30-4 VÀ MỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ
Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014
Ngày xưa các cụ thường có từ chọn bạn mà chơi; nhưng giờ đây, với chính sách mới đó là toàn cầu hóa, quốc tế hóa, Việt Nam đang tiến hành những chiến lược mới; hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới để có thể tranh thủ phát triển. Nói vậy không phải tất cả đều giống nhau; không phải giờ đây thế giới chuyển sang cái viễn cảnh các nước hợp tác là để giúp đỡ một cách vô tư, trong sáng với nhau để vì một thế giới phát triển; mà nó chỉ là cái vỏ bọc cho những chiến lược tinh vi hơn nhiều so với những thế kỷ trước. Trước đây, các nước có thể đối đầu trực tiếp với nhau, không bao giờ có sự hợp tác; nhưng ngày này thì khác, hợp tác vẫn hợp tác nhưng cái gì đấu tranh vẫn đấu tranh. Như Mỹ đồng minh và Nga, Trung Quốc... là những minh chứng hết sức rõ nét.
Trở lại với Việt Nam, chúng ta cũng vậy, cần hợp tác thật nhiều để tranh thủ những sự hỗ trợ về mặt vật chất cũng như là công nghệ cũng như mở rộng quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên có thấy rằng vẫn có những khó khăn trong các quan hệ hợp tác đó. Sau giải phóng, có nhiều quốc gia đã đặt nền móng quan hệ ngoại giao với chúng ta đầu tiên và họ đã công nhận Việt Nam độc lập; bên cạnh đó những nước thù địch với ta đã có nhiều những chính sách gây bất lợi cho Việt Nam; đã gây ra nhiều hậu quả tới sự phát triển của chúng ta. Ngày nay, những chính sách thù địch đó đã được mềm hóa hơn. Vẫn có hợp tác, và vẫn có sự đấu tranh. Hôm nay, là ngày kỷ niệm sự kiện trọng đại 30-4, giải phóng miền nàm và thống nhất đất nước, Trong không khí tưng bừng và hân hoan của cả dân tộc; thì chúng ta càng thấy rõ hơn,
Từ nhiều ngày trước, trên một số trang như BBC (Chính phủ Anh), RFA, VOA (Chính phủ Mỹ), RFI (Chính phủ Pháp) đã liên tục đưa những bài viết có nội dung xuyên tạc bối cảnh và tính chất của ngày 30-4; thậm chí là ca ngợi chế độ Ngụ cũ và như có hàm ý bội nhọ ngày giải phóng của cá dân tộc Việt Nam. Thực ra những bài viết có nội dung không tốt với Việt Nam của những trang thông tin đại diện cho một số chính phủ vẫn thường được đăng tải; trong dip kỷ niệm ngày thống nhất của người Việt Nam hôm nay thì một lần nữa nó lại được thấy rõ.
Tuy vậy, cũng có thể thấy rằng, vẫn còn có những người bạn trong sáng của chúng ta. Điển hình như nước Nga.
Chúng ta đều biết rằng Việt Nam và LB Nga có mối quan hệ hữu nghị truyền thống từ hơn nửa thế kỷ nay và mốc của nó được chính thức xác nhận vào ngày 30-1-1950. Thế nhưng thực ra quan hệ giữa hai nước đã có từ trước đó rất lâu, từ thời kỳ nước Nga Sa hoàng ở nửa cuối thế kỷ 19, nhiều năm trước Cách mạng Tháng Mười Nga.
Đầu năm 1950, trong khi nhà nước non trẻ của chúng ta đang gặp muôn vàn khó khăn, bị các thế lực thù địch bao vây, cô lập từ nhiều phía, Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác đã chính thức công nhận, thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta, mở ra giai đoạn mới trong phát triển đất nước, khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Suốt trong những năm 50 đến 80 của thế kỷ trước, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô không ngừng được củng cố và phát triển. Cùng với việc ký kết "Hiệp định kinh tế thương mại" (năm 1955) và "Hiệp định trao đổi văn hóa song phương" (năm 1957), quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước phát triển mạnh và rất hiệu quả, đặc biệt là quan hệ hữu nghị nhân dân. Cùng với đà phát triển của cách mạng Việt Nam và sự gia tăng của quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa Liên Xô và Việt Nam là sự giúp đỡ khẳng khái, vô tư và chí tình của các dân tộc trong Liên bang Xô-viết dành cho nhân dân ta trong hơn nửa thế kỷ qua.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô chuyển thành mối quan hệ với Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Với việc hai nước ký "Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ LB Nga và CHXHCN Việt Nam" (năm 1994) và "Tuyên bố chung giữa hai Chính phủ về thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học" (năm 1997), quan hệ hai nước ngày càng khởi sắc, Và trong thời khắc lịch sử 30-4-1975, chính Ban tiếng Việt của đài “Tiếng nói nước Nga”, khi đó có tên là Đài Matxcơva, đã đưa tin đầu tiên về việc Sài Gòn được giải phóng.
Trong ngày kỷ niệm 39 năm giải phóng đất nước, cũng chính đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga" đã gửi lời chúc mừng tới nhân dân Việt Nam; dòng chữ có tựa đề "chúng tôi xin lời chúc mừng chân thành nhất nhân ngày giải phóng tới tất cả các thính giả Việt Nam và những người truy cập website của chúng tôi".
Chỉ đơn giản từ những lời chúc tuy giản dị đó thôi, nhưng nó lại rất có ý nghĩa đối với một dân tộc đã chịu cảnh đô hộ hàng chục năm. Và đó cũng là một trong những yếu tố có thể đánh giá được sự trong sáng, vô tư, tuân thủ nguyên tắc không can thiệp lẫn nhau trong mối quan hệ quốc tế hiện nay.
Khánh Việt
Tags:
Bộ sưu tập,
CHUYÊN MỤC KHÁC
"Trong ngày kỷ niệm 39 năm giải phóng đất nước, cũng chính đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” đã gửi lời chúc mừng tới nhân dân Việt Nam; dòng chữ có tựa đề “chúng tôi xin lời chúc mừng chân thành nhất nhân ngày giải phóng tới tất cả các thính giả Việt Nam và những người truy cập website của chúng tôi“." 1 cường quốc đã gửi lời chúng đến chúng ta thì còn gì phải bàn cãi ở đấy chứ
Trả lờiXóavi to quoc viet nam thi PHAI dap bo cai TO CUC DAI DONG di nhe
Trả lờiXóaĐúng là trong xã hội hiện nay thì chúng ta có thể hợp tác nhưng đằng sau đó vẫn chứa đựng những âm mưu những hoạt động chống phá phá hoại nên việc này cũng cần phải xem xét cho kĩ lưỡng tỉnh táo để có những sự ứng xử cho hợp lí cho phù hợp. Chúng ta nên nghiên cứu xem xét để lựa chọn những đối tác hay có thể gọi là bạn mà chơi để làm sao mang lại được lợi ích nhất.
Trả lờiXóaXã hội hiện nay thì mối quan hệ hợp tác giữa các nước nó luôn ẩn chứa đằng sau đây những nguy cơ những âm mưu để làm sao không những mang lại được sự phát triển cho đất nước mà còn làm sao để cho đối phương suy yếu đi. Thật sự để tìm kiếm được một đối tác một tình bạn trong xã hội hiện nay rất khó nên trong việc này thì đòi hỏi Đảng Nhà nước ta cần phải có những sự nghiên cứu xem xét để hành động ứng xử cho đúng đắn hợp lí.
Trả lờiXóa