Dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp.
Năm 2014 là thời điểm đánh dấu tròn 40 năm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo có vị trí quan trọng trên biển Đông đang trong tầm kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa đã bị mất vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó cho đến nay, biển Đông chưa được yên tĩnh, những sự kiện nối tiếp nhau kéo dài từ biển Đông cho tới biển Hoa Đông đã khiến nhiều người ví von khu vực Đông Á hiện nay như đang nằm trên một thùng thuốc súng.
Vì sao Trung Quốc dùng vũ lực để tấn chiếm Hoàng Sa vào thời điểm năm 1974 vẫn là một câu hỏi có nhiều câu trả lời khác nhau. Và việc tìm hiểu và lý giải quá khứ luôn là một phương cách để dự báo cho tương lai. Bài viết này nhằm đưa ra một cách lý giải về lý do và mục đích mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974.
Vì sao các quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ?
Khi phân tích về lý do cũng như thời điểm mà một quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nào đó, nhiều học giả cho rằng đó là do vị thế của quốc gia đó trong tranh chấp bị yếu đi. Sự yếu đi về vị thế này làm cho quốc gia cảm thấy mình sẽ không còn lợi thế khi "mặc cả lợi ích" trong việc giải quyết tranh chấp (bargaining power).
Lợi thế trong cuộc "mặc cả lợi ích" được M. Taylor Fravel, Phó giáo sư về Khoa học chính trị, Đại học MIT, định nghĩa bao gồm: i) Diện tích lãnh thổ tranh chấp mà quốc gia thực sự chiếm giữ; ii) Sức mạnh quân sự của quốc gia trong đối sánh với sức mạnh quân sự của đối phương trên vùng tranh chấp.
Khi một quốc gia thấy rằng vị thế của đối phương trong tranh chấp ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc vị thế của họ ngày càng suy giảm, thì rất có khả năng quốc gia đó sẽ tiến hành biện pháp quân sự để khôi phục vị thế của họ. Thậm chí, để gia tăng vị thế của mình, họ còn có thể sử dụng biện pháp quân sự để có thể kiểm soát toàn bộ khu vực tranh chấp.
Mục đích Trung Quốc chiếm Hoàng Sa
Khi thành lập 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát rất ít trong số 4 quần đảo, bãi ngầm tại biển Đông, cũng như không kiểm soát được khu vực đảo Đài Loan. Trung Quốc lúc này đã phải đối đầu với các thách thức, chẳng hạn từ chính quyền Quốc Dân Đảng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, cũng như trên các đảo ngoài khơi khác tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.
Năm 1951, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bị nhiều quốc gia khác phản đối. Tuy nhiên, sau này, Trung Quốc đã quyết định dùng sức mạnh để chiếm đoạt hoàn toàn Hoàng Sa năm 1974.
Trung Quốc đã thực hiện việc sử dụng vũ lực vào một bối cảnh khiến vị trí của họ trong tranh chấp đã bị suy giảm khi: i) Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tích cực mở rộng sự có mặt trên Hoàng Sa; ii) và các lợi ích ngày càng thấy rõ của biển khơi, đặc biệt là tài nguyên dầu mỏ, khi thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính, nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) nằm ở phía Tây Nam quần đảo, nhóm An Vĩnh (Amphitrite) nằm ở phía Đông Bắc. Năm 1956 quân đội Trung Quốc đã chiếm đảo Phú Lâm (Woody) thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite). Trước đó, quân đội Pháp đã chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen), rồi đến năm 1956, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thay chân Pháp kiểm soát đảo này.
Trung Quốc, khi nhìn thấy những lợi ích của các vùng biển này, đã quyết định phải kiểm soát được tất cả các đảo thuộc Hoàng Sa, vì trước đó, khoảng giữa những năm 1950, các đoàn tàu thương mại của Trung Quốc đã buộc phải đi qua vùng biển cạnh khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen). Năm 1959, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đảo này, buộc các ngư dân Trung Quốc phải tránh xa khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen) này.
