TỰ DO BÁO CHÍ KIỂU MỸ...THẾ NÀY Đ... PHẢI TỰ DO!!!
Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014
Xứ Thanh
Trong các cuộc bút chiến về tự do báo chí, một số người viện dẫn tự do báo chí ở Mỹ như là một mẫu hình, thậm chí là hình tượng duy nhất có. Gần đây, một số sách và tài liệu của một số tổ chức nước ngoài xuất bản ở nước ta cũng một mực ca ngợi tự do báo chí ở Mỹ như một hình mẫu có một không hai. Thậm chí, một số đối tượng hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn thường lấy tự do báo chí ở Mỹ; mang Hiến pháp Mỹ ra để “răn dạy”, để bôi nhọ, và xuyên tạc Việt Nam không có tự do, dân chủ, đặc biệt là tự do báo chí.
Thế nên, tác giả muốn thông qua bài viết này để người đọc có sự tham khảo khách quan về tự do báo chí ở Mỹ, và nhất là qua đó để xem xét rõ các luận điệu xuyên tạc của các đối tượng thù địch với Việt Nam:
Lịch sử nước Mỹ thời kỳ thuộc Anh, báo chí phải được cấp phép và chịu sự kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản. Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 không bao gồm điều khoản về tự do báo chí.
Năm 1791, Quốc hội Mỹ ban hành “Đạo luật về quyền con người” (Bill of Rights) bao gồm 10 điều khoản bổ sung, sửa đổi của Hiến pháp 1787 (còn gọi là 10 Tu chính án).
Trong 10 điều khoản bổ sung đó, Tu chính án thứ nhất quy định quyền TDBC của người dân Mỹ như sau: “Quốc hội sẽ không ban hành một luật nào giới hạn quyền tự do ngôn luận hay quyền TDBC của công dân…”.
Mỹ là quốc gia không có luật báo chí, những gì liên quan đến báo chí chỉ vẻn vẹn được ghi một câu trong Tu chính án lần thứ nhất (Điều bổ sung, sửa đổi) như vậy. Cho nên, không ít người cứ viện dẫn vào điều bổ sung này mà nói rằng, TDBC ở Mỹ là không giới hạn.
Năm 1787, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, người soạn thảo chính bản tuyên ngôn độc lập Mỹ, đã viết: “Nếu tôi buộc phải quyết định xem chúng ta có cần một chính phủ không có báo chí hay có nền báo chí mà không cần chính phủ, tôi sẽ không ngần ngại lựa chọn giải pháp thứ hai”.
Tự do báo chí Mỹ bị chi phối bởi quyền lực chính trị.
Cùng với kinh tế, quyền lực chính trị càng chi phối, kìm chế quyền tự do báo chí của công dân ngày càng quyết liệt hơn.
Rõ ràng là ở Mỹ có TDBC, nhưng sự tự do ấy không dành cho số đông và phải phục vu lợi ích chính trị của Mỹ, trước hết là lợi ích của nhà cầm quyền – chính phủ Mỹ.
Ở Mỹ, chính nhiều người Mỹ cho rằng, hai công cụ chủ yếu được dùng để điều phối tự do thông tin báo chí là sức mạnh quyền lực chính trị và tài chính.
Hai gọng kìm này được coi là công cụ mềm dùng để điều chỉnh các chủ báo. “Chúng ta bị lừa gạt bởi giới cầm quyền, thông tin bị cắt xén, và các cuộc tranh luận bị cản trở. Họ cho rằng như thế là cần thiết để duy trì một nền dân chủ thực sự… Hệ thống báo chí của chúng ta đang trở thành thiên đường của những kẻ lừa dối, ở đó, giá của sự xuyên tạc, bóp méo đã xuống quá thấp.”
Bản báo cáo Xu thế năm 2005 cho thấy, gần 1/2 những người tham gia trả lời phiếu thăm dò nói “Tin tưởng ít hoặc không tin tưởng chút nào” vào báo chí hàng ngày, trong khi năm 1985 chỉ có 16% số người được hỏi có câu trả lời như vậy. Đa số người cho rằng, càng ngày báo chí hàng ngày ở Mỹ bị chính trị chi phối, cho nên họ không tin.
Theo John Nichols và Robert McChesney, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Bush, 20 cơ quan liên bang đã sản xuất và phát sóng hàng trăm mẩu tin với số tiền đầu tư khoảng 254 triệu đô la Mỹ. Nội dung các mẩu tin đề cập đến vấn đề cải cách chương trình chăm sóc người cao tuổi vốn đang gây tranh cãi trong xã hội và dựng lên hình ảnh người dân Mỹ “biết ơn” Tổng thống Bush.
