CẦN PHẢI TRỪNG TRỊ THÍCH ĐÁNG TRƯỚC NẠN NGHE LÉN ĐIỆN THOẠI
Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014
Quan tâm thông tin những ngày qua chúng ta thấy nổi lên một vụ việc là 14.000 điện thoại ở Việt Nam bị nghe lén. Chuyện bị nghe lén thông qua điện thoại không phải là mới; nhưng đặc biệt trong thời gian gần đây có những vụ việc đã khiến cả thế giới phải kinh hoàng và lên án.
Vụ Scandal việc dọ thám bí mật người dân 2013 dính líu tới những sự kiện xảy ra từ tháng 6/2013, sau khi cựu nhân viên của cơ quan NSA, Adward Snowden, đã công bố những tài liệu mật của cơ quan này. Những tài liệu này cho thấy một cách chi tiết, bằng cách nào Hoa Kỳ và Anh theo dõi người dân một cách rộng lớn thông qua điện thoại và kiểm soát Internet. Ngoài ra các báo chí còn tường thuật là, tình báo của Hoa Kỳ nghe lén cả các tòa đại sứ Âu châu; trong đó có Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp.
Vào ngày 8 tháng 6 2013, tờ The Guardian tường thuật về Boundless Informant. Theo như tờ báo này thì 70 ngàn báo cáo đã được soạn ra từ những tin tức lấy được trên mạng. Sau đó một ngày, vào ngày 9 tháng 6, Edward Snowden, người mà cho tới giữa tháng 5 vẫn còn làm công cho hãng cố vấn Hoa Kỳ Booz Allen Hamilton với công việc quản lý hệ thống máy tính tại NSA, mới tiết lộ là những tin tức đó từ anh mà ra. Theo những tài liệu mà Snowden đã đưa cho tờ Guardian và tờ Washington Post, Cơ quan mật thám Anh Government Communications Headquarters đã dọ thám một cách hệ thống chính trị gia của các nước khác tại cuộc họp mặt thượng đỉnh G20 (Nhóm 20 nước có nền kinh tế quan trọng nhất) tại London. Chả hạn như thư điện tử và máy tính bị dò xét, và một số ngay cả khi cuộc họp thượng định đã kết thúc bằng cách dùng Keylogger để lấy trộm các dữ liệu. Trong các cuộc họp các chính trị gia Anh được cho biết ngay lập tức, các thành viên của các nước khác đã nói chuyện với ai.
Vụ việc đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng và cảm thấy không còn được an toàn bản than.
Trở lại Việt Nam, vừa qua, vụ việc 14.000 điện thoại di động bị nghe lén cũng đã làm trấn động dư luận. Phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao - PC50 cho biết vừa chuyển vụ việc Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng kinh doanh phần mềm nghe lén điện thoại, vi phạm Luật công nghệ thông tin, cho Công an Hà Nội điều tra theo thẩm quyền. Công ty trên do ông Đặng Hồng Đăng làm giám đốc, cấp phó là Nguyễn Việt Hùng, hoạt động kinh doanh liên quan đến xây dựng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin. Từ tháng 6/2013, công ty này phát triển, cung cấp dịch vụ phần mềm có chức năng giám sát điện thoại di động gồm hai gói: cá nhân và doanh nghiệp - phần mềm Ptracker.
Theo cơ quan điều tra, thực chất đây là phần mềm nghe lén điện thoại. Dù khách hàng có mua phần mềm hay không, ngay từ khi cài bản dùng thử Ptracker, điện thoại đã chính thức bị chiếm quyền điều khiển. Tất cả dữ liệu như danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi đi - đến, âm thanh ghi âm xung quanh, hình ảnh, video, thống kê lịch sử truy cập trang web, lộ trình di chuyển, vị trí hiện tại của máy... sẽ được phần mềm lưu lại và đẩy lên máy chủ chỉ khoảng 5-10 phút. Máy chủ này được công ty thuê lại. Khi phần mềm được lưu lại máy chủ, nhân viên kỹ thuật của công ty Việt Hồng có thể xem, xóa, khai thác nội dung dữ liệu đó mà không cần tới tài khoản, mật khẩu của người đã mua phần mềm Ptracker. Nếu khách hàng nộp tiền thì công ty Việt Hồng sẽ cấp tài khoản để khách hàng xem, khai thác nội dung dữ liệu trên máy chủ.
Cũng từ việc đăng ký phần mềm giám sát trên, khách hàng chỉ cần đăng nhập vào trang web của công ty là có thể xem lại tất cả các thông tin của máy điện thoại bị giám sát. Phần mềm này còn có khả năng ra lệnh điều khiển từ xa như: ghi âm xung quanh, nghe âm thanh xung quanh, quay video, chụp ảnh, bật tắt 3G. Ngoài ra, người dùng phần mềm có thể sử dụng điện thoại bất kỳ rồi nhắn tin với các cú pháp định sẵn. Khi có nhu cầu, khách hàng sẽ phải chuyển tiền vào một trong 3 tài khoản hoặc nạp mã số thẻ cào điện thoại cho công ty. Số tiền chuyển vào tuỳ theo gói thời gian sử dụng từ một tháng đến một năm hoặc gói vĩnh viễn, khoảng 400.000 đồng/tháng sử dụng.
