Giáo sư Nguyễn Hữu Phước cho biết có ba bài nhạc Việt Nam tên có chữ “ngựa” Lý Ngựa Ô, Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang và Ngưa Phi Đường Xa.
Tác giả bàn đến Lý Ngưa Ô là một bài dân ca, đúng vậy đó là dân ca miền Nam, nghe nói do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba ghi nhạc lai.
Và cũng không thấy giáo sư Nguyễn Hữu Phước nhắc đến tên tác giả hai bài hát kia.
Tôi xin góp thêm chi tiết, bài Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngưa Hoang tác giả là Ngọc Chánh và Phạm Duy, còn bài Ngựa Phi Đường xa là của Lê Yên.
Và âm nhạc Việt không chỉ có ba bài này, nhưng còn một số bài khác trong tên bài hát có chữ “ngựa”. Tôi xin nhắc vài bài nổi tiếng như là Chàng Dũng Sĩ Và Con Ngựa Vàng tức Đạo Ca 3 (Phạm Thiên Thư - Phạm Duy), Ngựa Hồng tức Rong Ca 9 (Phạm Duy), Vó Ngựa Giang Hồ (Lê Mộng Nguyên), Ngẫu Hứng Ngựa Ô (Trần Tiến), Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa (Lê Uyên Phương) …
Giáo sư Nguyễn Hữu Phước cho biết Hòn Vọng Phu (của Lê Thương) 1 và 3, tuy không có đề tài chính là “ngựa” nhưng có chữ “ngựa” trong bài. Ông cũng viết là không nhớ được thêm bài nào khác.
Có rất nhiều bài nhạc Việt khác có chữ “ngựa” và sau đây chỉ là một số bài phổ thông thôi:
Người “dùng” nhiều “ngựa” nhất là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những bài nổi tiếng của ông có “ngựa” tôi nhớ được là:
Xin Mặt Trời Ngủ Yên (Trịnh Công Sơn): …Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương...
Một Cõi Đi Về (Trịnh Công Sơn): … Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa …
Phúc Âm Buồn (Trịnh Công Sơn): …Ngựa xa rồi, người vẫn ngồi, bụi về với mây …
Dấu Chân Địa Đàng (Trịnh Công Sơn): … Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần …
Một Ngày Như Mọi Ngày (Trịnh Công Sơn): … Một ngày như mọi ngày, xe ngựa về ngủ say …
Đóa Hoa Vô Thường (Trịnh Công Sơn): … Ngựa hí vang đường xa, vọng suốt đất trời kia …
Xa Dấu Mặt Trời (Trịnh Công Sơn): …Vó ngựa trên đời, hay dấu chim bay…
Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quen (Trịnh Công Sơn): … Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng …
Chỉ Có Ta Một Đời (Trịnh Công Sơn): …Đời vẽ tôi tên mục đồng, rồi vẽ thêm con ngựa hồng…
Trịnh Công Sơn còn nhiều bản nhạc khác có “ngựa” như là Giọt Lệ Thiên Thu, Có Những Con Đường, Rơi Lệ Ru Người, Thưở Bống Là Người …
Các nhạc sĩ khác:
Chinh Phụ Ca (Phạm Duy): …Ngựa hồng âu yếm bước sang, trên lưng có chàng trai trang...
Ra Biên Cương (Phạm Duy) … Trăng non dị thường, ngựa tung gió bước ...
Như Chiếc Que Diêm (Từ Công Phụng): …Xót dùm cho thân ta ngựa bầy đã xa …
Một Mình Trên Đồi Nhớ (Từ Công Phụng): … Đồi xưa ngựa hồng đã khuất bóng hồn chênh vênh cỏ buồn …
Ghé Bến Sài Gòn (Văn Phụng): … Ngựa xe như nước rộn ràng
Mộng Hải Hồ (Văn Phụng - Lữ Liên):… Lòng ta mơ tiếng vó ngựa chập chùng ...