Những mẩu tin hư cấu này được phát sóng trên truyền hình mà không thông báo cho khán giả rằng chúng được sản xuất bởi chính phủ chứ không phải các đài truyền hình.
Ngoài ra, chính quyền Bush đã thuê một số bình luận viên lên truyền hình để ca ngợi chính sách của chính phủ. Một trong số đó là Amstrong Williams. Ông này đã nhận 240.000 đô la từ Bộ Giáo dục để ca ngợi Đạo luật Không bỏ rơi trẻ em.
Đầu năm 2003, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã đầu tư huấn luyện các nhà báo và chi tiền đưa họ đi theo quân đội ra chiến trường chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Iraq, mặc dù trước đó, báo chí hoặc bị cấm đưa tin về chiến trường hoặc được đưa tin nhưng phải theo định hướng của quân đội. Nhà báo kỳ cựu Peter Arnett chỉ vì trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Al-Jazeera không có lợi cho ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến này đã bị hãng NBC đột ngột chấm dứt hợp đồng.
Peter Arnett từng giật giải báo chí Pulitzer khi đưa tin về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam cho hãng thông tấn AP. Ông cũng được đánh giá rất cao vì tác nghiệp xuất sắc trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 khi còn là phóng viên của CNN.
Trong một phóng sự năm 1998, Arnett đã cáo buộc quân Mỹ sử dụng khí độc sarin để giết những người phản bội tại một ngôi làng ở Lào năm 1970. Sau đó, ông bị khiển trách và rời CNN. Ông nói: “Tôi bị sa thải vì đã nói lên sự thật”. Và trong các lần ông bị sa thải khỏi các hang truyền thông, nguyên nhân duy nhất là nói lên sự thật.
Hơn nữa, ở Mỹ, không phải mọi vấn đề đều được công khai với báo chí, ví dụ như chuyện Mỹ tài trợ cho bọn phản động người Việt tiến hành các hoạt động chống phá ta, kích động bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2003.
Ở nước mình, báo chí nói nhiều đến những vấn đề này, còn báo chí Mỹ không dám đề cập. Hàng năm CIA điều phối hàng chục tỷ USD thông qua các quỹ, các tổ chức phi chính phủ để “điều phối tự do thông tin báo chí” nhằm mục đích chính trị thông qua các phương thức “tài trợ”, nhưng báo chí Mỹ cũng không hề đụng chạm đến nguồn tiền và đường đi của những đồng đô-la này.
Nhà sử học Mỹ Howard Zinn mới đây viết trên báo Pháp Le Monde cho rằng, ở nước Mỹ, có 1% số dân nắm gần một nửa của cải của đất nước. Thể chế của chính quyền và nền báo chí Mỹ phục vụ những người giàu nhất và quyền lực cao nhất ở Mỹ.
Nhà báo, giáo sư Mỹ William F. Vu (Đại học tổng hợp Stanford) viết: “Một nền báo chí mà đã trở thành con tin của các tỷ phú, thì không còn là một nền báo chí tự do, cũng như khi nó là con tin trong tay chính phủ” .
Mặt khác, cũng cần phải khẳng định rằng, ở Mỹ cũng có báo chí tiến bộ và nhiều nhà báo tiến bộ, có tâm trong sáng và trách nhiệm xã hội trước công chúng và lịch sử. Không ít nhà báo Mỹ có tài năng và lương tâm nghề nghiệp. Chúng ta trân trọng những bài báo đã nói lên sự thật mà nhiều nhà báo Mỹ đã viết về những điều tốt đẹp mà nhiều nguời Mỹ đã làm để chống lại chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia, hai dân tộc Việt Nam và Mỹ. Họ chính là những người đã thực hiện được ý tưởng của nhà báo Mỹ nổi tiếng J.Pulitzer cách đây hơn một trăm năm khi ông viết (năm 1892): “Một nền báo chí có năng lực, không vụ lợi và có tinh thần hướng về công chúng với những hiểu biết có được từ đào tạo để biết bảo vệ lẽ phải, thì sẽ gìn giữ được sự tốt đẹp của công chúng mà thiếu nó thì chỉ là điều giả dối và là trò hề”.