Tuy Việt Nam Cộng hòa không tỏ ra có hành động đe dọa nào đối với Trung Quốc tại nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite), với ý định mỗi bên sẽ kiểm soát các khu vực biển thuộc xung quanh nhóm đảo mà họ đang kiểm soát, nhưng các hành động này của Việt Nam Cộng hòa đã làm suy giảm lợi thế của Trung Quốc. Và, vì thế, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự như một biện pháp để phục hồi lại vị thế lợi ích của mình tại đây.
Vào đầu những năm 1970, các lợi ích từ tài nguyên biển trên biển Đông trở nên rất quan trọng, đặc biệt tại các khu vực mà các bên tranh chấp.
Năm 1970, Philippines hoàn thành việc khảo sát địa chấn tại các vùng nước xung quanh Trường Sa, và năm 1971 bắt đầu tiến hành khoan thăm dò. Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa cũng bắt đầu việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi, và tháng 7/1973 Sài Gòn đã ký kết 8 hợp đồng khoan thăm dò tại những nơi được cho là có nhiều dầu mỏ trên biển Đông. Tháng 1 và tháng 3/1973, Việt Nam Cộng hòa cũng đã cho tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực xung quanh nhóm đảo Nguyệt Thiềm.
Còn tháng 12/1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công bố cho thấy triển vọng của các giếng dầu ở ngoài khơi Vịnh bắc Bộ, phía bắc của quần đảo Hoàng Sa.
Với những giá trị kinh tế của các nhóm đảo ngoài khơi ngày càng gia tăng, các quốc gia khác cũng bắt đầu giành lấy những cấu trúc tại Hoàng Sa, Trường Sa, ở những nơi mà Trung Quốc hoàn toàn không có sự hiện diện nào. Để củng cố cho các yêu sách của mình, Philippines đã chiếm 5 đảo và đá tại Trường Sa trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1971. Đây là lần đầu tiên Philippines có sự hiện diện tại vùng lãnh thổ tranh chấp này.
Tháng 9/1973, Việt Nam Cộng hòa tuyên bố sáp nhập quần đảo Trường Sa vào địa bàn tỉnh Phước Tuy. Các hành động của các quốc gia này chỉ trong chưa đầy 3 năm đã đẩy Trung Quốc vào thế bất lợi trong tranh chấp này.
Để đáp lại những hành động đó, Trung Quốc quyết định mở rộng sự hiện diện của mình trên những hòn đảo ngoài khơi biển Đông, nơi có ít sự trợ giúp của các lực lượng hải quân của các quốc gia khác.
Đặc biệt, sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo thuộc do Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Trung Quốc đã sử dụng các ngư dân để gia tăng sự hiện diện của họ trên vùng biển nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) từ năm 1973. Ngày 9/1/1974, các ngư dân Trung Quốc từ đảo Hữu Nhật (Robert) áp sát tới gần đảo Hoàng Sa (Pattle) - nơi mà Việt Nam Cộng hòa đang đóng quân trên đó. Ngày 11/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc công khai thách thức Tuyên bố tháng 9/1973 của Việt Nam Cộng hòa.
Giữa tháng 1/1974, các tình huống đối đầu trở nên căng thẳng hơn. Tiếp theo các tuyên bố của Bắc Kinh, Sài Gòn gửi thêm một số tàu chiến tới khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen), trục xuất các ngư dân Trung Quốc ra khỏi khu vực này. Từ đó đã dẫn tới sự kiện ngày 19-20/1/1974, mà sau đó Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự của mình.
Kết luận
Mục đích làm gia tăng vị thế lợi ích là mô tả rõ nhất lý do vì sao và khi nào Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ của họ với các quốc gia khác. Hoàng Sa là một ví dụ cụ thể, Trung Quốc đã cho thấy sự quyết đoán của họ khi vị thế của họ trong tranh chấp bị sụt giảm, đặc biệt khi gặp một đối thủ không mạnh hoặc khi Trung Quốc kiểm soát rất ít, hoặc gần như chưa kiểm soát phần lãnh thổ đang tranh chấp đó, Trung Quốc sẽ tìm cách ra tay.