Sài Gòn (Y Vân): …Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau…
Bài Ca Ngợi Tình Yêu (Thanh Tâm Tuyền - Phạm Đình Chương): …Con ngựa buồn lửa trốn con ngươi…
Hát Trên Đồi Tăng Nhơn Phú (Vũ Đức Sao Biển): … Ngựa hồng ơi bao nhiêu năm rồi …
Hồ Như (Hoàng Quốc Bảo): … Ngựa hồ như hí đứng thiên thu …
Mai Chị Về (Quang Dũng - Cung Tiến): … Ngựa lạc rừng hoang qua lướt qua …
Khi Xa Sài Gòn (Lê Uyên Phương): … Sài Gòn xe chiều rạt rời vó ngựa …
Đi Chơi Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp - Trần Văn Khê) … Thầy theo sau cưỡi ngựa …
Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười (Trần Trung Đạo – Võ Tá Hân): … Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê …
Riêng tôi cũng nhớ ra và xin góp một bài là Xin Giữ Lại Trái Tim Người (thơ Vương Ngọc Long – nhạc Phạm Anh Dũng): … Anh sẽ hứa nhưng đừng chờ em nhé Một mai ngựa thồ mỏi vó chồn chân …
Sưu tầm
Trong quan niệm cổ xưa, ngựa là con vật có bản tính mau lẹ, hăng hái, sung mãn, được xếp dưới nguyên lý Dương của tự nhiên, và được coi là biểu trưng cho yếu tố hỏa. một số nơi người ta dùng biểu tượng ngựa để tượng trưng cho Mặt Trời, có nơi, ngựa là vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời. Sự mau lẹ của con ngựa cùng với sức mạnh và năng lực có thể đi được chặng đường rất xa của nó khiến cho người ta gán cho nó những tên gọi như Gío Tây, Chân Mau, Tia Chớp, Thiên Lý Mã, Phi Mã… Người Phương Tây quan niệm rằng ngựa có cánh xuất phát từ con ngựa có cánh của thần thoại Hy Lạp. Trên đồ gốm cổ Việt Nam cũng trang trí những hình ngựa có cánh. Những con ngựa này được diễn tả trong tư thế đang bay trong không trung. Như thế, con ngựa trong nghệ thuật gốm Việt Nam cũng hoá thân vào huyền thoại, và ít nhiều nó đã mang màu sắc tôn giáo
Trả lờiXóaNgựa gắn liền với chiến tranh, với hình ảnh của kỵ binh, các kỵ sĩ, hiệp sĩ Tây Phương và các dũng sĩ, chiến binh của miền thảo nguyên, đại mạc. Rất nhiều đội kỵ binh đã vượt hàng vạn dặm đất đai mệnh mông, núi non hiểm trở, từ nước này sang nước khác như những đội kỵ binh các nước Mông Cổ, Ả rập, du mục lừng danh trong lich sử. Ngựa gắn liền với hình ảnh của các võ tướng, danh tướng, rất nhiều danh tướng từ cổ chí kim, từ đông sang tây khi được tái hiện, biết đến với hình ảnh đang cưỡi ngựa chiến đấu, và nó cũng là một nét văn hoa trong văn hóa nước ta
Trả lờiXóaMột năm mới đã đến, năm con ngựa, hy vọng rằng đất nước ta sẽ có những bước nhảy vọt như những con ngựa dũng mãnh, có những bước đột phá trong các hoạt động kinh tế, thương mại, các chỉ số luôn đạt ở những con số đấy triển vọng, còn với mọi người thì con ngựa tương trưng cho sự phát đạt về công danh, sự tấn tới tột bậc trong công việc.
Trả lờiXóaHoàng Thi Thơ là một nhạc sĩ thành công trong nhiều lĩnh vực. Ông từng là trưởng đoàn nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa đi trình diễn ở một số nước. Hoàng Thi Thơ cũng từng tham gia sản xuất điện ảnh với phim Người cô đơn nói về đề tài âm nhạc. Trên lĩnh vực sáng tác ông viết nhiều bản với âm hưởng dân tộc như Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về quê hương, Tình ca trên lúa, Đám cưới trên đường quê, các bản tình cảm như Chuyện tình người trinh nữ tên Thi, Đường xưa lối cũ... Ông còn soạn một vài vở kịch hát Cô gái điên, Ả đào say.