Hơn một thế kỷ sau, tuyên bố của J.Pulitzer, nhà báo danh tiếng Ben Bardikian viết trong cuốn sách Độc quyền thông tin đại chúng rằng “Phần lớn những gì mà những người Mỹ đọc trong các tờ báo của họ và nhìn thấy trên màn hình đều là sản phẩm của một nhóm những công ty khổng lồ.”
Theo báo cáo điều tra của trường Đại học Sô-nô-ma, vấn đề TDBC ở Mỹ đang bị khủng hoảng. Khi nổ ra cuộc chiến tranh Iraq, các phóng viên Mỹ đã phải ký thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Mỹ viết bài, đưa tin theo sự điều khiển của Lầu Năm góc.
Các phóng viên hầu hết ở phía sau chiến tuyến, viết bài, viết tin dựa vào các tin và tài liệu do trung tâm chỉ huy quân đội Mỹ ở Quartar cung cấp. Chính quyền Mỹ dùng mọi cách ngăn cấm báo chí đưa tin kịp thời và đúng sự thật về chiến tranh Iraq.
Dư luận thế giới cho rằng, trong chiến tranh Iraq, nhiều hãng tin và tờ báo lớn của Mỹ, vì giả dối và chậm trễ, đã thua kém báo chí các nước khác, nhất là kênh truyền hình Al-Jazeera của Qatar.
Từ thực tế trên đây có thể nêu ra một số nhận xét bước đầu về TDBC ở Mỹ như sau.
Một là, luồng ý kiến thứ nhất cho rằng ở Mỹ có TDBC khá hoàn hảo. Cũng như nhiều nước khác, Mỹ đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhất là Tu chính án thứ nhất, bảo đảm cho TDBC hoạt động. Nếu chỉ căn cứ vào Tu chính án thứ nhất thì có thể cho rằng TDBC ở nước này là vô hạn độ; nhưng trong thực tế thì hoàn toàn không như vậy.
Ngoài Tu chính án thứ nhất, quốc hội Mỹ, Tòa án tối cao liên bang và chính quyền các bang đã ban hành hàng trăm văn bản làm công cụ điều chỉnh và hạn chế TDBC, chứ không như một số người lầm tưởng.
Tom McEnroy cũng thừa nhận rằng, “báo chí Mỹ đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là bạn không thể xuất bản những điều có thể gây tổn hạn đến lợi ích của mình. Mỹ là một nước tư bản, và bất kỳ thực thể nào, từ nhà thờ, bệnh viện, đài truyền hình,… trước hết là một doanh nghiệp và phải tự nuôi sống mình. Nếu tôi cho đăng một quan điểm chống Chính phủ, một vài người sẽ không đồng ý và có thể sẽ áp đặt những hình phạt kinh tế đối với tờ báo của tôi để thể hiện sự không hài lòng của mình. Ví dụ, họ có thể kêu gọi những người ủng hộ họ không mua báo của tôi. Tôi cho đăng những bức ảnh khiêu dâm trên báo mình? Chắc chắn độc giả sẽ không đọc báo của tôi nữa, đồng nghĩa với việc khách hàng quảng cáo của tôi sẽ dừng ngay hợp đồng, và đương nhiên tôi sẽ phá sản”.
Hai là, trong thực tế, chính quyền Mỹ đã tìm mọi cách – kể cả dùng quyền lực chính trị và sức mạnh đồng đô-la để thao túng báo chí. Có thể kể ra mấy “chiêu” cụ thể như:
1)Dùng quyền lực chính trị chi phối, lũng đoạn thông tin báo chí (như trên đã dẫn);
2) Tin truyền hình giả mạo, như chính quyền Bush đã chi gần 254 triệu đôla để ca ngợi chính sách của mình, để gây dựng hình ảnh.., thao túng cuộc chiến tranh Iraq. Nói đúng ra là Mỹ đã thực hiện cùng lúc 3 cuộc chiến tranh ở Iraq (2003) – chiến tranh bằng vũ khí nóng, chiến tranh thông tin báo chí truyền thông nhằm đánh vào tâm lý và dư luận xã hội và chiến tranh tài chính – dùng tiền mua chuộc các tướng lĩnh Iraq, cũng như mua chuộc giới truyền thông Mỹ, Anh và các nước đồng minh;
3) Hối lộ các bình luận viên. Chính quyền đã trả những khoản tiền bí mật cho ít nhất ba bình luận viên để họ ca ngợi chính sách của Chính phủ.
