Mã Phi Long
Như vậy, sau 1,5 ngày làm việc,
Hội nghị Trung ương 15 (khóa XII) hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, bế
mạc sáng 17/1. Hội nghị kết thúc sớm hơn 1,5 ngày so
với kế hoạch ban đầu. Phát biểu bế mạc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng cho biết, tại hội nghị lần này, Trung ương “đã thảo luận dân chủ, thẳng
thắn, trách nhiệm” và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số người
lần đầu tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.
Trung ương cũng đã biểu quyết thông qua việc bổ sung một số Ủy viên Trung ương khóa XII thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XIII; một số cá nhân lần đầu thuộc trường hợp “đặc biệt” tham gia Ủy viên Trung ương chính thức; thông qua nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XIII. Hội nghị cũng thông qua danh sách để cử các cá nhân ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XIII “với số phiếu tập trung rất cao”.
Qua
Hội nghị mang tính then chốt lần này có thể thấy rõ tính dân chủ và thống nhất
cao trong nội bộ Đảng về vấn đề lựa chọn nhân sự lãnh đạo chèo lái con thuyền
cách mạng của dân tộc ta đi đến bến bờ thắng lợi. Bởi lẽ, thực tế cho thấy đất nước có phát triển nhanh và bền vững trong thời gian
tới hay không phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, tư duy chiến lược của lãnh đạo
chủ chốt. Do đó, việc lựa chọn nhân sự chủ chốt tại Hội nghị Trung ương 15 để
trình ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là công việc quan
trọng, đã được các đại biểu cân nhắc một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng, cẩn trọng,
khách quan trước khi biểu quyết
Ủy viên Bộ Chính trị tái cử khóa XIII không quá 65 tuổi,
“trường hợp đặc biệt” quá tuổi tái cử thì Trung ương xem xét, quyết định và
trình ra Đại hội. Việc xem xét “trường hợp đặc biệt” là Ủy viên Bộ Chính trị
quá tuổi tái cử trên thực tế được đặt ra ở Đại hội XI. Khi đó, Trung ương đã
thảo luận và quyết định giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “trường hợp
đặc biệt” tái cử để giữ chức Tổng Bí thư khóa XII. Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ đến
nay có thể thấy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện năng
lực nổi bật và uy tín và trách nhiệm của mình trong công việc và có những đóng
góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, và sự nghiệp xây dựng phát
triển đất nước.
Việc giữ lại các “trường hợp đặc biệt” cũng nên coi đó là yếu
tố khách quan, là vấn đề tất yếu của lịch sử nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, của Đảng trong tình
hình mới. Riêng về tiêu chuẩn, “trường hợp đặc biệt” được giới thiệu tái cử
phải là người có uy tín cao trong Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy
tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn
dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”; tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
Hơn nữa, trong thời gian tới
có sự chuyển tiếp thế hệ quan trọng, trong đó dự kiến sẽ xuất hiện nhiều Ủy
viên Trung ương thuộc thế hệ 7X. Đây là những người trưởng thành trong hòa
bình, song lại học tập từ nhiều nước khác nhau. Trong sự chuyển tiếp đó vai trò
của Ủy viên Bộ Chính trị thuộc “trường hợp đặc biệt” tái cử rất quan trọng. Đó
phải là người tiêu biểu về đạo đức, trí tuệ, là tấm gương để những người trẻ
nhìn vào đó mà nỗ lực lao động, cống hiến, phục vụ đất nước và nhân dân.
Nếu còn đủ sức khỏe, năng lực thì tại sao không thể xảy ra trường hợp tái cử đặc biệt? Nếu việc này được thực hiện đúng quy trình và hợp lòng dân thì lại càng không còn gì đáng để bàn cãi, phân bua
Trả lờiXóaDù rằng đội ngũ cán bộ cốt cán đang có sự chuyển đổi thế hệ nhưng sự có mặt của các nhân sự đặc biệt là cần thiết trong việc cố vấn, góp ý cho những quyết sách ảnh hưởng đến cả đất nước
Trả lờiXóaViệc giữ lại các “trường hợp đặc biệt” nên coi đó là yếu tố khách quan, là vấn đề tất yếu của lịch sử nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, của Đảng trong tình hình mới. Nếu hợp lòng dân, làm tốt nhiệm vụ thì những trường hợp đó hoàn toàn xứng đáng.
Trả lờiXóaNếu bác còn khoẻ, còn đủ các điều kiện để làm việc thì tại sao không để bác làm tiếp . Thực sự để tìm được một người chèo lái con thuyền như bác là một việc rất khó. Bác ờ lại làm cũng hợp lòng dân mà
Trả lờiXóaỞ tầm trung ương thì không thể máy móc mà áp quy định, vì có những con người đang làm quá tốt vai trò của họ, phương án thay thế không có người đảm nhiệm được thì phải để họ tiếp tục làm, đây là cái khổ của họ chứ không phải sung sướng gì đâu, cái tuổi người ta ở nhà bế cháu rồi ông còn phải lọc cọc đi làm
Trả lờiXóa