HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN MINH TÔN GIÁO VÌ HÒA BÌNH - SỰ KIỆN ĐÁNH DẤU
BƯỚC NGOẶT LỚN
Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014
Hôm nay, 20 tháng 9 năm 2014, tại Hàn Quốc, lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh liên minh tôn giáo vì hòa bình thế giới đã được tổ chức tại Hàn Quốc, thu hút khoảng 1.500 lãnh đạo thuộc các tôn giáo trên toàn thế giới. Sự kiện này đánh dấu bước quan trọng trong quá trình hoạt động của các tôn giáo cũng như lịch sử của thế giới vì một thế giới hòa bình.
Trong lịch sử và hiện tại, các tôn giáo luôn là yếu tố hết sức quan trọng và không thể thiếu được đối với con người. Tôn giáo đã ra đời từ rất lâu và nó đóng góp rất lớn tới sự phát triển của thế giới; nền văn minh của nhân loại, các giá trị đạo đức, kiến trúc…
Tuy nhiên, lịch sử và hiện tại cũng đánh dấu những tiêu cực từ tôn giáo; đó là việc lợi dụng yếu tố tôn giáo để thực hiện những âm mưu đen tối; sự cực đoan của nhiều hệ phái tôn giáo… Như chúng ta đang thấy rất rõ thời gian gần đây, cả thế giới đang đặc biệt quan tâm và bức xúc trước những hành động cực đoan, dã man của những phần tử cực đoan tự xưng là “Nhà nước Hồi giáo”. Những hành động đó chỉ là ví dụ rất điển hình, minh chứng cho những tội ác được con người ta gây ra dưới cái danh lợi dụng tôn giáo.
Những yếu tố tiêu cực đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động và danh tiếng của các tôn giáo; mà cùng với những yếu tố ảnh hưởng tới hòa bình thế giới đã đặt đặt vai trò của các tôn giáo đối với thế giới cần được nâng lên một bước.
Chính vì vậy, tiền đề cho vai trò đó được thể hiện qua hội nghị giữa các tôn giáo được tổ chức tại Hàn Quốc ngày hôm nay.
Hội nghị được kỳ vọng sẽ là bước khởi đầu quan trọng nhằm tìm ra giải pháp để giải quyết gốc rễ những xung đột và chủ nghĩa cực đoan trên thế giới hiện nay. Xây dựng một liên minh tôn giáo vì hòa bình được Hội nghị thượng đỉnh xem là chìa khóa để ngăn ngừa xung đột và chủ nghĩa cực đoan trên thế giới ngày nay.
Ông Aleem Said Ahmad Basher, Tổ chức Hồi giáo Jamiatu Mindanao, Philippines cho rằng: “Bản thân từ Islam cũng mang hàm nghĩa hòa bình. Chúng tôi, những người Hồi giáo không bao giờ muốn chiến tranh. Và người Hồi giáo sẽ vận động hơn nữa cho hòa bình để mỗi người đều luôn thường trực trong đầu một suy nghĩ, hòa bình là điều tốt. Chẳng hạn như những tổ chức như Nhà nước Hồi giáo, họ đang mượn tôn giáo để thực hiện những âm mưu chính trị của mình. Đạo Hồi phải ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan đó”.
Thế giới ước tính, hiện có 500.000 tôn giáo đang tồn tại. Trong 7,2 tỉ dân trên trái đất, có 85% là những người theo đạo. Không khó hiểu vì sao nhiều ý kiến cho rằng, các cuộc xung đột trong thế kỷ 21 sẽ là các cuộc xung đột giữa các tôn giáo.
Hội nghị thượng đỉnh liên minh tôn giáo vì hòa bình thế giới đặt một mục tiêu khá tham vọng, thúc đẩy ký kết một hiệp ước quốc tế giữa các tôn giáo và quốc gia để ngăn cấm tiến hành chiến tranh.
Ông Man Hee Lee, Chủ tịch Tổ chức vận động hòa bình HWPL, Hàn Quốc khuyến nghị: “Hãy đừng tiếp tục chạy theo ngăn ngừa xung đột tại một khu vực nhất định. Chúng ta phải giải quyết tận gốc rễ của mọi cuộc xung đột trên toàn cầu. Chúng tôi kêu gọi lãnh đạo các quốc gia đi đến một thỏa thuận thiết lập luật pháp quốc tế nhằm cấm phát động chiến tranh mọi cuộc chiến tranh dưới bất kỳ hình thức nào”.