4) Tạo mọi điều kiện đẩy nhanh độc quyền truyền thông nhằm tăng cường kiểm soát TDBC thông qua các tập đoàn khổng lồ này. Ví dụ, chính quyền Bush hỗ trợ đằng sau các tập đoàn truyền thông để viết lại luật sở hữu trong lĩnh vực truyền thông, theo đó ủng hộ sự hợp nhất các tập đoàn và kiểm soát độc quyền thông tin thông qua các tập đoàn truyền thông này. “Chừng nào chính quyền chưa giải thích trước Quốc hội về những vụ “tấn công” báo chí, và chừng nào chưa có các tiêu chuẩn bảo đảm các vụ xâm phạm báo chí như vậy không bị lặp lại trong tương lai thì TDBC ở Mỹ vẫn chỉ là trên danh nghĩa”
5) Buộc nhà báo tiết lộ nguồn tin;
6)Đưa tin thiên lệch, bịt miệng báo chí và công kích trực diện, thậm chí đe dọa nhà báo. “Năm 1965, quân đội In-đô-nê-si-a, do Mỹ và CIA cố vấn, trang bị, huấn luyện và tài trợ, đã lật đổ Tổng thống Achmed Sukarno; xóa bỏ Đảng Cộng sản Inđônêsia và các đồng minh của đảng này; giết gần một triệu người (có số liệu còn hơn một triệu). Mãi ba tháng sau, thông tin này mới được tạp chí Time đề cập và thêm một tháng nữa mới được đăng trên tờ New York Times (05/4/1966), nhưng kèm theo một bài xã luận khen ngợi quân đội Inđônêsia đã “hành động kịp thời với sự cẩn trọng nhất… Hơn 40 năm qua, CIA đã can thiệp vào các vụ buôn bán ma túy ở Ý, Pháp, đảo Coóc, Đông Dương, Áp-gha-nít-tan, Trung và Nam Mỹ. Phần lớn các hành động này đã bị điều tra ở Quốc hội những năm 1970, 1980. Tuy nhiên, truyền thông tư bản có vẻ “không hay biết” về vấn đề này.” Bà Merle Ratner – một nhà báo tự do, hiện đang tham gia rất tích cực vào cuộc đấu tranh của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, cho rằng trong dòng truyền thông chính thống (nhật báo, tạp chí, phát thanh và truyền hình) mà mọi người thường đọc và xem, nội dung phải tuân theo những điều mà giới tư bản cho là có thể chấp nhận được. Việc này không thực hiện bằng sự kiểm duyệt trực tiếp của chính phủ đối với tin tức, mà bởi quyền lãnh đạo tư tưởng ở Mỹ (dưới tên gọi “trợ lí truyền thông”). Ở các báo, đài truyền hình, đài phát thanh lớn, bất kỳ phóng viên nào tuyên bố (kể cả không phát sóng) rằng họ là cộng sản thì có thể sẽ bị sa thải ngay lập tức. Những nhà báo viết bài vượt qua ranh giới hệ tư tưởng thường bị thất nghiệp. Ví dụ, nhà báo đoạt giải Pulitzer Gary Webb viết một loạt bài gây chấn động về hoạt động buôn bán ma túy của CIA. Bài báo đã gây nhiều tranh cãi khiến anh ta bị đuổi việc và sau đó đã tự vẫn.
Hiện tại, theo bình chọn của các nhà nghiên cứu, Mỹ đứng thứ 23 thế giới về tự do báo chí. Đây không phải là thứ bậc cao.
Phần lớn thông tin báo chí bị khống chế bởi các tập đoàn lớn, các tập đoàn này có quan hệ chặt chẽ với chính phủ. Bởi vậy mà báo chí Mỹ không thể có tự do rộng rãi. Đúng là so với nhiều phần khác trên thế giới, nước Mỹ có thể là “rộng mở” hoặc “tự do” về báo chí hơn một chút bởi do ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp truyền thông, nhưng báo chí ở Mỹ vẫn tồn tại những vấn đề nghiêm trọng của nó.
Thực tế là tin tức hiện nay đã trở nên lá cải hóa, chủ yếu dành cho giải trí; các “ngôi sao” được lên truyền hình hoặc radio nhiều hơn tin tức thật sự, và tin tức quốc tế thì chưa bao giờ là tâm điểm trừ khi nó có liên quan đến nước Mỹ theo cách nào đó.
