Mã Phi Long
Càng gần đến ngày tổ chức
Đại hội Đảng XIII không khí càng thêm hồ hởi, mong chờ đúng với câu nói truyền
thống “mừng Đảng, mừng xuân”. Điều mà nhân dân, cán bộ, đảng viên mong chờ nhất
là Đại hội sẽ bầu ra được những người lãnh đạo có đủ đức, đủ tài để tiếp tục
chèo lái con thuyền cách mạng của đất nước đi đến bến bờ thắng lợi.
Tuy nhiên, điều đặc biệt
của Đại hội XIII sắp tới đó là những bàn luận xung quanh việc Đảng lại cần có
“trường hợp đặc biệt”, tham gia lần đầu hoặc tái cử vào Ban Chấp hành Trung
ương và Bộ Chính trị. Đây là điều được rất nhiều cử tri và nhân dân quan tâm.
Vì đất nước ta đang trên đà phát triền, dành được nhiều thắng lợi về mọi lĩnh
vực, cho nên điều mà nhân dân mong muốn là giữ những người lãnh đạo tài giỏi có
đủ tâm, đủ tầm để duy trì, nối mạch của những thắng lợi đó, chứ không phải vì
chúng ta thiếu cán bộ hay vì lý do nào khác như lời đồn đoán. Tất cả cũng vì sự
lớn mạnh của Đảng, đảm bảo cho Đảng ta thực sự vững mạnh, đủ sức lãnh đạo đất
nước phát triển trong giai đoạn mới.
Qua trao đổi ý kiến của
ông Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho
biết đây là công việc bình thường trong hoạt động của một đảng cầm quyền, dựa
trên nhiều quy định đối với công tác nhân sự của Ban chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư; cũng như những quy định về công tác quy hoạch cán bộ
chuẩn bị tham gia cấp ủy các cấp. Ông Phạm Văn Linh cũng nêu rõ, công việc này
nhằm thực hiện mục tiêu làm sao để Đảng ta có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo
của nhiệm kỳ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng cả về
phẩm chất lẫn năng lực, cũng như đòi hỏi mới của sự phát triển đất nước.
Theo đó, có thể thấy việc
Đảng ta xem xét trường hợp đặc biệt, ở một số vị trí cụ thể, trường hợp cụ thể
trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, hoặc mới tham gia lần
đầu vào Ban Chấp hành Trung ương trong điều kiện hiện nay, được đặt ra từ yêu
cầu phát triển đất nước, từ nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của Đảng. Những vị trí, trường hợp đặc biệt này, đã có sự cân nhắc hết sức kỹ
lưỡng, chu đáo, xem xét trên nhiều khía cạnh, đảm bảo sự ổn định, yêu cầu phát
triển, tính kế thừa, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, nhất là những
vị trí then chốt, những lĩnh vực đặc biệt.
Việc xem xét trường hợp “đặc
biệt” tái đắc cử không phải bây giờ mời bàn tới,. Vì đối với công tác cán bộ, Đảng
ta đã có những quy định rất chặt chẽ trong hệ thống các văn bản của Đảng, từ
điều lệ Đảng, cho đến các quy định khác của Đảng về vấn đề này. Những trường
hợp đặc biệt có thể là những nhân sự đã tham gia một vài khóa mà tái cử trong
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, hoặc tham gia Ban Chấp hành
Trung ương lần đầu.
Theo quy định của Trung
ương đối với các trường hợp đặc biệt, Ủy viên Trung ương tái cử nhìn chung
không quá 60, thì “trường hợp đặc biệt” là quá 60 vẫn có thể giới thiệu để bầu
lại vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Tương tự, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
là không quá 65, còn quá 65 là “trường hợp đặc biệt”.
Thực tế những thành quả
phát triển về mọi mặt của đất nước ta những năm qua cho thấy rõ sự cần thiết và
nghiêm túc của cuộc chiến chống tham nhũng và chấn chỉnh lề lối, tác phong làm
việc của cán bộ đảng viên. Chính vì vậy, hiện hữu một sự thực là sự thống nhất
và ủng hộ cao trong toàn Đảng, toàn dân về một ý trí mà ở đó lợi ích của quốc
gia và sự phát triển của đất nước được đặt lên triền hết. Do vậy, chắc chắn
toàn bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta sẽ hoàn toàn tin tưởng ở sự sáng suốt,
trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi cân
nhắc những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vấn đề xem xét “trường hợp đặc
biệt”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lợi ích của đất nước, yêu cầu phát triển đất nước luôn được đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cho nên việc cân nhắc, xem xét các “trường hợp đặc biệt” cũng xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, ổn định liên tục và đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới. Bởi vậy, khi Trung ương đã bỏ phiếu, tán thành những trường hợp được coi là đặc biệt, cũng có nghĩa thể hiện sự đánh giá có trách nhiệm, sự xem xét kỹ lưỡng của Đảng khi quyết định một vị trí nào đó, một cá nhân nào đó là trường hợp đặc biệt.
Việc xem xét trường hợp “đặc biệt” tái đắc cử được đặt ra từ yêu cầu phát triển đất nước, từ nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và đã được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các quy định đã có rồi
Trả lờiXóaCàng gần đến ngày tổ chức Đại hội Đảng XIII không khí càng thêm hồ hởi, mong chờ đúng với câu nói truyền thống “mừng Đảng, mừng xuân”. Điều mà nhân dân, cán bộ, đảng viên mong chờ nhất là Đại hội sẽ bầu ra được những người lãnh đạo có đủ đức, đủ tài để tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng của đất nước đi đến bến bờ thắng lợi.
XóaTuy là đặc biệt tái cử nhưng cũng phải nhận được sự tín nhiệm phiếu bầu đủ mới được tái cử chứ không tự nhiên vào theo ý chí khách quan được, hay nói cách khác những con người này chỉ vướng một chút quy định nhưng vì năng lực hoàn toàn đảm đương được công việc nên tiếp tục công hiến
Trả lờiXóaViệc xem xét trường hợp “đặc biệt” tái đắc cử không phải bây giờ mời bàn tới,. Vì đối với công tác cán bộ, Đảng ta đã có những quy định rất chặt chẽ trong hệ thống các văn bản của Đảng, từ điều lệ Đảng, cho đến các quy định khác của Đảng về vấn đề này.
Trả lờiXóaviệc cân nhắc, xem xét các “trường hợp đặc biệt” cũng xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, ổn định liên tục và đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới. Bởi vậy, khi Trung ương đã bỏ phiếu, tán thành những trường hợp được coi là đặc biệt, cũng có nghĩa thể hiện sự đánh giá có trách nhiệm, sự xem xét kỹ lưỡng của Đảng khi quyết định một vị trí nào đó, một cá nhân nào đó là trường hợp đặc biệt.
Trả lờiXóa