Tuy nhiên cho dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp như vậy cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế về tranh chấp lãnh thổ.
Thế nhưng, những sự kiện đã xảy ra đối với Hoàng Sa năm 1974 luôn là bài học kinh nghiệm xương máu cho không chỉ Việt Nam, mà còn cho tất cả những quốc gia có những tranh chấp lãnh thổ biển với một Trung Quốc hiện tại đầy tham vọng.
Hoàng Việt-Nguồn Vnexpress
một vùng lãnh thổ vẫn đang trong tình trạng tranh chấp, mà đúng hơn là thuộc chủ quyền của Việt Nam thì làm sao thế giới công nhận đó là của Trung Quốc được, cho dù là Trung Quốc có chiếm được cả cái quần đảo Hoàng Sa ấy thì sự thật hiển nhiên vẫn như thế thôi, không thuộc về Trung Quốc và mãi mãi không như vậy! tất cả những đường lối chủ trương đối ngoại với Trung Quốc trong vấn để này đang được Đảng và nhà nước ta làm rất tốt, và ta cũng mong rằng Trung Quốc hiểu được lí lẽ và tuân theo luật quốc tế!
Trả lờiXóamặc dù biết sự thật là như vậy, song Trung Quốc vẫn liên tục có những hoạt động gây sức ép đối với nhà nước ta trong vấn đề tranh chấp này! những hoạt động của ấy của Trung Quốc không những thể hiện sự thiếu tôn trọng của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tình hình chính trị trong nước của chúng ta! tuy vậy, nhưng mọi người cần phải hết sức bình tĩnh, chúng ta có sự đồng thuận của bạn bè quốc tế, cùng với đó là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước ta, ắt mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa!
Trả lờiXóađây mới chính là sự thật lịch sử chúng ta cần phải bảo vệ, chúng ta hãy tìm đến sự thật của lịch sử và thấy rằng, việc chúng ta mất Hoàng Sa không phải do Đảng và Nhà nước ta mà đó chính là do Việt Nam cộng hòa, do việc nhu nhược của các tướng lĩnh Việt Nam cộng hòa, với quân lực mạnh thế mà không thể thắng nỗi Trung Quốc, điều quan trọng hơn nữa là do Mỹ đã không cho Việt Nam cộng hòa thực hiện việc không kít chiếm lại Hoàng Sa với không lực rất mạnh
Trả lờiXóachúng ta phải có cách gì đó để cho mọi người biết đên lịch sử này kìa, chứ tôi thấy trên mạng hiện nay có nhiều kẻ là người của VIệt Nam cộng hòa cũ và các thế lực thù địch cứ tuyên truyền rằng việc mất Hoàng Sa là do Đảng và Nhà nước ta, chúng đang cố đánh tráo lịch sử đánh tráo tội ác của chúng để nhằm làm cho người dân nghĩ sai về Đảng và Nhà nước ta. Lịch sử thì không thể thay đổi, chúng ta phải cho người dân biết những điều này
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa vào năm 1974 là do Việt Nam cộng hòa và do Mỹ, với quân lực mạnh như thế nhưng với sự nhu nhược của những tướng lĩnh Việt Nam cộng hòa, sự hèn nhát của Việt Nam cộng hòa, thêm vào đó là sự phản bội đồng minh mình của Mỹ, đã khiến cho Trung Quốc có cơ hội rất lớn chiếm được Hoàng Sa, giờ đây chúng còn to mồm nói rằng do Đảng và Nhà nước ta nữa chứ, đúng là làm mà không giám nhận, không còn liêm xỉ
Trả lờiXóaVì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam chúng ta vào năm 1974, điều đó cũng rất dễ hiểu khi mà trong thời gian đó, Việt Nam chúng ta đang trong giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến tranh khố liệt giải phóng dân tộc. Lực lượng của ta hầu như không có mặt ở khu vực này mà toàn bộ đang được tập chung vào chiến tranh giải phóng dân tọc. Và lý do nữa đó chính là sự giàu có của Biển Đông mà Hoàng Sa nằm trong đó. Đó chính là những lý do chủ yếu mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của chúng ta.