Bà Gabriela Martinez cũng khẳng định rằng, truyền thông Mỹ không phục vụ tầng lớp lao động. Mỗi tờ báo có một mục đưa tin về các tập đoàn, các doanh nghiệp, nhưng chỉ một vài tờ ít ỏi dành “đất” cho các vấn đề của người dân lao động.
Thêm vào đó, báo chí không thể đưa tin về các vụ tham nhũng hoặc những hạn chế chính sách của Chính phủ cho đến khi các vụ việc bị đưa ra ánh sáng và quá muộn để khắc phục sự cố. Nhiều tờ báo, đài truyền hình đang “tẩy chay” đưa những tin tức thực sự công chúng cần mà tập trung vào các câu chuyện giật gân về những người nổi tiếng…
James Rhodes, nhà báo tự do Mỹ, đã bị tờ Coosa News (bang Alabama) sa thải vì viết bài xã luận chỉ trích một nghị sĩ đảng Cộng hòa. Ông cũng bị dọa giết vì bài viết trên tờ Plain Talker về cái chết của Timothy McVey, cựu binh Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh, sau khi ông này bị một bệnh viện của Mỹ từ chối chữa bệnh.
“Nhà tôi ở Arizona đã bị ném bom xăng vào đêm Halloween năm 1990. Tôi cũng bị một nhân viên quân đội cảnh báo nên dừng những hoạt động của mình. Tiếp đó, nhà một người hàng xóm của tôi ở Camp Hill bị đốt cháy vì bị nhầm với nhà tôi.”
Ba là, sự thật hiển nhiên là tự do báo chí ở Mỹ không có hơn gì các nước khác; càng không thể là biểu tượng, đỉnh cao hay chuẩn mực mà nhờ đó Mỹ có quyền phán xét vấn đề này ở các nước khác.
Tháng 12/2007, đài BBC đã tiến hành khảo sát 11.344 người tại 14 nước về TDBC. Riêng đối với Mỹ, kết quả khảo sát cho thấy, 53% người Mỹ cho rằng báo chí Mỹ được tự do đưa tin không thiên lệch. Con số này thấp hơn so với mức trung bình trung của thế giới (56%).
Ngoài ra, người Mỹ cũng chỉ trích hoạt động của báo chí nước mình khi chỉ có 30% tin rằng báo chí đã đưa tin chính xác và trung thực, so với 43% của thế giới.
Bốn là, từ thực tiễn nghề nghiệp, hầu hết các nhà báo Mỹ đặc biệt chú trọng tính khách quan của sự kiện, tôn trọng và bảo vệ nguồn tin. Bởi vì nếu đưa tin sai sự thật hoặc sự thật không được kiểm chứng, thì hoặc rất dễ bị vào tù hoặc phải đền hàng triệu đô la do đối mặt với các vụ kiện cáo.
Mặt khác, không ít nhà báo Mỹ sẵn sàng chấp nhận vào tù bởi nhất quyết chống lại tòa án vì không tiết lộ nguồn tin – để bảo vệ nguồn tin đến cùng.
Đó cũng là đạo đức nghề nghiệp và thái độ tự chịu trách nhiệm được đề cao, chứ không phải thông tin sai sự thật nhưng không chịu cải chính và xin lỗi mà “đọc lại cho rõ”, “nói lại cho rõ”. Cho nên ở khía cạnh nào đó, làm báo ở Mỹ khó khăn phức tạp hơn nhiều.
Rõ ràng là, nếu như “ở Ba Lan, cứ 2 người có 3 ý kiến khác nhau”, thì ở Mỹ, vấn đề TDBC cũng không kém phần phức tạp, giữa có hay không có TDBC, và có ở mức độ nào về quyền TDBC và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Không thể chối bỏ rằng ở Mỹ có TDBC, nhưng TDBC ấy không như nhiều người lầm tưởng, mà nó luôn bị quyền lực chính trị và sức mạnh đồng đôla chi phối, điều chỉnh và lũng đoạn.
Nếu như ở Mỹ, công dân có quyền dùng súng; và không ít trường hợp ngưới ta sử dụng quyền ấy để xả súng giết chết hàng chục người một lúc; thì chính quyền Mỹ cũng như các tập đoàn truyền thông siêu quốc gia cũng tha hồ tự do dùng quyền lực và tiền bạc chi phối, lũng đoạn TDBC vì lợi ích nhóm, chứ không vì lợi ích nhân dân Mỹ, mà thường được nhân danh vì lợi ích nước Mỹ.