“Theo kết luận của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, việc Công ty Việt Hồng lập trình, cài đặt và phát tán phần mềm Ptracker để thực hiện thu thập thông tin riêng của người sử dụng điện thoại và lưu giữ tại máy chủ đã vi phạm Khoản 2 Điều 71 Luật Công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, việc ngăn chặn khả năng của người dùng điện thoại xóa bỏ hoặc hạn chế sử dụng Ptracker của Việt Hồng được cho là vi phạm khoản 4; hành vi chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị số vi phạm khoản 5 Điều 71 Luật Công nghệ thông tin. Còn hành vi làm mất an toàn, bí mật thông tin của người sử dụng điện thoại vi phạm điểm đ, khoản 2 Điều 72 Luật Công nghệ thông tin.
Việc Công ty Việt Hồng quảng cáo trên trang web dịch vụ “theo dõi đối tượng” là dịch vụ cấm kinh doanh (sử dụng bất hợp pháp thông tin riêng, quy định cấm tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet trên mạng)”.
Cơ quan công an vẫn đang trong quá trình điều tra và tiếp tục củng cố hồ sơ. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, vụ việc đã taoj ra một dư luận xấu xung quanh những việc mà công ty Việt Hồng đã làm; nó là tiền đề cho những hành động vi phạm pháp luật tiếp theo; đe dọa trực tiếp tới sự an toàn của những người dùng điện thoại. Những vụ việc thế này cần phải được nghiêm trị và không được phép xảy ra lần thứ hai. Vì quyền lợi của người dân cần phải được đảm bảo tuyệt đối.
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
PHÁP LUẬT
Mỗi một con người ở bất kỳ đâu trên thế giới này đều có những quyền con người cơ bản đó trở thành nguyên tắc của cuộc sống. thật vật với mỗi người dân họ đang sử dụng những quyền cơ bản đó để bảo vệ chính bản thân mình. tuy nhiên như chúng ta đã biết trong năm 2013 vừa qua với thông tin Mỹ mở một chương trình nghe nén khổng lồ trên khắp thế giới. đó đã đánh vào lòng tin của người dân, của những đối tác.
Trả lờiXóanghe nén điện thoại đó là vi phạm đến quyền tự do cá nhân của mỗi con người! cần phải trừng phạt như thế nào đây? khi trong năm 2013 chúng ta được biết đến một chương trình nghe nén toàn cầu mà Mỹ đang thực hiện, và phía Mỹ giải thích điều đó như thế nào? hoàn toàn mất tin tưởng trong thế giới công nghệ bùng nổ?
Trả lờiXóaKhông thể để tình trạng này xảy ra hơn nữa, an ninh thông tin liên lạc bây giờ là cấp thiết hơn bao giờ hết. Mọi người cần phải cảnh giác trước những lời mời chào hấp dẫn cũng như các phần mềm free trên mạng vì chúng ẩn chứa rất nhiều virus cũng như hiểm họa.
Trả lờiXóaViệc nghe lén điện thoại của người khác là thủ đoạn rất hèn hạ. Chúng nó nghe lén rồi ăn cắp thông tin của người sở hữu điện thoại, buôn bán thông tin đó, chúng kinh doanh trên sự đau khổ của người khác. Đúng là vô văn hóa!
Trả lờiXóaKhông ngờ lại có bọn vô lương tâm như vậy. Nghe lén, sao chép thông tin của người khác đem đi bán, lợi dụng thông tin cá nhân của người khác để làm giàu cho mình.
Trả lờiXóaMỹ là một quốc gia luôn tự vỗ vào ngực mình, luôn tự cho mình là một quốc gia tự do, dân chủ tuyệt đối. Nhưng trên thực tế thì thế nào , nội tại nước mỹ vẫn đang tồn tại quá nhiều bất đồng, quá nhiều xung đột, và việc nghe lén điện thoại của chính phủ mỹ là một ví dụ cụ thể cho cái vỏ bọc tự do của mỹ. Đó có lẽ chỉ là một trò hề mà thôi.
Trả lờiXóanhư chúng ta vẫn biết rằng, nước mỹ luôn tự vỗ vào ngực mình là một quốc gia tự do, dân chủ, đó là một đất nước đảm bảo quyền lợi cho người dân, nhưng những gì chúng ta thấy đó là gì? quyền lợi cơ bản của người dân không hề được đáp ứng. quyền riêng tư của người dân không được tôn trọng. Đó là dân chủ, là tự do và nhân quyền ư? thật là nực cười.
Trả lờiXóa