Trả lờiXóaTrung Quốc là kẻ bỉ ổi, cơ hội, trong khi mà Việt Nam chúng ta đang trong thời gian khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Và lúc này khi mà Hòng Sa vẫn còn đang trong quyền kiểm soát của chính quyền Miền Nam Việt Nam cộng hòa, lực lượng thì yếu. cũng như thấy được những lợi ích mà Hoàng Sa đem lại nên Trung Quốc đã bất chấp tất cả để đánh chiếm Hoàng Sa của chúng ta vào năm 1974.
Trả lờiXóacó lẽ Trung Quốc thì cần gì phải hỏi vì sao! từ bao đời nay, Trung Quốc luôn muốn đi xâm chiếm lãnh thổ của nước khác, mặc dù đến nay họ đã là đất nước có diện tích đứng đầu thế giới song, họ vẫn luôn tìm đủ mọi âm mưu thủ đoạn để chiếm những vùng đất khác! họ là những con người hết sức xảo quyệt và để phục vụ cho những mưu đồ đen tối ấy, họ không từ một thủ đoạn nào! vấn đề Hoàng Sa cũng là một vấn đề tương tự song chúng ta phải hết sức bình tĩnh, Đảng và nhà nước ta vẫn đang làm rất tốt nhiệm vụ lãnh đạo của mình cũng như những chính sách ngoại giao vẫn đang phát huy tốt tác dụng của mình!
Trả lờiXóavì nhận thấy rõ lợi ích to lớn mà các quần đảo ở Biển Đông lại cùng những lợi ích đi kèm rất lớn từ nó khi diện tích lãnh hải được mở rộng sẽ tăng nguồn thu nhập từ đánh bắt hải sản, từ những khoáng sản dưới đáy biển như băng cháy hay dầu mỏ, thu được lượng phí lớn của giao thông qua đường biển nơi đây mà Trung Quốc đã âm mưu chiếm đoạt khá nhiều quần đảo xung quanh biển Đông của các nước. Nhất là trong tình hình 40 năm về trước khi nước ta đang phải đối mặt với chiến tranh xâm lược và sự chia cắt nên không thể đủ mạnh để giữ chủ quyền
Trả lờiXóaMục đích làm gia tăng vị thế lợi ích là mô tả rõ nhất lý do vì sao và khi nào Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ của họ với các quốc gia khác. Hoàng Sa là một ví dụ cụ thể, Trung Quốc đã cho thấy sự quyết đoán của họ khi vị thế của họ trong tranh chấp bị sụt giảm, đặc biệt khi gặp một đối thủ không mạnh hoặc khi Trung Quốc kiểm soát rất ít, hoặc gần như chưa kiểm soát phần lãnh thổ đang tranh chấp đó, Trung Quốc sẽ tìm cách ra tay để có được theo ý muốn
Trả lờiXóavì nhận thấy rõ lợi ích to lớn mà các quần đảo ở Biển Đông lại cùng những lợi ích đi kèm rất lớn từ nó khi diện tích lãnh hải được mở rộng sẽ tăng nguồn thu nhập từ đánh bắt hải sản, từ những khoáng sản dưới đáy biển như băng cháy hay dầu mỏ, thu được lượng phí lớn của giao thông qua đường biển nơi đây mà Trung Quốc đã âm mưu chiếm đoạt khá nhiều quần đảo xung quanh biển Đông của các nước. Nhất là trong tình hình 40 năm về trước khi nước ta đang phải đối mặt với chiến tranh xâm lược và sự chia cắt nên không thể đủ mạnh để giữ chủ quyền
Trả lờiXóavới mục đích làm gia tăng vị thế lợi ích là mô tả rõ nhất lý do vì sao và khi nào Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ của họ với các quốc gia khác. Hoàng Sa là một ví dụ cụ thể, Trung Quốc đã cho thấy sự quyết đoán của họ khi vị thế của họ trong tranh chấp bị sụt giảm, đặc biệt khi gặp một đối thủ không mạnh hoặc khi Trung Quốc kiểm soát rất ít, hoặc gần như chưa kiểm soát phần lãnh thổ đang tranh chấp đó, Trung Quốc sẽ tìm cách ra tay để có được theo ý muốn