Như vậy, nguyên lý cơ bản mà Các Mác đã nêu ra cách đây hơn trăm năm, rằng không nên bàn đến có hay không có TDBC; TDBC bao giờ cũng có, vấn đề là tự do cho ai và tự do để làm gì, vẫn giữ nguyên giá trị. Bởi vì trong xã hội có giai cấp và còn sự khác biệt về lợi ích nhóm, báo chí luôn thuộc về một giai cấp nhất định, thậm chí thuộc về một nhóm người nắm giữ quyền lực chính trị hoặc kinh tế – tài chính. Bởi vì việc giao tiếp, trao đổi, chia sẻ và truyền bá thông tin, thể hiện ý chí và nguyện vọng của con người trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng luôn luôn và chủ yếu nhằm thực hiện mục đích –lợi ích nào đó, trước hết là mục đích và lợi ích chính trị hay lợi nhuận. Mà chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, như V.I. Lê-nin đã khẳng định.
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
Ở Mỹ chúng ta thấy biểu tượng nữ thần tự do! để nói lên được con người ở đây hướng tới những giá trị chân lí của cuộc sống. nhưng đã từ lâu rồi chúng ta chưa thấy được người Mỹ phát huy tác dụng theo những mong muốn của mình! nhìn xem vào cuộc chạy đua khoa học công nghệ người Mỹ luôn đi đầu những ứng dụng hàng đầu lại được chạy đua để sản xuất vũ khí. thật nguy hiểm với một đất nước chỉ với suy nghĩ hùng bá thế giới bỏ mặc những giá trị tốt đẹp của cuộc sống
Trả lờiXóaTự do! hai tiếng tự do nói thì thật đơn giản nhưng chúng ta biết đấy tự do luôn có một cái giá để đánh đổi lại! đất nước ta để được tự do phải đấu tranh trong hàng chục năm, để lại sau hai chữ tự do là xương máu, là linh hồn dân tộc.
Trả lờiXóatự do không thể nói, ngụy biện như người Mỹ vẫn tuyên bố với thế giới như vậy. họ là người gây ra những cuộc chiến đẫm máu nhất, họ cũng là đất nước đứng trên giá trị tự do của dân tộc khác.
Cứ ca ngợi chúng nó có tự do báo chí đi, các ông có giỏi các ông sang Mỹ viết báo chửi chính quyền nó xem, chả chết bất đắc kỳ tử, không kịp hiểu vì sao mình lại chết ý chứ.
Trả lờiXóaỞ Mỹ là gì có tự do báo chí, ở mỗi bang, ngay cả các tiểu bang cũng có các quy định khác nhau, không thống nhất. ở đó lơ ngơ là vào tù hoặc bị phạt tiên lớn ngay.
Trả lờiXóa"Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?" đó chính là câu nói của Bác Hồ khi đứng dưới chân tượng Nữ thần tự do lần đầu tiên năm 1913! và chỉ thế thôi, chúng ta cũng thấy được phần nào về đất nước Mỹ!
Trả lờiXóaMỹ là một đất nước tự do, dân chủ, là một đất nước có môi trường sống như thiên đường và đó chính là những gì mà bọn rận chủ phản động trong nước ta đang mơ ước cũng như đang ảo tưởng! hãy nhìn vào một góc tối nào đấy của Mỹ xem, liệu rằng còn bao sự bất công, còn bao sự nghèo đói tồn tại trên cái chốn thiên đường ấy nữa! chả riêng gì báo chí đâu, còn nhiều lĩnh vực khác nữa mà mọi người có lẽ chưa hiểu hết được!
Trả lờiXóabáo chí của Mỹ chả phải được tự do gì đâu! chính vì những cái quy định về quyền tự do báo chí ở Mỹ không rõ ràng và quá ngắn gọn đã khiến cho việc các nhà cầm quyền có thể dễ dàng chi phối báo chí theo hướng có lợi cho mình! mà thực chất thì các tờ báo, các trang báo của Mỹ cũng hầu hết được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của nhà cầm quyền Mỹ, tất cả đều phải được sự cho phép và giám sát đặc biệt!
Trả lờiXóaMỹ thì lúc nào chả vậy, lúc nào họ cũng tự cho mình là một đất nước đứng đầu về tất cả mọi mặt, họ nói họ dân chủ, nhân quyền, tự do nọ, tự do kia, nhưng cuối cùng thì nó cũng chỉ ở trong một vài lĩnh vực nào đấy thôi, còn trong nhiều mặt khác ở đất nước ấy, người ta chắc chắn sẽ thấy những điều bất công! còn trơ trẽn hơn nữa khi mà họ cứ muốn những nước khác phải học hỏi họ, lên mặt dạy bảo nước khác!