Các tôn giáo không phải là các nhà nước độc lập, cho nên những gì được nêu ra trong Hội nghị không có sự ràng buộc cao; chính vì vậy người ta kỳ vọng nhiều vào vai trò của Liên Hợp quốc trong việc gắn kết các tôn giáo và phát huy vài trò to lớn của các tôn giáo trong việc duy trì hòa bình thế giới. Cần có nhiều thêm những Hội nghị như vậy; khuyến khích thêm nhiều các tôn giáo khác trên thế giới tham gia để tầm ảnh hưởng của Hội nghị ngày càng được mở rộng.
Khánh Việt
Tags:
AN NINH QUỐC PHÒNG,
Bộ sưu tập
hy vọng qua hội nghị này thì thế giới tôn giáo sẽ ngày càng lớn mạnh hơn nhưng cũng phải thể hiện rõ nét những tôn chỉ, những ý nghĩa mà tôn giáo mang lại cho dân chúng. Chứ không phải để những kẻ xấu xa lơi dụng tôn giáo vào những mục đích tiêu cực khác nhau, gây hại cho nhân loại, tiêu biểu như nhà nước hồi giáo khủng bố cực đoan IS đang làm hại người lành
Trả lờiXóaTôn giáo không phải là một nhà nước, nó sinh ra để phục vụ tất cả người dân trên thế giới, nó hướng con người đến cái thiện chứ không phải tiến hành cái ác, việc các kẻ cực đoan lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để tiến hành hoạt động chống đối, gây hại cho nhân loại cần phải bị tiêu diệt và trừng trị.
Trả lờiXóahội nghị thượng đỉnh liên minh tôn giáo lần này sẽ là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển các tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới! với mỗi con người thì ai ai cũng có những quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng khác nhau! Việt Nam chắc chắn cũng sẽ đảm bảo đầy đủ tất cả những quyền và cố gắng phát triển tất cả những tôn giáo chính thống trong đất nước!
Trả lờiXóavấn đề tôn giáo trên thế giới trong thời gian gần đây cũng đang có nhiều bất ổn, đặc biệt là nhà nước Hồi giáo IS tự xưng ở khu vực Trung Đông đã gây ra biết bao tổn thất! có lẽ sẽ rất khó khăn trong vấn đề giữ vững hòa bình, cũng như thành lập những liên minh tôn giáo hòa bình đúng nghĩa! mong là sau hội nghị thượng đỉnh lần này, cục diện các hoạt động tôn giáo trên thế giới sẽ có những thay đổi tích cực hơn!
Trả lờiXóavấn đề tôn giáo tín ngưỡng đối với bất cứ quốc gia nào đều là một vấn đề nan giải và còn rất khó để đáp ứng được hết mọi tâm tư nguyện vọng của bà con giáo dân! tuy nhiên thì với hội nghị thượng đỉnh lần này về vấn đề liên minh tôn giáo vì hòa bình thì mong sau khi hội nghị kết thúc, mỗi tôn giáo, mỗi tín ngưỡng sẽ có những con đường đúng đắn để phát triển tôn giáo của mình!
Trả lờiXóaLần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh liên minh tôn giáo vì hòa bình thế giới đã được tổ chức tại Hàn Quốc, thu hút khoảng 1.500 lãnh đạo thuộc các tôn giáo trên toàn thế giới! và trong hội nghị lần này được tổ chức nhằm tìm ra những nguyên nhân gây ra xung đột và tìm ra gốc rễ của những xung đột đó, giải quyết và kết nối các tôn giáo lại với nhau!
Trả lờiXóaThế giới ước tính, hiện có 500.000 tôn giáo đang tồn tại. Trong 7,2 tỉ dân trên trái đất, có 85% là những người theo đạo. Không khó hiểu vì sao nhiều ý kiến cho rằng, các cuộc xung đột trong thế kỷ 21 sẽ là các cuộc xung đột giữa các tôn giáo.Hội nghị thượng đỉnh liên minh tôn giáo vì hòa bình thế giới đặt một mục tiêu khá tham vọng, thúc đẩy ký kết một hiệp ước quốc tế giữa các tôn giáo và quốc gia để ngăn cấm tiến hành chiến tranh.