Trả lờiXóaVào năm 1996 bắc nguồn từ giải thưởng âm nhạc "Làn sóng Xanh" do đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. người đoạt giải là ca sĩ Lam Trường với ca khúc "Tình thôi xót xa" Bảo Chấn khiến cho trào lưu nhạc trẻ ra đời với hàng loạt ca khúc thành công sau đó như: Hà Nội mùa vắng nhửng cơn mưa, Bên em là biển rộng, giọt sương trên mí mắt, Hôn môi xa, Tình em ngọn nến... góp phần đưa hàng loạt ca sỉ trẻ nổi danh như: Mỹ Tâm, Đang Trường, Cẩm Ly, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh lam, Quang Linh, Quang dủng, Đức Tuấn, Tuấn Hưng, Đàm Vĩnh Hưng...
Trả lờiXóaThành công với các ca khúc nhạc trẻ mà báo chí ngưỡng mộ, cái tên phát triển cho ngành Công Nghiệp Âm Nhạc Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả trẻ, vào năm 2008 cái tên V-Pop đã xuất hiện làm cho nhiều thần tượng và khán giả rất tò mò. Đặc biệt chứng kiến sự nổi lên của Làn sóng Hàn Quốc, nên nhiều ca sĩ đã bắt chước model của Hàn Quốc và các giai điệu âm nhạc của nó, nhưng việc khai thác quá nhiều từ Hàn Quốc đã khiến cho Thảm họa nhạc Việt gia tăng và Âm Nhạc Việt Nam đang dần đi đến đồng hóa thành Âm Nhạc Hàn Quốc, đây có thể là việc làm rất khó của nhà nước trong việc chỉnh đốn lại nền âm nhạc nước nhà mang tính lành mạnh.
Trả lờiXóaTrịnh Công Sơn, ngoài các ca khúc phản chiến, ông là tác giả của rất nhiều tình khúc, giúp ông trở thành một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời kỳ đó và cả sau này. Từ sáng tác được coi là đầu tay Ướt mi xuất bản năm 1959, Trịnh Công Sơn tiếp tục thành công với Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Tình xa, Tình nhớ... Cùng với tiếng hát Khánh Ly, các bản tình ca của Trịnh Công Sơn đã chinh phục giới thanh niên miền Nam khi đó, trở thành một hiện tượng của tân nhạc.
Trả lờiXóaTrong thời kỳ từ 1954 đến 1975, Phạm Duy vẫn là một trong những nhạc sĩ có sức sáng tác mạnh mẽ nhất và các ca khúc của ông cũng thuộc nhiều thể loại. Tiếp tục những ca khúc "dân ca mới", Phạm Duy còn sáng tác nhiều tình khúc như Nghìn trùng xa cách, Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi, Nha Trang ngày về, Cỏ hồng, Mùa thu chết, Nước mắt mùa thu... Ông còn có các bài hát Bé ca dành cho thiêu nhi: Ông trăng xuống chơi, Chú bé bắt được con công, Thằng Bờm, Bé bắt dế, Đưa bé đến trường, Đốt lá trên sân
Trả lờiXóangựa là một con vật rất đỗi gắn bó với nhân dân Việt Nam trong thời gian xưa, nó được sử dụng như phương tiên di chuyển trong mọi nơi, kể cả còn được mang đi đánh trận nên nó có những đặc tính vừa hiền lành, chịu khó lại vừa anh dũng, gan dạ nên rất được nhân dân yêu mến như vật báu của riêng mình khi họ đã tỉ mỉ chọn và huấn luyện nó. Chính vì thế mà ngựa đã được đưa vào trong thi ca cũng khá phổ biến mang một nét đẹp truyền thống và văn hóa
Trả lờiXóaNgay từ thời xa xưa, ngựa đã là loài vật gắn bó với con người, bởi đó là phương tiện di chuyển chủ yếu thời đó, đồng thời nó cũng loài vật duy nhất được đưa ra chiến trận và có vai trò quan trọng trên sa trường. Nhân dân ta coi ngựa là biểu tượng của lòng trung thành, sự phóng khoáng, vượt ra khỏi những giới hạn để vươn tới thành công. Dù ở đâu, thì hình ảnh con ngựa cũng là chủ đề đặc sắc trong nghệ thuật và thơ ca.
Trả lờiXóa