Trả lờiXóangười dân Mỹ bị theo dõi trên mọi nẻo đường, ngay cả việc truy cập internet của người dân cũng bị nhà nước quản lí chặt chẽ! báo chí à? những thông tin mà báo chí đăng tải đều phải qua những khâu kiểm duyệt khắt khe nghiêm ngặt và những tin bài đăng đều phải đảm bảo là không ảnh hưởng gì tới lợi ích của giai cấp cầm quyền! chỉ cần để ý chút thôi, có lẽ mọi người sẽ thấy những điều nghịch lí ở Mỹ thôi!
Trả lờiXóaMỹ là một đất nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới với tiềm lực mạnh mẽ về tất cả các lĩnh vực trọng yếu! tuy nhiên thì điều ấy không đồng nghĩa với việc Mỹ là một đất nước hoàn hảo với tất cả những điều tốt đẹp! mọi vấn đề về tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận đều phải nằm trong một khuôn khổ nhất định và đều không được gây ảnh hưởng tới những quyền lợi của đảng cầm quyền! như vậy thôi có lẽ mọi người cũng đã hiểu!
Trả lờiXóaTrong các cuộc bút chiến về tự do báo chí, một số người viện dẫn tự do báo chí ở Mỹ như là một mẫu hình, thậm chí là hình tượng duy nhất có. Nhưng trên thực tế, chúng ta đã không ít lần cái quyền tự do báo chí đó được chính phủ mỹ bóp chặt, điều chỉnh vì những âm mưu chính trị của mình. Đó là một thực tế.
Trả lờiXóachúng ta vẫn biết, vẫn quen với hình ảnh rằng, mỹ luôn tự cho mình là một quốc gia với những chính sách hàng đầu về tự do báo chí, tự do ngôn luận. nhưng trên thực tế thì vẫn còn đó quá nhiều những hành động , việc làm bóp nghẹt tự do báo chí, để lấp liếm đi những sai phạm của chính quyền, sự thật trái ngược với những gì mà nước mỹ nói. Chúng ta phần nào hiểu được bản chất của việc đó.
Trả lờiXóaở đâu thì cũng thế thôi, tự do được tôn trọng và bảo đảm nhưng nó cũng phải trong khuôn khổ nào đó, không thể nói tự do là muốn làm gì thì làm được, báo trí cũng như thế, không thể nói tự do báo trí là ông có thể vẽ hươu vẽ vượn tùy ý được.
Trả lờiXóatự do dân chủ kiểu mĩ thì thôi xin, không bền được lâu đâu, nhìn những gì mà nước mĩ làm thì có thể nhận xét rằng cái gọi là dân chủ của nước mĩ cũng chỉ là một con số o và cũng chẳng có gì mà áp đặt cho việt nam chúng ta cả, suy cho cùng thì không nên nghe những gì mĩ làm, không nên
Trả lờiXóaNgười mỹ luôn tự hào về những gì mình có là tự do, những sự thực thì không phải như thế, điều đó cả thế giới này có thể biết được. tự do không thể nói, ngụy biện như người Mỹ vẫn tuyên bố với thế giới như vậy. họ là người gây ra những cuộc chiến đẫm máu nhất, họ cũng là đất nước đứng trên giá trị tự do của dân tộc khác.
Trả lờiXóaTự do báo chí của Mỹ là gì thì mình không cần biết, nhưng mà mình cũng cảm thấy là nền báo chí này cũng chẳng khác gì là cỗ máy của chính phủ Mỹ để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của họ mà thôi. Tự do mà sao người ta lại không dám nói lên những tội ác của nước Mỹ, mà chỉ thấy những điều tốt đẹp thôi? Tự do kiểu này thì tự do làm gì?
