” danh sách lãnh đạo cấp cao… như thể họ là người trong cuộc nhằm thu hút sự chú ý của dư luận. Ngay lập tức, trên trang mạng của mình, Bùi Thanh Hiếu “té nước theo mưa” tự phán xét các phương án công tác nhân sự cấp cao: “Phương án ông Trọng ở lại thêm làm Tổng Bí thư, anh Vượng là Chủ tịch nước, anh Phúc làm Thủ tướng, anh Trương Hoà Bình làm Thường trực Ban bí thư hoặc Chủ tịch Quốc hội là phương án hay nhất. Như thế sẽ có nhiều phe và các phe yếu thế hơn có cơ hội củng cố thực lực của mình, đến giữa kỳ sẽ giết nhau tàn khốc bằng cái gọi là chống tham nhũng, tiêu cực”.



Hiếu buôn gió đang chuyển sang nghề "thầy bói xem voi"

Những lời lẽ của y đọc qua tưởng như là người tường tận ngõ ngách chuyện chính trị nước nhà. Nhưng không, chúng ta đừng lầm tưởng giữa một người am hiểu chính trường theo hướng yêu nước yêu dân tộc và một người luôn có tư tưởng chống phá, “lái buôn” để kiếm chác đồng tiền bẩn thỉu từ thế lực thù địch như Bùi Thanh Hiếu. Tất cả, đều là những phỏng đoán vô căn cứ!

Bởi lẽ, công tác nhân sự, cán bộ của Đảng được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và được thực hiện thông qua quyền bầu cử của từng Đại biểu để lựa chọn ra một đội ngũ cán bộ xứng đáng, thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, có uy tín cao và năng lực giỏi để chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc, của đất nước. Vì thế, những lời lẽ của “người buôn gió” nói riêng và các thế lực thù địch đứng phía sau cũng chỉ là cơn gió thoảng qua, càng nói càng thấy nực cười, lố bịch. Và tất nhiên, qua câu chuyện này ta lại có thêm những câu chuyện hài hước về nghề rận chủ, tương xứng với mấy ông “thầy bói mù”.

 

Read more…

Báo Hong Kong in nguyên trang quốc kỳ Việt Nam, dành 6 trang viết về Đại hội Đảng XIII

tháng 1 25, 2021 |


Tờ báo của Hong Kong (Trung Quốc) đã dành hẳn trang đầu của chuyên trang "Tuần này ở châu Á" (số từ ngày 24 đến 30-1) cho quốc kỳ Việt Nam. Dòng chữ "Ngôi sao đang lên của châu Á" và "Hãy sẵn sàng cho sự vươn lên của Việt Nam" được đặt bên dưới sao vàng 5 cánh được thể hiện như đang bay vút lên cao.

Không chỉ nhắc đến Đại hội XIII của Đảng, loạt bài của SCMP còn nhắc đến nhiều thành tựu cũng như thách thức và vị thế ngày càng lớn của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hình ảnh quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở thủ đô Hà Nội xuất hiện ở trang thứ hai và nửa trang thứ ba của chuyên trang. Hình ảnh quen thuộc với người dân Việt Nam được xử lý khéo léo, ẩn bên dưới quốc kỳ Việt Nam. "Thời khắc tỏa sáng của Việt Nam đã tới", tờ báo của Hong Kong nhấn mạnh ngay trong tựa bài viết.

Trong bài viết kế tiếp, SCMP đã phỏng vấn nhiều chuyên gia nước ngoài để nói về vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế cũng như các thách thức mới, chẳng hạn cạnh tranh Mỹ -Trung tại khu vực.



Hình ảnh về tờ báo đưa tin Đại hội XIII của Việt Nam

Không chỉ SCMP, Đại hội XIII còn nhận được sự quan tâm của nhiều báo đài khác trong khu vực và thế giới.

Nhật báo Straits Times của Singapore không chỉ nhắc đến các thành tựu kinh tế của Việt Nam trong 5 năm qua mà còn dành sự quan tâm đến chương trình nghị sự của Đại hội.

Nhật báo The Straits Times nhấn mạnh đây là kỳ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi Đảng được thành lập vào năm 1930. Trong chín ngày nhóm họp, gần 1.600 đại biểu tham dự đại hội sẽ thảo luận chính sách trong 5 năm tới và bầu ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới.

Báo The Straits Times còn nhấn mạnh đến thành tựu vượt bậc về kinh tế và kiểm soát dịch COVID-19 của Việt Nam trong năm 2020, cho rằng đây là điểm sáng trong số các nước châu Á. Theo báo này, Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình đạt 7% trong 5 năm tới.

Trong khi đó, báo The Star của Malaysia đưa tin tổng cộng 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu Đảng viên cả nước, tham gia Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhấn mạnh đây là kỳ đại hội có số đại biểu tham gia đông nhất.

Báo The Star dẫn lời ông Mai Văn Chính, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, cho hay trong số này, đại biểu nữ chiếm 13,99%, đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 11,03%.

Theo báo The Star, một số khách mời quốc tế tham dự sự kiện này gồm các đại sứ, người đứng đầu các tổ chức nước ngoài tại Hà Nội, đại diện giới trí thức và nghệ thuật, các chức sắc tôn giáo và những gương mặt thanh niên tiêu biểu.

Báo dẫn lời ông Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, cho biết trong văn kiện trình đại hội có nhiều điểm mới, đặc biệt liên quan đến cách tiếp cận.

Theo báo The Star, các công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng đều đã được hoàn tất, từ an ninh đến hậu cần và tiếp đón đại biểu.

Báo The Star cũng nêu bật thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch COVID-19 thời gian qua. Báo này dẫn nguồn Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã không ghi nhận ca lây nhiễm nào trong cộng đồng trong 53 ngày liên tiếp.

Hãng tin Reuters của Anh trong ngày 24-1 cũng đăng một bài viết dài mang tính giải thích về những gì sẽ diễn ra trong Đại hội cũng như hệ thống chính trị Việt Nam. Trước đó, Reuters đã phỏng vấn các chuyên gia quốc tế để nêu bật tầm quan trọng của Đại hội lần này trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp.

Hãng tin BBC và báo Financial Times của Anh, hãng tin AP của Mỹ cũng đưa tin các đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu ngày họp đầu tiên trong thời gian 9 ngày diễn ra Đại hội XIII.

Nguồn: BNG

Read more…