Từ
thực tiễn công cuộc đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu ra bài học kinh nghiệm
quý báu.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc
Đại hội Đảng XIII, sáng 26/1.
Kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của khóa XII, Tổng bí
thư cho biết chúng ta đã nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, để đạt
được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Động
lực mới, khí thế mới
Đặc biệt, năm 2020, Việt
Nam được thế giới ghi nhận, coi là điểm sáng trong việc thực hiện thắng lợi
"mục tiêu kép" vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19 thành công,
vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân.
“Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại
hội XII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tạo được dấu ấn nổi bật, mà
còn góp phần củng cố niềm tin, tạo ra động lực mới, khí thế mới để đưa đất nước
bước vào một thời kỳ phát triển mới”, Tổng bí thư nhấn mạnh.
Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, nhất là 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Tổng bí thư nêu 5 bài học kinh
nghiệm quý báu.
Một là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Cùng với đó là việc xây dựng Nhà nước và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát
chặt chẽ quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái,
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; đẩy mạnh đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Công tác cán bộ phải thực sự là "then
chốt của then chốt", tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp
chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm
vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức
vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí
thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà
nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc"; thật sự
tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện
phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng".
“Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công
cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực
sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân
dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”, Tổng bí thư nêu
rõ.
Ông lưu ý cần thắt chặt mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng
cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Sử
dụng hiệu quả mọi nguồn lực
Bài học thứ ba được Tổng bí
thư đề cập là trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có
quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực;
có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa.
Song song với đó, cần kịp thời tháo gỡ các
điểm nghẽn, vướng mắc; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu gắn liền với phát
huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị.
Bốn
là tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa
kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị, văn hoá, xã hội; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá,
con người, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa
phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh…
Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình
hình, tuyệt đối không được để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững
môi trường hoà bình, ổn định an ninh, an toàn để phát triển đất nước.
Theo Tổng bí thư, phải phát huy hiệu quả sức mạnh tổng
hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại. Khai thác, sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước
và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
“Những bài học kinh nghiệm trên là cơ sở quan trọng để
Đảng ta tiếp tục vận dụng, phát huy và phát triển sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ
đạo, giúp chúng ta kiên định, vững vàng và tự tin vượt qua những khó khăn,
thách thức mới và nhiệm vụ nặng nề hơn khi bước vào nhiệm kỳ khoá XIII”, Tổng
bí thư nhấn mạnh.
Mã
Phi Long tổng hợp
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Đại hội Đảng, Tổng Bí thư đã công khai, thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại, bài học quý giá mà chúng ta có được trong 5 năm nhiệm kỳ vừa qua.
Trả lờiXóaBản thân mình thấy trong 5 bài học này thì bài học trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc" là thực tế nhất và đúng đắn nhất.
XóaTừ những bài học quý báu này của cụ Tổng mà ta có thể tiếp thu, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn để xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp, đó là lý do đồng chí được tín nhiệm rất cao từ toàn thể nhân dân.
Trả lờiXóaĐó là những bài học quý báu để Đảng ta tiếp tục vận dụng, phát huy và phát triển sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, giúp chúng ta kiên định, vững vàng và tự tin vượt qua những khó khăn, thách thức mới và nhiệm vụ nặng nề hơn khi bước vào nhiệm kỳ khoá XIII
Trả lờiXóa