Trả lờiXóaNước Mỹ cũng có tự do báo chí sao? Nghe mà thấy buồn cười thế nào ấy nhỉ. Nếu nước Mỹ có tự do báo chí thì sao mấy bài báo nước họ thì xuất ngày nói về những việc làm tốt của họ, còn những việc xấu thì sao lại chẳng thấy đưa đâu? Trong khi những việc xấu của Mỹ thì đâu phải ít, ít nhất là về vấn đề nhân quyền thì nhiều vô kể
Trả lờiXóaTự do báo chí thì nói chung ở đâu cũng như nhau mà thôi, đều là phục vụ cho bộ máy chính quyền cả. Chẳng ở đâu có chuyện là tự do báo chí mà báo chí nước đó đi nói xấu chế độ đó được, chắc chắn là sẽ bị chính quyền trừng phạt ngay. Ở Mỹ cũng thế, bởi thế nên họ chẳng thế nói ai được là tự báo chí phải như thế này hay như thế kia được
Trả lờiXóaĐúng là chỉ có những kẻ phản động chống đối Đảng, nhà nước Việt Nam chúng ta thì chúng mới có thể lấy cái tự do báo chí, tự do dân chủ kiểu Mỹ và vẫn thường lấy cái tự do ấy cũng như mang Hiến pháp Mỹ ra để “răn dạy”, để bôi nhọ, và xuyên tạc Việt Nam không có tự do, dân chủ, đặc biệt là tự do báo chí. Nó hoàn toàn là không phù hợp và đáng bị trừng trị một cách thích đáng để chúng không còn xuyên tạc như vậy nữa.
Trả lờiXóaVâng cái gì nó chẳng nói dối được,,,, tự do hay khủng bố cũng đều giống nhau cả thôi
Trả lờiXóaVậy mà lúc nào Mỹ cũng vỗ ngực tự hào là tự do báo chí và tự cho Mỹ cái quyền đi phán xét đất nước khác. Bản thân Mỹ vẫn còn tồn tại quá nhiều vấn đề tiêu cực cũng như ngày càng chi phối chặt chẽ báo chí. Thế này thì không thể tin được những thông tin mà Mỹ đưa ra rồi
Trả lờiXóamỹ luôn tự hào mình là một nước có đầy đủ nhân quyền tự do để đi can thiệp vào các nước khác nhưng nhìn lại xã hội nước mỹ mà xem các bạn có thấy nhân quyền hay tự do được thể hiện hay không hay sự phân hóa giàu nghèo quá rõ nét.báp trí ở mỹ cũng vậy cũng đâu có thể viêt gì thì viết chúng ta cũng thấy báo trí mỹ chỉ đề cập đên nhưng điểm tôt của mỹ vậy chẳng nhẽ mỹ không có mặt xấu sao.điều này chả ai tin được.
Trả lờiXóađọc bào này tôi mới biết đúng là tự do kiểu Mỹ có khác nó khác xa hoàn toàn tự do kiểu chúng ta. đến chính phủ còn đi hối lộ ba bình luận viên để họ ca ngợi chính sách của Chính phủ. thì làm sao còn gọi là tự do được nữa.vậy mà Mỹ vẫn liên tực sử dụng tự do này tự do nọ để can thiệp vào nước khác.hìa
Trả lờiXóamỹ đã cso lần dùng tự do báo trí để nói các nước khác này nọ là không có tự do báo trí nhưng chúng ta hãy nhìn xem thực trang nội bộ nước mỹ mà xem.chính phủ mỹ luôn xit chặt việc báo tri viết bài những bài mà noi xấu hay phản ánh tình hình mỹ mà bất lợi cho chính phủ thì ắc hẳn không được đăng,vậy là tự do hay sao.hay tự do kiểu Mỹ khác thường như vậy
Trả lờiXóaDùng quyền lực chính trị chi phối, lũng đoạn thông tin báo chí.Tin truyền hình giả mạo hay thuê bình luận viên để ca ngợi chính phủ đó là tự do báo tri mà Mỹ luôn tự hào phải không.như vậy thì chúng ta không làm được là đúng rồi vì báo trí chúng ta là phản ánh sự thật chứ không phải làm theo chính phủ yêu cầu.
Trả lờiXóaBạn có bị sao ko vậy? Báo chí nước ta toàn bộ đều là báo chí nhà nước, tuyệt đối không có báo tư nhân. Báo chí VN còn phải qua kiểm duyệt, chống lại Đảng và Nhà nước là đi tù. Vì thế cũng hay bưng bít, sai lệch thông tin lắm đó. Nhiều người phải tìm đến các trang báo nước ngoài để tìm đọc, kể cả báo chí phản động. Thế nên mới hiểu giờ có nhiều nhà rận chủ là thế.
Trả lờiXóaChẳng nước nào muốn báo chí viết xấu về mình cả, nước nào cũng vậy. Mĩ cũng thế, chả hề "Tự do báo chí" như những gì người khác nhìn vào đâu.
Trả lờiXóa