Xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc đã tăng hơn 540% trong khi xuất khẩu của Mỹ sang phần còn lại của thế giới chỉ tăng 80% kể từ năm 2000.
Trong hơn 1 thập kỉ qua, Mỹ và Trung Quốc đang đổi vai trò và vị trí cho nhau trong giao dịch thương mại song phương khi Trung Quốc từ chỗ là một nước xuất siêu hàng đầu thế giới đang nhập khẩu ngày càng nhiều hàng xóa xa xỉ phẩm từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Báo cáo của Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung (UCBC) khẳng định: Xuất khẩu sang Trung Quốc có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nước này.
Kể từ năm 2000, xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc đã tăng hơn 540% trong khi xuất khẩu của Mỹ sang phần còn lại của thế giới chỉ tăng 80%. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu hàng từ Mỹ của Trung Quốc tăng 13,1% so với năm trước đó và lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ USD. Giờ đây, quốc gia châu Á này là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 của Mỹ, chỉ đứng sau 2 nước láng giềng, cũng đồng thời là 2 đối tác tự do thương mại Canada và Mexico.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc là một trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của 30 tiểu bang nước này và doanh số xuất khẩu sang Trung Quốc của 48 bang đã tăng 3 con số kể từ năm 2000, nhanh hơn so với tốc độ phát triển của tất cả các thị trường khác trên thế giới cộng lại.
Riêng trong 2 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu tại 10 bang của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với trước đó.
Alaska, Oregon, Texas và Washington là những ví dụ điển hình. Trong năm 2011, bang Alaske đã xuất khẩu 1,4 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc và đưa quốc gia này trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình. Trong cùng thời gian, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của bang Oregon là 1,6 tỷ USD, của Texas là 3,9 tỷ USD, của Washington là 4 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng chính là sản phẩm nông nghiệp, hóa chất, máy tính, đồ điện tử và thiết bị vận tải,...
Tuy vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn tiếp tục ở mức cao, hơn 270 tỷ USD trong năm 2011, khiến các nhà hoạch định chính sách của Washington càng bất bình với chính sách tiền tệ của Trung Quốc và cáo buộc quốc gia này cố tình duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp để có lợi cho các nhà xuất khẩu trong nước.
Đầu tháng 3, Tổng thống Barack Obama cho biết chính quyền của ông, cùng với Liên minh châu Âu và Nhật Bản sẽ đệ trình vấn đề này lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để chống lại việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, nguyên liệu cần thiết đối với ngành sản xuất đồ điện tử công nghệ cao và một số loại hàng hóa khác.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố, việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm của mình nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên, môi trường trong quá trình phát triển bền vững và khẳng định tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO.
Theo các điều khoản của WTO, Trung Quốc sẽ có 60 ngày để đàm phán với các nguyên đơn để tìm ra giải pháp trước khi WTO chính thức vào cuộc và buộc các bên phải thực thi phán quyết cuối cùng của tòa án thương mại.
Bộ trưởng thương mại Trung Quốc khẳng định, với tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng năm của thị trường nội địa từ 16-18% trong những năm gần đây, Trung Quốc sẽ sớm trở thành nước nhập khẩu lớn nhất thế giới trong vài năm tới.
Thực tế, thặng dư thương mại của Trung Quốc hiện đã thu hẹp đáng kể, từ mức 11% GDP vào năm 2007 xuống còn 2,7% GDP trong năm 2011, chuyên gia kinh tế Louis Kuijs của Fung Global Institute tại Hồng Kông cho biết.
Trung Quốc ước tính xuất khẩu sẽ tăng nhanh hơn không đáng kể so với nhập khẩu và đạt khoảng 7% trong năm nay. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 20,3% trong khi nhập khẩu tăng 24,9%.
Trong khi Trung Quốc đang lên kế hoạch cắt giảm các loại thuế nhập khẩu vào cuối năm nay, rất nhiều biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa đã bắt đầu được triển khai, bao gồm việc thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, cung cấp nhiều công cụ tài chính cho thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ hay cải cách hệ thống đăng kí hộ khẩu.