Trả lờiXóagần đây nhất là vấn đề Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS, nhưng có lẽ chúng ta cần phải hiểu rõ rằng đấy không phải là những người Hồi giáo thực sự và chắc chắn với những tôn giáo chính thống họ không mong muốn có những cuộc xung đột kiểu ấy! mong rằng Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ giải quyết được hết các mối xung đột đang tồn tại trên thế giới!
Trả lờiXóatrong thời gian gần đây, phải nói một điều là 80 phần trăm các cuộc xung đột diễn ra ở các quốc gia đều xuất phát từ những xung đột tôn giáo! tiêu biểu nhất chính là Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở khu vực Trung Đông trong thời gian gần đây! hội nghị thượng đỉnh lần này được tổ chức với mong muốn giải quyết tận gốc những xung đột kiểu ấy! mong là hội nghị sẽ có được những kết quả thuận lợi!
Trả lờiXóatôn giáo luôn là một vấn đề nan giải và để giải quyết được những vấn đề tôn giáo cần có những tổ chức, những liên hiệp quốc tế có tiếng nói đứng ra làm chủ sự! ngay tới cả Việt Nam chúng ta, vấn đề tôn giáo luôn là vấn đề bị các thế lực rận chủ phản động lợi dụng, xuyên tạc nhằm phá hoại đất nước, lừa gạt người dân!
Trả lờiXóahuy vọng sau hội nghị này liên minh tôn giáo có thể đua ra được những tôn chỉ những ý nghĩa nhất định cho cuộc sống của nhân dân. không để những kẻ xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo để làm truyện xấu gây ảnh hưởng đến hòa bình của các nước.
Trả lờiXóatôn giáo luôn hướng con người ta đến sự yên bình thịnh vượng, hướng con người ta tơi cái thiện đẩy lùi cái ác. nhưng hiện nay có một số phần tử cực đoan lợi dụng vấn đề tôn giáo kích động những tín đồ gây hại cho nhân loại. hy vọng rằng sau hội nghị này nhân dân có thể nhận thức đúng không để các bọn xấu lợi dụng nữa
Trả lờiXóavấn đề tôn giáo không phải chỉ riêng một nước nào cả mà nó là vấn đề của cả thế giới noí chung.Thế giới ước tính, hiện có 500.000 tôn giáo đang tồn tại.vì vậy rất cần có những hội nghị như thế này giúp các tôn giáo có thể gần lại với nhau tránh những sự xung đột gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Trả lờiXóatôn chỉ của các tôn giáo chính là mang lại sự yên bình cho nhân loại lấy con người làm gốc nhưng gần đây các bạn thấy đấy những vấn đề xung đột tôn giáo các phần tử cực đoan kích động nó đã làm mất cái bản chất thật sự ma tôn giáo muốn mang lại cho nhân dân. rất cần có những hội nhgij như thế này để thống nhất các tôn giáo thống nhất mục tiêu và huwogns giải quyết
Trả lờiXóaVấn đề về tôn giáo luôn là một vấn đề rất được quan tâm của toàn nhân loại. Nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo của con người thì chắc chắn ai cũng có. Vì thế nếu tôn giáo có thể giúp hướng con người đến việc tốt, việc thiện lương thì đó là một việc làm vô cùng tốt.
Trả lờiXóaTất cả các tôn giáo đều có mục đích tốt nhưng không phải người nào cũng tốt vì thế rất nhiều kẻ lợi dụng tôn giáo nhằm đạt được những mục đích cá nhân của riêng mình. Những kẻ đó cần phải được đấu tranh loại bỏ vì sự nguy hại của chúng là rất lớn.
Trả lờiXóaNhững tôn giáo có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của người dân. Vì thế tôn giáo có thể giải quyết rất nhiều việc bởi uy tín của những người trong tôn giáo luôn là rất lớn, họ luôn nhận được sự ủng hộ tin tưởng tuyệt đối của giáo chúng.
Trả lờiXóa