Trả lờiXóaTrung Quốc là một đất nước có dã tâm rất lớn, bao đời nay làm hàng xóm của quốc gia này chúng ta đã nhìn thấu tận bản chất của con người quốc gia này, đặc biệt là mưu đồ của những người cầm đầu, thống lĩnh đất nước họ, họ đều có tư tưởng bành trướng lãnh thổ xung quanh, và nước ta là nạn nhân lớn nhất của họ. Sau cả ngìn năm Bắc thuộc đến cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ thì họ vẫn lợi dụng tình hình yếu kém của đất nước thực hiện mục tiêu xâm lược quần đảo Hoàng Sa của chúng ta
Trả lờiXóaVì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của chúng ta? bởi vì đó chính là bản chât xâm lược mà nó đã hình thành từ trong quá khứ lịch sử của Trung Quốc, khi nó xâm chiếm nó trở thành "thói quen". Nhưng cũng phải nó đến vì Hoàng Sa của chúng ta, nó là miến mồi khó có thể bỏ qua đối với Trung Quốc vì sự giàu có của biển đảo nơi đây, vì vị trí chiến lược mà nó sở hữu và cũng vì tình hình lịch sử lúc đó khi mà dân tộc ta đang toàn tâm toàn lực dồn cho việc thống nhất đất nước.
Trả lờiXóaNhân dân ta cần cảnh giác cao độ với mọi hành động diễn biến hòa bình của bọn tàu. Chúng rất thâm độc và tàn bạo
Trả lờiXóaDù gì đu nữa thì hành động của Trung Quốc cũng vi phạm đến độc lập của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về chủ quyền biển đảo, rõ ràng là Trung Quốc không có quyền hạn gì đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả. Và do vậy việc Trung Quốc chiếm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bất hợp pháp, và trái pháp luật, xét cả tình và cả lý thì đều không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaKhi cả về căn cứ pháp lý và căn cứ lịch sử, Trung Quốc không có quyền gì đối với Trường Sa và Hoàng Sa thì việc mà Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế và đi ngược lại với tình cảm láng giềng tốt đẹp của 2 nước. Và như vậy thì việc Trung Quốc chiếm giữ 2 quần đảo này là hoàn toàn bất hợp pháp và không có nghĩa lý gì trong việc khăng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đao Hoàng Sa.
Trả lờiXóaRõ ràng là các nước láng giềng, cũng như các nước trên thế giới đều nhận thấy rằng những việc làm mà Trung Quốc để giành được quần đảo Hoàng Sa là bất hợp pháp, và do vậy các nước này không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa là một điều dễ hiểu, những hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây cũng chỉ cho thấy rằng Trung Quốc đang muốn tham vọng làm bá chủ thế giới, và Trung Quốc chiếm trọn biển Đông cũng là phục vụ cho mục đích đấy.
Trả lờiXóaKhông phải nói gì nữa, hành động mà dùng sức mạnh quân sự để giành lấy những cái của nước này về làm cái của mình là hoàn toàn vô lý, và trái hoàn toàn với pháp luật với pháp luật quốc tế về tranh chấp biển Đông, cũng như nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nước khác trong luật quốc tế. Do vậy, nhân dân tiến bộ trên thế giới sẽ không chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.
Trả lờiXóa