Hà Lan
Theo BusinessWeek// DVT
đúng là sự trổi dậy của Trung Quốc là một điều mà tất cả các nước trên thế giới đều phải công nhận và Trung Quốc đang trở thành một cường quốc trên thế giới, một con rồng đang vươn lên mạnh mẽ, nhưng chúng ta phải hiểu rằng, việc phát triển của trung quốc còn ẩn chứa nhiều yếu tố khác, như việc năng lượng, tài nguyên nên có thể trung quốc phát triển nhanh nhưng sự ổn định thì chưa chắc chắn được
Trả lờiXóavới sự lớn mạnh của Trung Quốc hiện tại thì không khó hiểu khi mà cán cân thương mại đang dần đổi chiều, nó xoay chuyển dần từ phía Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới mà Mỹ đã trở thành quốc gia xuất khẩu ít hơn Mỹ, đổi ngược lại Trung Quốc đang lớn mạnh từng ngày. Nó thể hiện cụ thể qua con số như xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc đã tăng hơn 540% trong khi xuất khẩu của Mỹ sang phần còn lại của thế giới chỉ tăng 80% kể từ năm 2000. Với sự lớn mạnh của Trung Quốc nó đang làm cho thế giới đảo lộn, và mất đi trật tự, cân bằng của cán cân thế giới hiện tại.
Trả lờiXóachúng ta có thể nhìn vào tổng thể chung để nói rằng cán cân thương mại thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc đang có phần nào đó nghiêm về phía của Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng nên hiểu một điều rằng, đó chỉ là tổng thu nhập GDP chứ chưa tính ra bình quân do đó chúng ta không thể so sánh thế này được, nó có chút gì đó rất khập khiễng ở đây, vì nếu tính ra thì GDP/Người của Mỹ vẫn cao hơn Trung Quôc
Trả lờiXóanhìn những con số phần trăm thì đúng là trung quốc đang làm một con rồng trỗi dậy rất mạnh mẽ trên thế giới rồi, nhưng chúng ta cần phải hiểu một điều thế này nữa, việc phát triển bền vững hay không cũng rất quan trọng, tài nguyên năng lượng là 2 thứ rất cần cho sự phát triển đó và Trung QUốc đang gặp khó khăn về vấn đề này vì thực chất sự phát triển của Trung Quốc không thực sự bền vững và vấn đề biển đông tôi chắc chắn cũng liên quan đến vấn đề này vì biển đông là nguồn dự trữ năng lượng lớn
Trả lờiXóaTrong những năm qua, sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc đã làm cả thế giới phải kinh ngạc, và Trung Quốc đã khá thành công trong mục tiêu phát triển kinh tế của mình để vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vượt qua Nhật Bản và sau Mỹ, nhưng quan trọng hơn cả đo là những con số thực tế, mà cụ thể đó là xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc tăng 540% cho thấy thị trường Trung Quốc đang là một thị trường cực kỳ sôi động, hấp dẫn, và cán cân thương mại đang có sự dịch chuyển, hoán đổi vai trò của Mỹ với Trung Quốc. Đó quả là tín hiểu đáng mừng cho nền kinh tế thế giới trong giai đoạn tiếp theo và trong tương lai.
Trả lờiXóavới những chiến lược đúng đắn và nguồn nhân lực dồi dào thì Trung Quốc ngày càng vươn lên mạnh mẽ trên trường thế giới, mới năm nào Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới và trở thành mối đe dọa với đất nước đứng đầu là Mỹ nếu cứ cái đà này. Và điều đó đang dần trở thành hiện thực khi cán cân thương mại Trung - Mỹ đã đổi chiều. Thật ngạc nhiên với những con số mà Trung Quốc đã tạo ra trước bạn bè thế giới
Trả lờiXóaTrung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2009. Tổng giá trị nhập khẩu của nước này cũng đã tăng mạnh trong những năm qua nhờ kinh tế phát triển. Điều đó cho thây có sự chênh lệch trong cán cân thương mại của cả thế giới khi mà Trung Quốc đang phát triển một cách bùng nổ mà Mỹ sẽ là nước phải dè chừng trước Trung Quốc.
Trả lờiXóavới những gì đã thể hiện về sự phát triển vượt bậc trong kinh tế trong những năm gần đây thì Trung Quốc xứng đáng nhận được những lời tán thưởng, biểu dương của cả thế giới. Việt Nam chúng ta cũng không thể làm ngơ mà hãy nhìn vào đây làm mục tiêu phấn đấu cho sự phát triển của đất nước, chúng ta hãy học hỏi những kinh nghiệm, bài học làm kinh tế của họ để có những chủ trương phát triển riêng biệt cho nước mình, đem lại khởi sắc cho đất nước vì không lâu nữa thì Trung Quốc sẽ soán ngôi đứng đầu nền kinh tế thế giới của Mỹ
Trả lờiXóa